Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương “các định luật bảo toàn” vật lý 10 nhằm phát triển năng lực tư duy của học sinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN THỊ KIM PHƯỢNG
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
CHƯƠNG "CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN"
VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TƯ DUY CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành : Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí
Mã số : 8.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Đà Nẵng – Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Quang Lạc
Phản biện 1: PGS. TS Phạm Xuân Quế
Phản biện 2: TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Khoa học giáo dục họp tại Trường Đại học Sư
phạm vào ngày 22 tháng 12 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng:
đổi mới mục tiêu giáo dục phải song hành với đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm giúp học sinh phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phát triển các năng lực bản thân.
Thực tiễn dạy học cũng cho thấy môn Vật lí được giảng dạy
ở các trường phổ thông phổ biến vẫn là cách dạy thông báo sẵn, cách
học thụ động, sách vở thiên về truyền đạt kiến thức và rèn luyện kĩ
năng giải bài tập theo lối mòn, học sinh làm đi làm lại cho thành thục
để hoàn thành các bài kiểm tra mà chưa phát huy hết năng lực học
sinh.
Trên tinh thần vừa đáp ứng các yêu cầu của việc đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục vừa định hướng phát triển năng lực tư duy
của học sinh, tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ
thống bài tập chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 nhằm
phát triển năng lực tư duy của học sinh” làm đề tài luận văn của
mình.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy có rất ít các tài liệu và
công trình nghiên cứu xây dựng một cách hệ thống và đề cập đầy đủ
về việc sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực tư duy.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được các biện pháp phát triển năng lực tư duy cho học
sinh thông qua việc xây dựng và sử dụng các bài tập chương “Các
định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT.
2
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp và sử dụng chúng trong dạy
học bài tập chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT thì có
thể phát triển năng lực tư duy của học sinh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học bài tập vật lí với việc phát triển năng lực tư
duy của học sinh và hoạt động dạy và học chương “Các định luật bảo
toàn” Vật lí 10 THPT theo hướng phát triển năng lực tư duy của HS.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Dạy học bài tập theo định hướng phát triển năng lực tư duy ở
chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực tư duy và các biện pháp
phát triển năng lực đó trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, về các
bài tập và vai trò của nó trong phát triển năng lực tư duy của HS.
Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tư duy của học
sinh thông qua việc xây dựng và sử dụng các bài tập.
Nghiên cứu đặc điểm của chương “Các định luật bảo toàn”
Vật lí 10 THPT.
Thiết kế tiến trình dạy học có sử dụng các biện pháp đã đề
xuất trong chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để đánh giá
kết quả và rút ra kết luận.
7. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp: nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực tiễn,
thực nghiệm sư phạm, thống kê toán học.
3
8. Đóng góp của luận văn
- Xây dựng được hệ thống bài tập phát triển năng lực tư duy
của học sinh chương ”Các định luật bảo toàn” Vật lí 10.
- Đề xuất được các biện pháp phát triển năng lực tư duy của
học sinh khi dạy học bài tập chương ”Các định luật bảo toàn” Vật lí
10.
- Xây dựng được bộ công cụ đánh giá năng lực phát triển tư
duy trong dạy học bài tập chương ”Các định luật bảo toàn” Vật lí 10.
- Soạn thảo được tiến trình dạy học một số bài học sử dụng bài
tập phát triển năng lực tư duy của học sinh chương ”Các định luật
bảo toàn” Vật lí 10.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng
lực tư duy của học sinh trong dạy học bài tập chương “Các định luật
bảo toàn” Vật lí 10 THPT.
Chương 2. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy
học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 nhằm phát triển năng
lực tư duy của học sinh.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
BÀI TẬP CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÍ
10 THPT
1.1. Cơ sở lí luận về năng lực tư duy
1.1.1.Khái niệm năng lực tư duy
1.1.1.1. Khái niệm tư duy
Tư duy như một quá trình, bao gồm các giai đoạn kế tiếp
nhau: xác định nhiệm vụ cần tư duy; huy động kiến thức đã biết để
hình thành cách giải quyết; giải quyết vấn đề. Như vậy, tư duy là sự
giải quyết vấn đề thông qua những tri thức và kĩ năng trí tuệ đã nắm
được từ trước diễn ra trong bộ não.
1.1.1.2. Năng lực tư duy
Năng lực tư duy của học sinh là khả năng tự suy nghĩ, tự tìm
tòi nghiên cứu để tìm ra phương thức chiếm lĩnh tri thức hay hoàn
thành hoạt động nào đó mà mình hướng tới. Phát triển năng lực tư
duy là phát triển khả năng tự nhận thức, tìm tòi, suy nghĩ, tự phát
hiện vấn đề và tìm cách giải quyết được vấn đề gặp phải.
1.1.2.Các năng lực thành phần và mức độ thể hiện của năng lực tư
duy
Dựa vào tính chất và kết quả của quá trình tư duy, ta có thể
phân loại: năng lực tư duy tích cực, năng lực tư duy độc lập và năng
lực tư duy sáng tạo. Năng lực tư duy tích cực dựa vào tính tích cực
nhận thức của học sinh trong quá trình học tập. Năng lực tư duy độc
lập được hiểu là dựa vào sự tự suy nghĩ của bản thân, có tính độc lập,
không chịu tác động từ bên ngoài. Năng lực tư duy sáng tạo là khả
năng tự khám phá, tự tìm ra những cái mới (phương pháp mới, kiến
5
thức mới) trên cơ sở kĩ năng và kiến thức đã tiếp thu.
1.1.3. Vai trò của phát triển năng lực tư duy trong dạy học
Dạy học là hoạt động có tác dụng giúp cho người học lĩnh
hội hệ thống tri thức và rèn luyện kĩ năng kĩ xảo tương ứng đồng thời
cũng phát triển được năng lực và phẩm chất trí tuệ. Nhờ đó năng lực
sẽ không bị yếu đi hoặc mất đi nếu dạy học được thực hiện theo
hướng phát triển năng lực tư duy.
1.1.4. Cách kiểm tra đánh giá năng lực tư duy của học sinh
Trong luận văn này, chúng tôi đề cập đến việc sử dụng bài tập
để kiểm tra đánh giá năng lực tư duy của học sinh.
1.2 Cơ sở lí luận về bài tập phát triển năng lực tư duy trong dạy
học vật lí
1.2.1. Bài tập phát triển năng lực tư duy trong dạy học vật lí
Bài tập là phương tiện thực hành được sử dụng thường xuyên
trong dạy học vật lí. Bài tập phát triển năng lực tư duy chính là các
bài tập mà đối với học sinh đó là quá trình đi tìm lời giải. Qua quá
trình đó, phát triển được khả năng tự tìm tòi, suy nghĩ và tìm được
cách giải quyết vấn đề.
1.2.2. Vai trò của bài tập phát triển năng lực tư duy trong việc thực
hiện mục tiêu môn học
Việc dạy học bài tập phát triển tư duy cho học sinh có tầm
quan trọng đặc biệt, nó kích thích tính độc lập sáng tạo, trau dồi khả
năng tự học, học sinh không thụ động tiếp thu kiến thức bằng cách
nghe thầy giảng mà học tích cực bằng hành động của chính mình.
1.2.3. Các hình thức thể hiện bài tập phát triển năng lực tư duy
Hiện nay có hai hình thức thể hiện bài tập phát triển năng lực
tư duy ở trường trung học phổ thông là câu hỏi (hoặc bài tập) nhiều
lựa chọn trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận.
6
1.2.4. Phương pháp giải bài tập vật lí phát triển năng lực tư duy
Về phương pháp giải bài tập vật lí có 4 bước cụ thể như sau:
1) Tìm hiểu đầu bài.
2) Xây dựng lập luận và tìm hướng giải bài tập.
3) Giải bài tập theo định hướng đã đề xuất của mình.
4) Kiểm tra và biện luận kết quả.
1.3. Các biện pháp phát triển năng lực tư duy trong dạy học bài
tập vật lí
Biện pháp 1: Sử dụng bài tập trong mọi giai đoạn của bài học.
Biện pháp 2: Sử dụng phối hợp trắc nghiệm tự luận với trắc
nghiệm khách quan.
Biện pháp 3: Sử dụng bài tập một cách đa dạng.
1.4. Điều tra thực trạng, năng lực tư duy của học sinh thông qua
bài tập
1.4.1. Mục đích điều tra
Mục đích điều tra về thực trạng dạy học giải bài tập vật lí nói
chung và về chương các định luật bảo toàn nói riêng.
1.4.2. Đối tượng điều tra
Điều tra, khảo sát thực tế một số trường THPT trên địa bàn
TP. Đà Nẵng.
1.4.3. Phương pháp điều tra
Điều tra giáo viên và học sinh.
1.4.4. Kết quả điều tra
Đã tiến hành điều tra tại trường THPT Ngũ Hành Sơn và thu
được một số kết quả về tình hình dạy giải bài tập vật lí của giáo viên
và tình hình hoạt động giải bài tập vật lí của học sinh.
1.4.5. Đề xuất tiêu chí và thiết kế thang đo đánh giá các mức độ
năng lực tư duy của học sinh thông qua bài tập
7
Các tiêu
chí
Hành vi
Các mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
1. Tìm
hiểu,
phân tích
bài tập.
Phân tích
được bài tập
cụ thể.
Không phân
tích được
hoặc phân
tích sai bài tập
cụ thể.
Phân tích
được bài tập
cụ thể nhưng
phải nhờ sự
trợ giúp của
người khác.
Phân tích
được bài tập
cụ thể đầy đủ,
rõ ràng một
cách độc lập.
2. Xây
dựng lập
luận và
tìm
hướng
giải bài
tập.
Xác lập các
mối quan hệ
giữa cái đã
cho và cái
cần tìm, các
phép biến
đổi toán học
liên quan đến
bài tập cụ
thể.
Không thể
xác lập các
mối quan hệ
giữa cái đã
cho và cái cần
tìm, các phép
biến đổi toán
học liên quan
đến bài tập.
Xác lập các
mối quan hệ
giữa cái đã
cho và cái
cần tìm,
nhưng chưa
tìm được các
phép biến đổi
toán học liên
quan đến bài
tập hoặc phải
nhờ sự trợ
giúp của
người khác.
Xác lập được
các mối quan
hệ giữa cái đã
cho và cái cần
tìm, tìm được
các phép biến
đổi toán học
liên quan đến
bài tập một
cách độc lập.
3. Giải
bài tập
theo
định
hướng
của
mình.
Giải bài tập
cụ thể theo
định hướng
của mình.
Không thể
giải bài tập cụ
thể theo định
hướng của
mình.
Giải bài tập
cụ thể nhưng
có nhìn bài
bạn hoặc có
tham khảo ý
kiến giáo
viên hoặc có
sai sót.
Giải bài tập
cụ thể theo
định hướng
của mình một
cách độc lập.
8
Các tiêu
chí
Hành vi
Các mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
4. Kiểm
tra và
biện luận
kết quả.
Kiểm tra và
biện luận kết
quả một bài
toán cụ thể.
Không thể
kiểm tra và
biện luận kết
quả một bài
toán cụ thể.
Kiểm tra và
biện luận kết
quả bài toán
cụ thể nhưng
có sự trợ
giúp của
người khác
hoặc có sai
sót.
Kiểm tra và
biện luận kết
quả bài toán
cụ thể một
cách độc lập.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã nghiên cứu các vấn đề lí luận
quan trọng, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy việc xây dựng và sử
dụng bài tập hướng đến phát triển năng lực tư duy của học sinh là
thực sự cần thiết. Ở chương 2 chúng tôi sẽ xây dựng hệ thống bài tập
phát triển năng lực tư duy cho học sinh đồng thời thiết kế tiến trình
dạy học một số kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” có sử
dụng bài tập phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
9
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG
DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT
LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA
HỌC SINH
2.1. Vị trí, nội dung và mục tiêu dạy học chương “Các định luật
bảo toàn” Vật lí 10 THPT
- Chương “Các định luật bảo toàn” có một vị trí đặc biệt
trong chương trình vật lí học. Kiến thức trong chương này gắn liền
với những ứng dụng thực tiễn trong kĩ thuật và đời sống, vì năng
lượng luôn luôn là khái niệm vật lí quan trọng nhất. Học sinh sẽ học
thêm được nhiều khái niệm mới trừu tượng và được bổ sung những
kiến thức sâu hơn so với chương trình trung học cơ sở.
- Từ mục tiêu về chuẩn kiến thức và kĩ năng có thể tóm tắt
nội dung của chương “Các định luật bảo toàn” bằng sơ đồ cấu trúc:
10
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực tư duy
chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT
2.2.1. Các bài tập về động lượng và định luật bảo toàn động
lượng
Bài 1: Đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi:
- Cầu thủ A bằng một cú đá vô lê đã đưa bóng vào lưới đối
phương.
- Hòn bi-a đang chuyển động nhanh, chạm vào thành bàn đổi
hướng.
- Hai viên bi đang chuyển động ngược chiều đến va chạm
vào nhau, sau va chạm cả hai viên bi đều bật ngược trở lại.
1. Hãy cho biết trong các ví dụ trên, các vật đã chịu tác dụng
của ngoại lực trong thời gian dài hay ngắn? Và những lực tác dụng
đó có độ lớn như thế nào? Kết quả là các vật có thay đổi trạng thái
chuyển động không?
2. Hãy tìm thêm các ví dụ khác về va chạm giữa hai vật mà
em biết?
Bài 2: Một lực ��⃗ không đổi tác dụng lên một vật khối lượng
m đang chuyển động với vận tốc ��⃗ 1⃗. Trong khoảng thời gian ∆��, vận
tốc của vật biến đổi thành ��⃗⃗2⃗.
a, Tìm gia tốc của vật?
b, Tính xung lượng của lưc ̣ F
r
theo
1
v
r
;
2
v
r
và m?
Bài 3: Trên măt ph ̣ ẳng nằm ngang hoàn toàn nhẵn có 2 viên
bi đang chuyển đông va ch ̣ am v ̣ ào nhau.
+ Tim đ ̀ ô ̣ biến thiên đông lư ̣ ơng c ̣ ủa mỗi viên bi trong
khoảng thờ
i gian va cham ̣ t .
+ So sánh đô ̣biến thiên đông lư ̣ ơng c ̣ ủa 2 viên bi.
+ So sánh tổng đông lư ̣ ơng c ̣ ủa hê ̣trước & sau va cham. ̣
11
Bài 4: Một vật có khối lượng m1, chuyển động trên một mặt
phẳng ngang nhẵn với vận tốc
1
v
r
, đến va chạm với vật khối lượng
m2 đang nằm yên trên mặt phẳng ngang ấy. Biết rằng sau va chạm hai
vật nhập làm một, chuyển động với vận tốc
v
r
. Xác định
v
r
?
Bài 5: Một em bé đang thổi hơi vào quả bong bóng. Khi
bóng căng, do sơ ý bóng tuột ra khỏi tay. Quả bóng chuyển động như
thế nào? Vì sao?
Bài 6: Một tên lửa ban đầu đang đứng yên. Khi lương kh ̣ í có
khối lương m ph ̣ ut ra ph ̣ ia sau v ́ ớ
i vân t ̣ ốc
v
r
thì
tên lửa có khối
lương M s ̣ ẽchuyển đông th ̣ ế nào? Tinh v ́ ân t ̣ ốc của nó ngay sau khi
khíphut ra? ̣
Bài 7: Một quả bóng có khối lượng 400 g chuyển động với
vận tốc 10 m/s theo phương ngang, đập vào bức tường và bật ngược
trở lại với cùng vận tốc cũ. Biết thời gian va chạm là 0,5 s. Độ biến
thiên động lượng của quả bóng và xung lực của tường tác dụng lên
quả bóng là bao nhiêu?
Bài 8: Hai xe lăn khối lượng 10 kg và 2,5 kg chuyển động
ngược chiều nhau trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát với
vận tốc tương ứng là 6 m/s và 2 m/s, đến va chạm với nhau. Sau va
chạm, chúng dính vào nhau và chuyển động với cùng một vận tốc v.
Tính v?
Bài 9: Hãy mô tả và giải thích chuyển động của các loài mực
và sứa ở trong nước?
Bài 10: Một phi hành gia rời khỏi tàu và làm việc ngoài
khoảng không vũ trụ. Sau khi làm việc xong họ muốn trở về tàu của
mình. Hãy đề xuất một phương án đơn giản giúp phi hành gia trở lại
tàu.
2.2.2. Các bài tập về động năng
12
Bài 11: Tác dung 1 l ̣ ưc ̣
r
F
không đổi lên môt ṿ ât c̣ ó khối
lương m l ̣ àm vât ḍ ich chuy ̣ ển theo hướng của lưc ̣
r
F
vân t ̣ ốc của vât ̣
thay đổi từ
r
1
v
đến
r
2
v .
a. Tính công của lưc ̣
r
F
?
b. Nếu v1 = 0 thìcông của lưc ̣
r
F
bằng bao nhiêu?
c, Cho biết mối liên hê ̣giữa công của lưc t ̣ ác dung v ̣ à đô ̣biến
thiên đông năng? ̣
Khi nào động năng của vât tăng? Khi n ̣ ào động năng của vât ̣
giảm?
Bài 12: Môt ngư ̣ ờ
i có khối lương 50kg ng ̣ ồi trong môt ô tô ̣
có khối lương 1200kg đang ch ̣ ay ṿ ớ
i vân t ̣ ốc 72km/h.
a. Tính động năng của hê ̣ô tô và ngườ
i?
b. Tính động năng của ngườ
i?
c. Có
thể vẽđươc véctơ đ ̣ ộng năng hay không?
2.2.3. Các bài tập về cơ năng
Bài 13: Một quả bóng được một người tung thẳng đứng lên
cao. Bằng kiến thức đã biết của bản thân, em hãy trả lời các câu hỏi:
+ Trong quá trình tung, độ cao và vận tốc của quả bóng thay
đổi như thế nào?
+ Trong quá trình rơi, độ cao và vận tốc của quả bóng thay
đổi như thế nào?
+ Từ đó, cho biết động năng và thế năng của quả bóng trong
2 quá trình trên thay đổi ra sao?
+ Nhận xét về mối quan hệ giữa thế năng và động năng?
Bài 14: Môt ṿ ât c̣ ó khối lương m chuy ̣ ển đông trong tr ̣ ong ̣
trường từ vi ̣tríM đến N.
+ Trong quá trình chuyển động của vật, động năng và thế
năng biến đổi như thế nào?