Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng và sử dụng bài tập phần điện học – vật lý 9 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN VĂN SAN
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PHẦN ĐIỆN HỌC
– VẬT LÍ 9 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC GIÁO DỤC
ĐÀ NẴNG – NĂM 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thanh Huy
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
Phản biện 2: TS Nguyễn Thanh Nga
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Khoa học giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm
vào ngày 20 tháng 7 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai
trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu
thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính
sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia
trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Giáo dục góp phần
nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào
tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế
tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng
thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức
trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ.
Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài
nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con
người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo dục nước ta hiện nay đang
đứng trước đòi hỏi phải đổi mới căn bản và toàn diện nhằm đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu
thế hội nhập quốc tế như hiện nay.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học,
tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển NL. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học
tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa
học.….”
Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020
của Thủ tướng chính phủ có đoạn: “Tiếp tục đổi mới phương pháp
dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và NL tự học của người học…”.
Ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT đã chính thức ban hành
chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các chương trình môn
học. Trong quan điểm xây dựng chương trình phổ thông tổng thể,
BGD&ĐT cũng nêu rõ: “Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm
phát triển phẩm chất và NL người học thông qua nội dung giáo dục
2
với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể,
mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để GQVĐ trong học tập
và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp
học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục
phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS, các phương pháp
kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp
giáo dục để đạt được mục tiêu đó…”
Từ các định hướng trên ta thấy giáo dục phổ thông nước ta
đang thực hiện bước chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận
nội dung sang tiếp cận NL người học. Giáo dục định hướng NL nhằm
đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát
triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng NL vận dụng tri
thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người
NL giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Vật lí là môn học gắn liền với thực tế đời sống và sản xuất,
có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Dạy
học vật lí cần làm cho HS có ý thức và biết cách vận dụng các kiến
thức khoa học vào thực tế cuộc sống, từ đó hình thành kỹ năng hoạt
động thực tiễn tìm tòi và phát hiện các tình huống có thể vận dụng
kiến thức khoa học vào thực tế đời sống nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống. Do vậy trong dạy học vật lí chúng ta cần quan tâm tới
việc phát triển NL GQVĐTT cho HS.
Để tăng cường dạy học liên hệ với thực tiễn thì một phần
quan trọng là phải xây dựng được hệ thống bài tập có nội dung liên
quan đến thực tiễn. Những vấn đề liên quan đến thực tiễn gần gũi với
HS sẽ tạo hứng thú cho HS khi thực hiện. Mặt khác nếu hệ thống
bài tập vật lí được xây dựng với các mức độ khác nhau, có tính sáng
tạo sẽ giúp HS phát triển được khả năng tư duy, góp phần tạo tiền đề
giúp HS bước vào cuộc sống được vững vàng hơn
Xuất phát từ lí do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây
dựng và sử dụng bài tập phần điện học – vật lí 9 theo định hướng
phát triển NL GQVĐTT của HS”
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vào những năm 1970 và đầu những năm 1980 tại các trường
đại học Minnesota của Mỹ nhiều giảng viên vật lí bắt đầu có mong
muốn cải thiện việc giảng dạy của mình theo hướng bồi dưỡng NL
cho sinh viên, với mong muốn là hiểu được những khó khăn mà sinh
3
viên gặp phải trong việc giải quyết các vấn đề về vật lí và điều này
được thể hiện qua bài báo của nhóm tác giả McDermott & redish,
“Physics Education Research” 1999. Như vậy, việc nghiên cứu một
cách có hệ thống về vấn đề phát triển NL GQVĐ cho HS trong dạy
học vật lí đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu mới của nghiên cứu
giáo dục vật lí.
Đối với Việt Nam, từ năm 2013 - 2014 đến nay, quan điểm
dạy học theo hướng phát triển NL được coi là nhiệm vụ trọng tâm ở
các cấp học phổ thông. Để phù hợp với xu thế đổi mới PPDH theo
hướng phát triển NL mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, nhiều để tài
nghiên cứu về NL GQVĐ như:
- Trong luận văn thạc sĩ (2016) “Xây dựng và sử dụng BTVL
theo hướng bồi dưỡng NL GQVĐ của HS trong dạy học chương chất
rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể - Vật lí 10”. Tác giả Nguyễn Thị
Nhung đã xây dựng được quy trình sử dụng hệ thống BTVL theo
hướng bồi dưỡng NL GQVĐ và vận dụng nó vào giảng dạy chương
chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể - Vật lí 10
- Tác giả Châu Thị Bích Ngọc (2017) “Sử dụng bài tập trong
dạy học phần “Quang hình học” vật lí 11 THPT theo hướng bồi
dưỡng NL GQVĐ cho HS (luận văn thạc sĩ). Tác giả đã đề xuất được
các biện pháp sử dụng bài tập để bồi dưỡng NL GQVĐ cho HS
Tuy có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển NL
GQVĐ trong dạy học vật lí cho HS THPT. Tuy nhiên, ở trường
THCS chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu việc xây dựng bài
tập phần điện học vật lí 9 theo định hướng phát triển NL GQVĐTT.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được bài tập phần điện học vật lí 9 và sử dụng nó
vào giảng dạy trong chương trình vật lí lớp 9 THCS theo định hướng
phát triển NL GQVĐTT cho HS.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được bài tập phần điện học vật lí 9 và sử dụng
vào giảng dạy trong chương trình vật lí THCS theo định hướng phát
triển NL GQVĐTT, thì sẽ phát triển được NL GQVĐTT của HS, qua
đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THCS.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Hoạt động dạy và học phần điện học vật lí 9 ở trường THCS
theo định hướng phát triển NL GQVĐTT của HS
4
- Phần điện học trong chương trình vật lí lớp 9 THCS
- Thực nghiệm sư phạm tại một số trường trên địa bàn thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, đề tài phải thực hiện được
các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu lí luận về NL GQVĐTT.
- Nghiên cứu lí luận về việc xây dựng bài tập phần phát triển
NL GQVĐTT thực tiễn và sử dụng trong dạy học vật lí THCS
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm của phần điện học vật lí 9
- Xây dựng được bài tập phần điện học vật lí 9 và sử dụng
vào giảng dạy trong chương trình vật lí THCS nhằm phát triển NL
GQVĐTT thực tiễn cho HS.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá giả thuyết
khoa học của đề tài.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu văn kiện của Đảng, Nhà nước cùng với các chỉ
thị của Bộ Giáo dục và đào tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay ở các cấp, các bậc học, nghiên cứu Luật Giáo dục, chính
sách, chiến lược, chỉ thị,… của ngành Giáo dục về đổi mới phương
pháp dạy học, chiến lược dạy học hiện nay và định hướng trong
nhiều năm tới.
- Nghiên cứu những cơ sở lí luận, những tài liệu liên quan,
các bài báo, tạp chí và ý kiến của các nhà khoa học giáo dục về dạy
học nêu và GQVĐTT.
7.2. Phương pháp điều tra khảo sát
- Thực hiện điều tra khảo sát nhằm biết được thực trạng dạy
học của GV và HS
- Thực hiện phiếu thăm dò ý kiến..
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của
việc dạy học phần điện học theo hướng phát triển NL GQVĐTT ở
trường THCS bằng cách tổ chức dạy học, dự giờ, quan sát, chụp ảnh,
quay phim, thu thập số liệu, phân tích, đánh giá kết quả học tập và
kết quả từ phiếu điều tra.
5
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm, đánh giá sự khác
biêt trong kết quả học tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
8. Đóng góp của đề tài
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận dạy học phát triển NL
GQVĐTT
- Đề xuất cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn
- Xây dựng bài tập của phần “Điện học” Vật lí 9
- Thiết kế các phương án dạy học sử dụng các bài tập đã biên
soan nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học
sinh.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có ba chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử
dụng BTVL theo định hướng phát triển NL GQVĐTT của HS
Chương 2: Xây dựng và sử dụng bài tập phần điện học – vật
lí 9 theo định hướng phát triển NL GQVĐTT của HS
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
6
NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG VÀ SỬ DỤNG BTVL THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT
TRIỂN NL GQVĐTT CỦA HS
1.1. Năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giải quyết vấn đề
thực tiễn
1.1.1. Năng lực giải quyết vấn đề
NL GQVĐ là khả năng của một cá nhân “huy động”, kết hợp
một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình
cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… để hiểu và GQVĐ trong tình huống
nhất định một cách hiệu quả và với tinh thần tích cực
1.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn
1.1.2.1. Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn bao gồm
NL GQVĐTT bao gồm:
- Phát hiện, xác định rõ vấn đề cần giải quyết.
- Chuyển vấn đề thực tiễn thành dạng có thể khám phá, giải
quyết (bài toán khoa học).
- Thu thập thông tin và phân tích.
- Đưa ra các phương án giải quyết.
- Chọn phương án tối ưu và đưa ra ý kiến cá nhân về phương
án lựa chọn.
- Hành động theo phương án đã chọn để GQVĐ.
- Khám phá các giải pháp mới mà có thể thực hiện được và
điều chỉnh hành động của mình.
- Đánh giá cách làm của mình và đề xuất những cải tiến
mong muốn.
1.1.2.2. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn
Trên sơ sở phân tích cấu trúc NL theo NL bộ phận, bao
gồm:
* Phát hiện và làm rõ vấn đề:
+ Phát hiện vấn đề: Trong quá trình dạy học, GV có
nhiều cách để nêu vấn đề. Một trong những cách đó là sử
dụng BTVL, tùy vào tình huống cụ thể mà bài tập GV lựa chọn
có thể lựa chọn dạng bài tập khác nhau, giúp HS chủ động,
hứng thú trong viêc phát hiện và nhận biết vấn đề. Quá trình
7
này đòi hỏi HS phải có sự tập trung, chủ động trong việc tiếp
cận kiến thức.
+ Làm rõ vấn đề: Để xác định đúng bản chất của vấn đề,
HS cần xác định, giải thích các thông tin liên quan đến vấn đề.
Từ đó, định hướng được vấn đề cần nghiên cứu.
* Đề xuất, lựa chọn giải pháp GQVĐTT:
Từ những kiến thức đã có, HS sẽ liên hệ, đề xuất
những giải pháp có thể có để GQVĐTT. Trên cơ sở đó, HS
cần xem xét, phân tích, đánh giá các mặt của vấn đề để lựa
chọn được phương án tối ưu nhất.
* Lập kế hoạch, thực hiện giải pháp:
Sau khi lựa chọn được phương pháp tối ưu, HS cần
lập kế hoạch thực hiện giải pháp: tiến trình thực hiện, phân bổ,
cách sử dụng các nguồn lực. Từ đó, thực hiện kế hoạch đề ra
để tiến hành GQVĐTT.
* Đánh giá và điều chỉnh giải pháp:
Từ những kết quả thu được, HS cần đối chiếu với mục
tiêu ban đầu để đánh giá kết quả thực hiện. Nêu kết quả chưa
phù hợp, cần tìm ra lí do để khắc phục, hoàn thiện vấn đề. Từ
những kết luận đã nêu cho vấn đề vừa giải quyết, cần khái
quát hóa lí thuyết, để áp dụng cho những vấn đề tương tự, rút
kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo.
Bảng 1.1. Cấu trúc năng lực GQVĐTT
Thành tố NL Chỉ số hành vi
1. Phát hiện và
làm rõ vấn đề
thực tiễn
P1. Nêu được những sự kiện, hiện tượng vật lí
thực tế có trong đề bài.
P2. Mô tả được các hiện tượng thực tế bằng ngôn
ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện
tượng đó.
P3. Thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn
khác nhau để GQVĐ trong học tập vật lí.
P4. Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến
thức vật lí.
P5. Phát biểu được vấn đề cần giải quyết.
8
2. Đề xuất giải
pháp GQVĐTT
Đ1. Đề xuất các giải pháp GQVĐTT nêu trong đề
bài.
Đ2. Lựa chọn giải pháp tối ưu để GQVĐ
3. Lập kế hoạch,
thực hiện giải
pháp
L1. Lập luận để xây dựng mối liên hệ giữa các đại
lượng đã biết và đại lượng cần tìm.
L2. Sử dụng các kiến thức lí thuyết đã có để rút ra
câu trả lời.
L3. Trình bày được các kết quả từ các hoạt động
học tập vật lí của mình.
4. Đánh giá và
điều chỉnh giải
pháp
ĐG1. Biện luận tính đúng đắn của kết quả.
ĐG2. Điều chỉnh và vận dụng giải quyết những
nhiệm vụ đặt ra tiếp theo.
1.2. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học
vật lí
1.2.1. Tổng quan về đánh giá NL
1.2.2. Các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực
giải quyết vấn đề thực tiễn
1.2.3. Bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn
thông qua sử dụng BTVL
1.3. Bài tập vật lí và bài tập vật lí theo định hƣớng phát triển
năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn
1.3.1. Khái niệm BTVL
BTVL là bài tập luyện tập và sáng tạo với mục nghiên cứu
các hiện tượng vật lí, hình thành các khái niệm, phát triển tư duy vật
lí của HS, luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức vật lí vào thực tiễn,
GQVĐ nhờ suy luận lôgic, tính toán, thí nghiệm.
1.3.2. Vai trò của bài tập vật lí trong phát triển năng lực giải quyết
vấn đề thực tiễn
1.3.3. Các dạng bài tập vật lí trong phát triển năng lực giải quyết
vấn đề thực tiễn
Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài
tập vận dụng và GQVĐ gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình
9
huống thực tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội
cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau.
Các bài tập dự án: Các bài tập này đòi hỏi HS dưới sự điều
khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập
mang tính phức hợp không chỉ về mặt lí thuyết mà đặc biệt về mặt
thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới
thiệu, công bố được.
1.3.5. Quy trình xây dựng bài tập theo định hướng phát triển năng
lực giải quyết vấn đề thực tiễn
Các nguyên tắc khi xây dựng bài tập theo định hướng phát
triển NL GQVĐTT:
- Đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chuẩn kiến thức,
kĩ năng và định hướng phát triển NL cho HS.
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại của các nội
dung kiến thức vật lí và các môn khoa học có liên quan.
- Phải phát huy được tính tích cực tìm tòi và vận dụng tối đa
kiến thức đã có của HS để giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra
trong BT.
- Đảm bảo phát triển được NL cho HS đặc biệt là NL
GQVĐTT.
- Phải có tính hệ thống và đảm bảo logic sư phạm.
Bảng 1.3. Quy trình xây dựng bài tập định hướng phát triển năng lực
giải quyết vấn đề thực tiễn
Các
bƣớc
Nội dung thực hiện
1 Xác định mục tiêu để xây dựng bài tập sao cho
kết quả thực hiện bài tập chính là đầu ra của bài học.
2 Xác định nội dung học tập, hiện tượng, bối cảnh,
tình huống thực tiễn gắn với nội dung xác định để xây
dựng bài tập.
3 Xác định tri thức HS đã có và kiến thức, kĩ năng
cần hình thành trong nội dung học tập, trong hoạt động,
tình huống thực tiễn đã chọn.
4 Thiết kế BT và diễn đạt. Lựa chọn các dữ liệu
xuất phát hoặc bối cảnh, tình huống (từ kiến thức đã có,
hình ảnh, tranh, nguồn thông tin,…), nêu yêu cầu đặt ra
10
và diễn đạt bằng lời có chứa đựng các vấn đề cần giải
quyết đảm bảo phù hợp với HS THCS.
5 Tiến hành thử nghiệm, chỉnh sửa, hoàn thiện và
vận dụng trong dạy học.
1.4. Sử dụng bài tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn cho học sinh
1.4.1. Quy trình dạy học sử dụng bài tập phát triển năng lực giải
quyết vấn đề thực tiễn
Đối với môn vật lí, số lượng các bài tập là khá nhiều và khó.
Do đó việc sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng cũng cần tuân theo
các bước cụ thể. Các mức bài tập phát triển NL GQVĐTT đưa ra
trong chương trình phải từ thấp đến cao. Với mỗi mức độ đưa ra phải
thực hiện theo quy trình sau:
Giai đoạn 1: Lựa chọn bài tập phù hợp với bài học
Ở giai đoạn này GV phải lựa chọn ra những bài tập liên
quan đến bài học, sau đó sắp xếp chúng một cách logic để sử
dụng trong quá trình dạy học.
Giai đoạn 2: Sử dụng bài tập
Sau khi giao bài tập cho HS tại đây GV thực hiện theo 3
bước để sử dụng bài tập phát triển NL GQVĐTT
Bước 1: Phát hiện vấn đề
Khi tiếp nhận bài tập HS thực hiện theo yêu cầu của
GV. Mục đích của bước này giúp HS phát hiện ra vấn đề cần
giải quyết.
Bước 2: Đề xuất giải pháp
Ở bước này HS phải tìm ra giải pháp để GQVĐ do bài
tập đặt ra. Cho dù phát triển ở mức nào thì mục đích của bước
này giúp HS định hướng được các bước để thực hiện bài tập.
Bước 3: Thực hiện báo cáo kết quả
Sau khi có được giải pháp thích hợp, HS bắt đầu trình
bày kết quả dựa trên các giải pháp nêu trên đồng thời báo cáo
kết quả thực hiện.
Giai đoạn 3: Đánh giá NL GQVĐTT của HS trong
quá trình thực hiện bài tập
11
1.4.2. Sử dụng bài tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn trong các hoạt động khác nhau nhằm phát triển năng lực giải
quyết vấn đề thực tiễn cho HS
1.5. Thực trạng của việc sử dụng bài tập theo định hƣớng phát
triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn tại một số trƣờng
THCS trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
1.5.1. Mục tiêu điều tra
1.5.2. Nội dung và phương pháp điều tra
1.5.3. Kết quả điều tra
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người
học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ
quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được
điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương
pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách
vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm
chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng
về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến
thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập
với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp
thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo
dục. Đặc biệt BTVL luôn được sử dụng như một phương tiện nhằm
bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh. Ý thức
được vấn đề này, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đã:
- Làm rõ được các khái niệm NL và NL GQVĐTT. Để phát
triển NL GQVĐTT cần phân tích nội hàm của NL đó gồm có những
thành tố nào và trong các thành tố GV phải xây dựng và sử dụng các
dạng bài tập nhằm rèn luyện cho HS các kỹ năng GQVĐ: kỹ năng
phát hiện vấn đề; kỹ năng xác định bản chất của vấn đề; kỹ năng biểu
đạt vấn đề; kỹ năng xác định mục tiêu của việc GQVĐ; kỹ năng đề
xuất các giải pháp thích hợp; kỹ năng lựa chọn giải pháp án tối ưu;
kỹ năng tổ chức thực hiện giải pháp đã lựa chọn; kỹ năng phối hợp
với người khác để GQVĐ; kỹ năng đánh giá, tổng hợp, khái quát kết
quả thu được; kỹ năng đề xuất vấn đề mới.
12
- Phân tích, làm rõ về các mặt: Vai trò, tiềm năng của bài tập
trong việc phát triển NL GQVĐTT cho HS.
- Nghiên cứu lý luận về kiểm tra đánh giá mà cụ thể là các
hình thức và công cụ kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực được sử dụng trong dạy học vật lí phổ thông để làm cơ sở
cho việc xây dựng các công cụ kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết
vấn đề thực tiễn trong dạy học phần “Điện học” – Vật lí 9.
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng để sử
dụng BTVL định hướng phát triển NL GQVĐ cho HS cần phải:
- Bổ sung công cụ kiểm tra đánh giá NL GQVĐTT vào dạy
học
- Thống nhất quy trình dạy học theo hướng phát triển NL
GQVĐTT cho HS
Từ cơ sở lí luận về NL GQVĐTT, chúng tôi xây dựng các
bài tập nhằm phát triển NL GQVĐTT cho HS ở chương 2.
13
Chƣơng 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PHẦN ĐIỆN
HỌC – VẬT LÍ 9 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH
2.1. Đặc điểm phần “Điện học” Vật lí 9 THCS
2.1.1. Đặc điểm chung
Nội dung phần Điện học VL lớp 9 được bố cục trong 22 tiết
lên lớp. Chương Điện học nằm ở phần đầu của chương trình Vật lí 9
THCS, được kế thừa và nâng cao hơn chương trình Điện học 7.
Nhiệm vụ của chương là nghiên cứu các khái niệm, các định
luật và những ứng dụng của chúng trong đời sống cũng như trong kĩ
thuật.
Mục tiêu nhằm làm cho HS hiểu được các khái niệm cũng
như mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí: điện trở, điện trở tương
đương, cường độ dòng điện, hiệu điện thế, công suất điện; sự phụ
thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn;
biết vận dụng các định luật để giải thích một số vấn đề về điện trong
cuộc sống và giải các bài tập liên quan.
Mỗi tuần 2 tiết, thường được nhà trường xếp vào các ngày
khác nhau (mỗi ngày chỉ một tiết).
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc phần “Điện học” Vật lí 9 THCS
2.1.3. Phân tích kiến thức phần “Điện học” Vật lí 9 liên quan
đến thực tiễn
2.2. Xây dựng bài tập phần “Điện học” Vật lí 9 THCS theo định
hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn