Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong tự học chương “Cơ chế di truyền và biến dị” (Sinh học 12)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Phúc Chỉnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95(07): 163 - 166
163
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG TỰ HỌC CHƯƠNG
“CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ” (SINH HỌC 12)
Nguyễn Phúc Chỉnh1*, Phạm Thị Hồng Tú2
1
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên,
2
Trường phổ thông Vùng Cao Việt Bắc
TÓM TẮT
Tự học (TH) là một hoạt động tâm lý đặc trưng của con người. Hoạt động TH là hoạt động tự giác,
tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành động của cá nhân hướng tới những mục tiêu nhất
định. TH là hoạt động không thể thiếu trong quá trình học tập, nó ảnh hưởng tích cực đến kết quả học
tập của học sinh (HS). Có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng quá trình TH, trong đó sử dụng
bản đồ khái niệm (BĐKN) là một hướng ứng dụng đem lại hiệu quả cao. BĐKN là những công cụ
đồ thị, dùng để sắp xếp và trình bày kiến thức, chúng bao gồm các khái niệm (KN) và mối quan hệ
giữa các KN. Giáo viên (GV) có thể sử dụng BĐKN trong tổ chức hoạt động TH của HS hoặc HS
có thể tự xây dựng và khai thác BĐKN. Thông qua việc tự học bằng BĐKN, HS sẽ hiểu; ghi nhớ
và vận dụng kiến thức được tốt hơn.
Từ khóa: bản đồ khái niệm, tự học
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Nâng cao chất lượng dạy học là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo
dục trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao
chất lượng dạy học cần tìm tòi, đề xuất các
phương pháp dạy học nhằm phát huy tính độc
lập, tích cực và sáng tạo của học sinh.
Trong chương trình Di truyền học ở trường
trung học phổ thông có nhiều khái niệm trừu
tượng khó học đối với học sinh. Vì vậy,
chúng tôi đã nghiên cứu sử dụng bản đồ khái
niệm (BĐKN) để giúp học sinh tự học hiệu
quả hơn.
ƯU ĐIỂM CỦA BĐKN TRONG HỌC TẬP
Các BĐKN (Concept maps) là những công cụ
đồ thị, dùng để sắp xếp và trình bày kiến thức.
Chúng bao gồm các KN và mối quan hệ giữa
các KN. Các thuật ngữ trên đường nối là các
từ hay cụm từ chỉ rõ mối quan hệ giữa hai KN
tạo ra mệnh đề. Nói cách khác BĐKN là công
cụ phản ánh vị trí và mối quan hệ giữa các
KN trong một chủ đề khoa học nhất định.
Trong quá trình học tập, việc sử dụng BĐKN
có một số ưu điểm sau:
BĐKN giúp người học ghi tóm tắt bài có hiệu
quả, tăng khả năng nhớ bài, dễ tái hiện và
giúp hiểu bài tốt hơn. Thay vì việc nhớ cả
trang sách HS chỉ việc nhớ những KN then
*
Tel: 0982 116208
chốt do vậy tiết kiệm được nhiều thời gian và
năng lượng cho việc ghi nhớ. Vì bộ não của
chúng ta có khả năng thu nhận và lưu giữ
thông tin ở dạng biểu tượng hoặc hình ảnh
trực quan tốt hơn so với việc ghi nhớ các
thông tin dưới dạng chữ và số do vậy khi thiết
lập các mối quan hệ giữa các KN bằng các
mũi tên và hình ảnh thì việc ghi nhớ sẽ thuận
lợi hơn. Đối với việc vận dụng tri thức, HS
chỉ cần thực hiện một thao tác tư duy là
chuyển từ “ngôn ngữ bản đồ” sang ngôn ngữ
“ngữ nghĩa” việc làm này giúp cho HS vận
dụng kiến thức chính xác và hiệu quả hơn.
BĐKN là công cụ hữu ích để hệ thống hoá
nội dung của tài liệu giáo khoa. Việc tổ chức
tài liệu học tập thành một hệ thống kiến thức
cho phép tạo nên kiến thức tổng hợp cho HS
từ đó có tác dụng rèn luyện cho HS năng lực
tư duy khái quát (tư duy hệ thống), phát triển
tư duy sáng tạo. Đồng thời, qua sự chiếm lĩnh
hệ thống kiến thức ấy mà HS tự bồi dưỡng
được phương pháp tự học, tự nghiên cứu -
đây là một hoạt động có hiệu quả lâu dài, ảnh
hưởng tích cực đến khả năng tư duy và hoạt
động trong suốt cuộc đời của mỗi HS.
Khi BĐKN được thiết lập trên phần mềm
Cmap Tools cho phép liên kết với các tài
nguyên thông tin (các hình ảnh, biểu tượng,
video, âm thanh, các bảng biểu hay những
bản đồ và tài liệu khác) tạo nên một sự tích
hợp giữa BĐKN với công nghệ mới làm cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn