Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng và sử dụng bộ  câu hỏi kiểm tra đánh giá cho chương “Sinh trưởng và phát triển” –Sinh học 11  theo hướng nâng cao năng lực người học
PREMIUM
Số trang
140
Kích thước
763.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1313

Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá cho chương “Sinh trưởng và phát triển” –Sinh học 11 theo hướng nâng cao năng lực người học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN MINH CHÂU

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHO CHƯƠNG “SINH TRƯỞNG

VÀ PHÁT TRIỂN” - SINH HỌC 11 THEO HƯỚNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Sinh học

Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hà

Thái Nguyên - 2015

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Châu

XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG KHOA

CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN

HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Thị Hà

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn – TS. Nguyễn Thị Hà đã

tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm –

Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Sinh, phòng Sau Đại học, các thầy cô

giáo đồng môn Sinh, các anh chị trong tập thể lớp LL & PPDH Sinh học K21 đã

động viên, chỉ dẫn, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tác

giả học tập và làm luận văn tại trường.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Thanh Oai

A, THPT Thanh Oai B, THPT Nguyễn Du (huyện Thanh Oai, Hà Nội) cùng các

thầy, cô giáo đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả tiến hành thực nghiệm

thành công.

Cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tác giả trong quá

trình thực hiện đề tài.

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Châu

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan............................................................................................................i

Lời cảm ơn ..............................................................................................................ii

Mục lục ..................................................................................................................iii

Các từ viết tắt trong luận văn...................................................................................v

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ....................................................................................vi

Danh mục các hình ................................................................................................vii

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI........................................................6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới liên quan tới đề tài...6

1.1.1 Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài.......................6

1.1.2 Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài...................7

1.2 Những vấn đề chung về câu hỏi và năng lực..................................................8

1.2.1 Khái niệm câu hỏi .......................................................................................8

1.2.2 Khái niệm năng lực ..................................................................................10

1.2.3 Những vấn đề liên quan tới câu hỏi theo định hướng năng lực........................13

1.2.4 Phân loại câu hỏi theo định hướng năng lực ..............................................15

1.2.5 Yêu cầu đối với việc biên soạn các câu hỏi theo định hướng năng lực.......19

1.3 Kiểm tra, đánh giá, đánh giá năng lực ..........................................................20

1.3.1 Kiểm tra ....................................................................................................20

1.3.2 Khái niệm đánh giá ...................................................................................21

1.3.3 Đánh giá năng lực .....................................................................................22

1.4 Hệ thống các hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực ..........24

1.4.1 Đánh giá quá trình (Formative assesment).................................................24

1.4.2 Đánh giá đầu ra/ đánh giá thực ..................................................................26

1.4.3 Đánh giá tổng kết ......................................................................................26

Kết luận chương 1 ...............................................................................................27

iv

Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

CHO CHƯƠNG “SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN” - SINH HỌC 11

THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ...............................28

2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung các chủ đề trong chương “Sinh trưởng và phát

triển” - SH 11.....................................................................................................28

2.2 Nguyên tắc thiết kế câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực..................29

2.3 Xây dựng bộ câu hỏi dựa trên thang đánh giá nhận thức theo quan điểm của Nitko....31

2.4 Quy trình xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng

tiếp cận năng lực................................................................................................33

2.5 Ví dụ minh họa thiết kế câu hỏi theo hướng nâng cao năng lực cho người học

cho chủ đề: "Sinh trưởng và phát triển" - SH 11.................................................35

2.5.1 Chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở thực vật” ...........................................35

2.5.2 Chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật – một số bệnh do rối loạn nội

tiết ở người”.......................................................................................................40

Kết luận chương 2 ...............................................................................................47

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................48

3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ...............................................48

3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm ................................................................48

3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .........................................................48

3.2 Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm...............................................48

3.2.1 Đối tượng của thực nghiệm sư phạm.........................................................48

3.2.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm.................................................................50

3.4 Cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm..........................................51

3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm......................................................................51

3.5.1 Kết quả khảo sát đối với giáo viên................................................................51

3.5.2 Kết quả bài kiểm tra của HS.....................................................................53

Kết luận chương 3 ...............................................................................................63

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................................64

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................65

PHỤ LỤC

v

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT Chữ viết tắt Đọc là

1 BT Bài tập.

2 CH Câu hỏi.

3 ĐGQT Đánh giá quá trình.

4 ĐGLH Đánh giá lớp học.

5 ĐG Đánh giá.

6 GV Giáo viên.

7 HS Học sinh.

8 KT Kiểm tra.

9 KTDH Kỹ thuật dạy học.

10 KTĐG Kiểm tra đánh giá.

11 NL Năng lực.

12 QTDH Quá trình dạy học.

13 PPDH Phương pháp dạy học.

14 SGK Sách giáo khoa.

15 SH Sinh học.

16 THPT Trung học phổ thông.

17 TLTN Trả lời trắc nghiệm.

18 TNKQ Trắc nghiệm khách quan.

vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang

Bảng 1.1 Một số điểm khác biệt cơ bản giữa đánh giá theo năng lực và đánh giá

theo kiến thức, kỹ năng..........................................................................................23

Bảng 2.1 Thang đánh giá nhận thức theo quan điểm của Nitko..............................32

Bảng 2.2 Các NL hướng tới trong chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở thực vật”...37

Bảng 2.3 Ma trận câu hỏi đánh giá các mức năng lực cần đạt trong chủ đề “Sinh

trưởng và phát triển ở thực vật ” ............................................................................38

Bảng 2.4 Các NL hướng tới trong chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật -

một số bệnh rối loạn nội tiết ở người”....................................................................42

Bảng 2.5 Ma trận câu hỏi đánh giá các mức NL cần đạt trong chủ đề: “Sinh trưởng

và phát triển ở động vật – một số bệnh do rối loạn nội tiết ở người” ......................43

Bảng 3.1 Các thành phần GV tham gia trưng cầu ý kiến........................................49

Bảng 3.2 Số lượng HS của các trường THPT tham gia thực nghiệm......................49

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tính đa dạng và thực tiễn trong nội dung CH ..............51

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tính phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh .......52

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá tính khả thi của các CH ...............................................52

Bảng 3.6 Tần suất điểm bài kiểm tra tại 3 trường THPT........................................61

Sơ đồ 1.1 Hệ thống các hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực ............... 24

Sơ đồ 2.1 Nội dung Chương “ Sinh trưởng và phát triển” – SH 11 ........................29

Sơ đồ 2.2 Quy trình xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận

năng lực người học ................................................................................................33

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 3.1 Biểu đồ tần số điểm bài kiểm tra 15 phút tại 3 trường THPT..................61

1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Xuất phát từ những văn kiện của Đảng

Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa

trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo

dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh

và bền vững.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo đã xác định: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm

tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan. Việc

thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, cần từng bước theo các tiêu chí

tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp

sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học;

đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường

với đánh giá của gia đình và của xã hội” [35].

Nền giáo dục Việt Nam đang chuyển từ giáo dục định hướng nội dung sang

giáo dục định hướng năng lực. Khác với chương trình định hướng nội dung,

chương trình dạy học định hướng năng lực tập trung vào việc mô tả đầu ra, có thể

coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy

học chuyển từ việc “điều khiển đầu vào” sang “điều khiển đầu ra”, tức là kết quả

học tập của HS.

Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung

dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo

dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung,

phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được

mục tiêu dạy học, tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình

định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường

được mô tả thông qua hệ thống năng lực (Competency). Kết quả học tập mong

2

muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát được, đánh giá được. HS cần đạt được

những yêu cầu đã quy định trong chương trình.

Trong dạy học nói chung và dạy học môn Sinh học nói riêng, vấn đề làm thế

nào để đổi mới KTĐG trong dạy học môn Sinh học không nằm ngoài quy luật đó.

1.2 Xuất phát từ đặc điểm nội dung sách giáo khoa của môn Sinh học 11 ở

trường THPT

Sinh học là môn khoa học tự nhiên vô cùng lý thú và cũng rất gần gũi. Khi

học môn SH, HS có thể phát huy, khai thác trí tưởng tượng và khả năng vận dụng

những hiểu biết thực tế của bản thân trong cuộc sống hàng ngày giúp các em khám

phá và giải thích được các hiên tượng trong cuộc sống, qua đó tạo động lực, niềm

yêu thích môn học ở các em, nhờ đó kiến thức bộ môn được các em nắm chắc và

bền lâu hơn. Do vậy, GV dạy môn SH có nhiều cơ hội phát triển cho HS khả năng

nhận thức và tư duy bằng nhiều các phương pháp và biện pháp khác nhau.

Nội dung chương trình sách giáo khoa SH 11 trình bày các dấu hiệu đặc

trưng của sự sống ở cấp độ cơ thể đó là các quá trình: chuyển hóa vật chất và năng

lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản.

Nội dung kiến thức SH 11 là sự thống nhất các kiến thức Sinh học chuyên

khoa từ các lớp dưới để tạo thành cơ sở kiến thức giúp hình thành những khái niệm,

quy luật Sinh học đại cương. Sự hình thành các kiến thức khái niệm, quy luật này đi

đúng theo quy luật nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Có

thể nói, kiến thức SH 11 là những kiến thức hết sức quan trọng giúp HS nhận biết rõ

những dấu hiệu, bản chất của các sự vật, hiện tượng liên quan tới các hoạt động sinh

lý của cơ thể người, động vật, thực vật trong đời sống, tạo cơ sở để xây dựng các

biện pháp giữ gìn, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường…

Để nâng cao hiệu quả dạy học SH 11 cần có những phương pháp và biện

pháp phù hợp. Bên cạnh việc sử dụng những PPDH và KTDH hiện đại thì đổi mới

KTĐG cũng là một yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng dạy học.

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bộ

câu hỏi kiểm tra đánh giá cho chương “Sinh trưởng và phát triển” – Sinh học 11

theo hướng nâng cao năng lực người học”.

3

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu quy trình xây dựng bộ CH KTĐG chương “Sinh trưởng và phát

triển” - SH 11 theo hướng tiếp cận NL người học và vận dụng vào KTĐG sẽ góp

phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 11 THPT.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quy trình biên soạn và sử dụng bộ CH KTĐG cho các chủ đề trong chương

“Sinh trưởng và phát triển” – SH 11 theo hướng nâng cao NL người học.

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học chương “Sinh trưởng và phát triển” - SH 11.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu xây dựng được bộ CH cho chương “Sinh trưởng và phát triển” – SH11

theo định hướng tiếp cận NL và vận dụng trong khâu KTĐG sẽ góp phần nâng cao

chất lượng dạy học môn SH 11 ở trường THPT.

5. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực.

5.2 Nghiên cứu nội dung chương trình SGK chương “Sinh trưởng và phát

triển” - SH 11 từ đó xác định các chủ đề dạy học, làm cơ sở cho việc xây dựng

bộ CH KTĐG theo hướng nâng cao NL của HS.

5.3 Lập bảng mô tả các mức độ NL mà HS cần đạt được thông qua nội dung

từng chủ đề dạy học trong chương “Sinh trưởng và phát triển” – SH 11.

5.4 Thiết kế bộ CH KTĐG cho từng chủ đề dạy học trong chương “Sinh

trưởng và phát triển” – SH 11.

5.5 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của bộ CH biên soạn.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

*Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Nghiên cứu các văn bản, Nghị quyết của Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào

tạo về đổi mới giáo dục theo định hướng tiếp cận NL.

4

- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học SH; lý luận về vai trò của CH

trong dạy học; thiết kế và sử dụng CH trong dạy học SH; các tài liệu về giáo dục

theo định hướng phát triển NL cho HS; thang đánh giá theo phân loại của Nitkô.

- Nghiên cứu các tài liệu giáo khoa SH ở trường THPT và các tài liệu chuyên

nghành có liên quan để xác định những mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ cần

đạt được của HS.

*Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu để xác

định nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu. Từ đó đề xuất các công việc cụ thể tiến hành

để hoàn thiện đề tài.

*Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của phương

án đề xuất. (Mục tiêu, nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm được trình

bày trong Chương 3)

*Phương pháp thống kê toán học

Thu thập, phân tích số liệu và rút ra kết luận từ những số liệu thống kê.

7. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng bộ CH KTĐG cho chương “Sinh trưởng

và phát triển” - SH 11 theo hướng nâng cao NL người học và tiến hành thực nghiệm tại

3 trường THPT: THPT Thanh Oai A, THPT Thanh Oai B, THPT Nguyễn Du, thuộc

huyện Thanh Oai, Hà Nội.

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Hệ thống hóa được cơ sở lí luận của việc đổi mới KTĐG theo định hướng

phát triển NL và vận dụng thiết kế được bộ CH KTĐG cho chương “Sinh trưởng và

phát triển” – SH 11 theo hướng nâng cao NL người học. Bộ CH gồm các CH tự

luận và trắc nghiệm, đa dạng và phong phú về nội dung, đúng yêu cầu đổi mới

KTĐG theo định hướng phát triển NL người học.

5

9. DỰ KIẾN CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung và phụ lục chính của

luận văn gồm:

- Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài.

- Chương 2: Xây dựng và sử dụng bộ CH KTĐG cho Chương “Sinh trưởng

và phát triển” - SH 11 theo hướng nâng cao năng lực người học.

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới liên quan tới

đề tài

1.1.1 Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về vấn đề đặt câu hỏi (CH) trong dạy học không còn là một vấn

đề mới trên thế giới. Bởi ngay từ những năm trước công nguyên, người ta đã nghiên

cứu bản chất của CH, tầm quan trọng của CH và đặc biệt trong hành động nhận

thức của con người nói chung và trong dạy học nói riêng.

Khổng Tử (551 – 479 TCN) cho rằng khi dạy học là đưa người học vào tình

huống mâu thuẫn, tức là đặt ra cho họ những câu hỏi bẫy để kích thích cho người học.

Dạy học bằng sử dụng CH, BT được các nước phương Tây như Pháp, Mĩ quan

tâm từ rất sớm. Đã có nhiều tài liệu được biên soạn nói về lý luận dạy học theo hướng

khuyến khích sử dụng CH, BT để rèn luyện tính chủ động và sáng tạo ở HS.

Vào những năm 70 của thế kỉ XX, ở Pháp đã xuất hiện nhiều tài liệu lý luận

dạy học theo hướng khuyến khích, tăng cường sử dụng CH, BT để rèn luyện tính

tích cực, chủ động của HS ở các cấp học. Các tác giả của các tài liệu lý luận dạy học

này quan niệm xem CH, BT vừa là mục tiêu, nội dung, vừa là phương pháp, biện

pháp dạy học có hiệu quả.

Ivan Hannel là tác giả cuốn sách “Phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả trong

dạy học”, ông là người nghiên cứu tới vấn đề “Sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong

dạy học”. Ông đã đưa ra một lý luận gần như hoàn chỉnh về cách đặt CH hiệu quả

cao trong dạy học. Ông khẳng định: “Đặt câu hỏi hiệu quả là cách thức giúp học

sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập”. Ông còn đưa ra đầy đủ tác dụng,

các quy tắc và các bước đặt CH hiệu quả trong dạy học.

Ở Liên xô (cũ), đã có nhiều tài liệu của các tác giả đề cập đến mục đích, nội

dung, phương pháp thiết kế và sử dụng cũng như vai trò, giá trị của CH, BT trong

dạy học như: Socolovskia (1971), Abramova, P.B Gopman, Kadosnhicov, Laixeva,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!