Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “cân bằng của vật rắn” – vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
--------------------------
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC
PHẦN “CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN” – VẬT LÍ 10
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÍ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÍ
ĐÀ NẴNG – NĂM 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
--------------------------
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC
PHẦN “CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN” – VẬT LÍ 10
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
Ngành: Lí luận và PPDH Bộ môn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN BIÊN
ĐÀ NẴNG – NĂM 2020
iii
DANH MỤC VIẾT TẮT
Số thứ tự Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BT Bài tập
2 BTVL Bài tập vật lí
3 CSHV Chỉ số hành vi
4 GV Giáo viên
5 HS Học sinh
6 NL Năng lực
7 NLVL Năng lực vật lí
8 SGK Sách giáo khoa
9 THPT Trung học phổ thông
10 TNSP Thực nghiệm sư phạm
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................. iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................................x
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.....................................................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................4
8. Đóng góp của đề tài.....................................................................................................4
9. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................5
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT
LÍ CỦA HỌC SINH ......................................................................................................6
1.1. Cơ sở lí luận về xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học vật lí nhằm phát triển
năng lực của học sinh ......................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm năng lực.......................................................................................6
1.1.2. Phân loại năng lực.........................................................................................7
1.1.3. Dạy học phát triển năng lực của học sinh.....................................................7
1.1.4. Năng lực vật lí...............................................................................................8
1.1.5. Tiêu chí đánh giá năng lực vật lí của học sinh với việc sử dụng bài tập vật lí
...............................................................................................................................11
1.1.6. Bài tập vật lí phát triển năng lực.................................................................19
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................22
v
1.2.1. Mục đích điều tra ........................................................................................22
1.2.2. Đối tượng điều tra.......................................................................................22
1.2.3. Phương pháp điều tra ..................................................................................22
1.2.4. Nội dung điều tra ........................................................................................22
1.2.5. Kết quả điều tra...........................................................................................23
1.2.6. Đề xuất biện pháp khắc phục......................................................................25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................26
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PHẦN “CÂN BẰNG CỦA
VẬT RẮN” - VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC
SINH .............................................................................................................................27
2.1. Căn cứ để xây dựng bài tập nhằm phát triển năng lực vật lí của HS .....................27
2.1.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng theo chương trình hiện hành...............................27
2.1.2. Yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí mới .....27
2.1.3. Cấu trúc của năng lực vật lí ........................................................................27
2.1.4. Thực tiễn dạy học .......................................................................................27
2.2. Đặc điểm nội dung kiến thức phần “Cân bằng của vật rắn” ..................................27
2.2.1. Giới thiệu chung .........................................................................................27
2.2.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung theo chương trình hiện hành................................28
2.2.3. Yêu cầu cần đạt theo chương trình mới......................................................29
2.2.4. Nội dung kiến thức cơ bản..........................................................................30
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập phần “Cân bằng của vật rắn” nhằm phát triển năng lực
vật lí của học sinh theo các mức độ của chỉ số hành vi năng lực vật lí.........................34
2.3.1. Phân mức độ năng lực cho mỗi bài tập.......................................................34
2.3.2. Nguyên tắc xây dựng ..................................................................................35
2.3.3. Quy trình xây dựng.....................................................................................37
2.3.4. Hệ thống bài tập..........................................................................................39
2.4. Sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học nhằm phát triển năng lực vật lí của HS ..64
2.4.1. Nguyên tắc sử dụng ....................................................................................64
2.4.2. Định hướng sử dụng ...................................................................................65
2.4.3. Quy trình sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng lực .........................66
vi
2.4.4. Thiết kế tiến trình dạy học sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực vật lí
trong phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10.....................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................97
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................98
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của TNSP...........................................................................98
3.1.1. Mục đích TNSP ..........................................................................................98
3.1.2. Nhiệm vụ TNSP..........................................................................................98
3.2. Đối tượng và thời gian TNSP.................................................................................98
3.3. Tiến hành TNSP .....................................................................................................98
3.3.1. Công tác chuẩn bị .......................................................................................98
3.3.2. Kế hoạch TNSP ..........................................................................................98
3.3.3. Nội dung TNSP...........................................................................................99
3.3.4. Phương thức tiến hành TNSP .....................................................................99
3.4. Kết quả và đánh giá TNSP ...................................................................................100
3.4.1. Đánh giá định tính.....................................................................................100
3.4.2. Đánh giá định lượng .................................................................................108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................118
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.........................................................120
PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1
Phụ lục 1. Bài tập phát triển năng lực vật lí phần “Cân bằng của vật rắn” ................PL1
Phụ lục 2. Mục tiêu về chuẩn kiến thức và kĩ năng theo chương trình hiện hành ...PL20
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1 Cấu trúc năng lực vật lí 9
1.2 Rubric đánh giá năng lực vật lí 12
1.3 Danh mục hệ thống bài tập khảo sát 23
1.4 Bảng thống kê các CSHV được đánh giá trong hệ thống bài tập
khảo sát 24
2.1 Bảng tổng hợp mô tả nội dung các bài tập đã xây dựng 39
3.1 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 98
3.2 Danh sách học sinh khảo sát đánh giá năng lực vật lí 99
3.3 Bảng số liệu tổng hợp kết quả thực nghiệm 10 bài tập trong hệ
thống bài tập xây dựng
109
3.4 Bảng tổng hợp điểm số các chỉ số hành vi NLVL của từng HS qua
bài tập 13
112
3.5 Bảng tổng hợp điểm số các chỉ số hành vi NLVL của từng HS qua
bài tập 4
113
3.6 Bảng tổng hợp điểm số các chỉ số hành vi NLVL của từng HS qua
bài tập 17
113
3.7 Bảng tổng hợp điểm số của chỉ số hành vi A6 của từng HS qua các
bài tập
114
3.8 Bảng tổng hợp điểm số của chỉ số hành vi B3 của từng HS qua các
bài tập
115
3.9 Bảng tổng hợp điểm số của chỉ số hành vi C1 của từng HS qua các
bài tập
115
x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số
hiệu
hình
Tên hình vẽ Trang
2.1 Sơ đồ cấu trúc nội dung phần “Cân bằng của vật rắn” 29
2.2 Sơ đồ các bước xây dựng bài tập nhằm phát triển NLVL cho HS 37
3.1 HS quan sát và nhận thức được vấn đề tìm hiểu 100
3.2 HS xây dựng và trình bày phương án thí nghiệm 101
3.3 HS tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận 102
3.4 HS vận dụng kiến thức vật lí đã học 102
3.5 Hình ảnh thực nghiệm tại lớp 10A09 103
3.6a Sản phẩm mức 3 bài tập17 của HS Lưu Quốc Nhật 105
3.6b Sản phẩm mức 2 bài tập 17 của HS Nguyễn Quỳnh Anh 106
3.6c Sản phẩm mức 1 bài tập 17 của HS Đỗ Quang Minh 107
3.7 Một số hình ảnh thực nghiệm trên nhóm HS lớp 10A05 108
3.8 Biểu đồ mô tả số lượng HS làm được theo các mức độ trong mỗi bài 111
3.9 Biểu đồ sự tương quan giữa tổng số mức độ bài tập HS đạt được so
với điểm trung bình môn
111
3.10 Biểu đồ mô tả kết quả đánh giá NLVL của từng HS qua bài tập 13 112
3.11 Biểu đồ mô tả kết quả đánh giá NLVL của từng HS qua bài tập 4 113
3.12 Biểu đồ mô tả kết quả đánh giá NLVL của từng HS qua bài tập 17 113
3.13 Biểu đồ mô tả sự phát triển CSHV A6 của từng HS qua các bài tập 114
3.14 Biểu đồ mô tả sự phát triển CSHV B3 của từng HS qua các bài tập 115
3.15 Biểu đồ mô tả sự phát triển CSHV C1 của từng HS qua các bài tập 115
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay, phát triển năng lực
của người học là mục tiêu quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học môn Vật lí
nói riêng.
Nói đến Vật lí là nói đến cuộc sống. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức
gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Việc lựa chọn các phương pháp dạy học
để thu ngắn khoảng cách bộ môn Vật lí trong nhà trường và Vật lí trong cuộc sống là rất
cần thiết. Trong chương trình môn Vật lí năm 2018 đã nhấn mạnh: “Các phương pháp
giáo dục của môn Vật lí góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của
người học, nhằm hình thành năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí (năng
lực vật lí) cũng như góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực chung được quy
định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.”
Trong quá trình dạy học môn Vật lí, có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực để
nâng cao chất lượng trong học tập, phát triển năng lực tư duy độc lập, nâng cao hiệu quả
tự học của học sinh. Trong số đó, phương pháp sử dụng hệ thống bài tập là một phương
pháp phổ biến, được sử dụng thường xuyên và mang lại hiệu quả cao. Bài tập vật lí có
vai trò quan trọng trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông như: Là phương tiện để giáo
viên tổ chức cho học sinh hoạt động tiếp cận, chiếm lĩnh, củng cố kiến thức; Giúp học
sinh rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo, giúp các em biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào
thực hành và giải quyết các vấn đề thực tiễn; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh; Phát triển khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo của học sinh. Bài tập vật lí
có tác dụng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Tuy nhiên, việc dạy học ở các trường phổ thông chưa phát huy được hết vai trò
của bài tập vật lí. Hầu hết các giáo viên chỉ giao bài tập cho học sinh theo một số phân
dạng, những bài toán đóng, xem đó là bài tập mẫu để học sinh làm các bài tập khác.
Việc dạy học bài tập vật lí chỉ mới dừng lại ở mức độ tái hiện, củng cố kiến thức, qua
đó giáo viên chỉ kiểm tra mức độ ghi nhớ và sử dụng thành thạo các công thức vật lí
cũng như khả năng tính toán của học sinh.
Đã có một số luận văn thạc sĩ cùng nghiên cứu về lĩnh vực này như luận văn “Xây
dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” vật lí 11
2
nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh” của tác giả Hoàng Văn Tuyến; Luận văn
“Tổ chức các hoạt động học tập trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” – Vật lí
11 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh” của tác giả Lê Trần Nguyệt Vi; Luận
văn “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương “Các định luật bảo
toàn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh” của tác giả Phạm Văn
Dinh. Các luận văn đều cho những kết quả ban đầu rất khả quan.
Chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” trong chương trình cơ bản hiện
hành, sẽ là phần “Cân bằng của vật rắn” ở chương “Động lực học” trong chương trình
mới. Trong phần này có nhiều kiến thức gần gũi, vận dụng vào thực tiễn nhưng điều đó
dường như vẫn còn “xa vời” đối với các học sinh. Để phát huy hết vai trò của bài tập
vật lí, giáo viên cần xây dựng một hệ thống bài tập được lựa chọn, phân loại, phân mức,
sắp xếp phù hợp với mục đích dạy học, với trình độ của từng nhóm học sinh.
Từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng và sử dụng
bài tập trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực
vật lí của học sinh”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, giáo dục và đào tạo của Việt
Nam đã được ưu tiên ở vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách phát triển quốc gia.
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của
thời đại, mỗi học sinh phải được rèn luyện trong một quy trình giáo dục hiệu quả, hợp
lý, trong đó đặc biệt chú trọng khâu giúp học sinh phát triển năng lực nói chung và năng
lực vật lí nói riêng.
Việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập vật lí nhằm phát triển năng
lực vật lí của học sinh, đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu như:
- Luận văn thạc sĩ của Hoàng Văn Tuyến: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập
trong dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vật lí
của học sinh.
- Luận văn thạc sĩ của Lê Trần Nguyệt Vi: Tổ chức các hoạt động học tập trong
dạy học chương “Dòng điện không đổi” – Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vật lí của
học sinh.
3
- Luận văn thạc sĩ của Phạm Văn Dinh: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập
trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật
lí của học sinh.
Tuy nhiên, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề: Xây dựng và sử dụng hệ
thống bài tập trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 nhằm phát triển
năng lực vật lí của học sinh.
Kế thừa những cơ sở lí luận của các công trình nghiên cứu liên quan trước đây,
chúng tôi tập trung nghiên cứu xây dựng bài tập phần “Cân bằng của vật rắn” - Vật lí 10
THPT, nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh trong học tập môn Vật lí và góp
phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 10 nói riêng và của học sinh bậc
THPT nói chung.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng được bài tập theo nhiều mức độ phần “Cân bằng của vật
rắn” - Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các bài tập vật lí theo nhiều mức độ và sử dụng một cách phù
hợp trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” - Vật lí 10 thì sẽ góp phần phát triển
năng lực vật lí của học sinh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình xây dựng và sử dụng bài tập vật lí vào dạy học.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Quá trình dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10.
- Học sinh lớp 10 của trường THPT Trần Quốc Tuấn, tỉnh Quảng Ngãi.
- Thời gian nghiên cứu: năm học 2019 - 2020. (Đây là khoảng thời gian giao nhau
giữa việc kết thúc thực hiện chương trình phổ thông hiện hành, chuyển sang thực hiện
chương trình phổ thông mới)
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập vật lí, bài tập vật lí phát triển năng lực.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về khung năng lực chung và năng lực chuyên biệt môn
vật lí.