Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” - vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
PREMIUM
Số trang
162
Kích thước
14.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1315

Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” - vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP

CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC

CHƢƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” - VẬT LÍ 10

NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC,

KĨ NĂNG ĐÃ HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÍ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÍ

Đà Nẵng – Năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP

CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC

CHƢƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” - VẬT LÍ 10

NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC,

KĨ NĂNG ĐÃ HỌC

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn vật lí

Mã số: 8.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Thuấn

Đà Nẵng – Năm 2022

III

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Viết đầy đủ

1 BT Bài tập

2 BTVL Bài tập vật lí

3 DH Dạy học

4 GV Giáo viên

5 HS Học sinh

6 HV Hành vi

7 NLVDKT Năng lực vận dụng kiến thức

8 NXB Nhà xuất bản

9 PPDH Phương pháp dạy học

10 SGK Sách giáo khoa

11 THPT Trung học phổ thông

12 TNSP Thực nghiệm sư phạm

13 VDKTKN Vận dụng kiến thức kĩ năng

IV

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................I

LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................................I

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT..............................................................................................III

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................................IV

DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................................IX

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................3

3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4

4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................5

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5

6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................5

7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6

8. Đóng góp của đề tài.................................................................................................6

9. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................6

CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG

BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN

DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC CỦA HỌC SINH....................................................8

1.1. Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng trong dạy học vật lí ............................8

1.1.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng ..........................................8

1.1.2. Cấu trúc năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng .............................................8

1.2. Bài tập vật lí có nội dung thực tiễn.................................................................10

1.2.1. Khái niệm bài tập vật lí có nội dung thực tiễn............................................10

1.2.2. Phân loại bài tập thực tiễn...........................................................................10

1.2.3. Nguyên tắc xây dựng bài tập vật lí có nội dung thực tiễn ..........................12

1.2.4. Quy trình xây dựng bài tập vật lí có nội dung thực tiễn.............................13

1.2.5. Quy trình sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tiễn ...............................15

1.3. Thực trạng việc sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn ở một số trƣờng

Trung học phổ thông...............................................................................................17

1.3.1. Mục đích, đối tượng và phương pháp điều tra............................................17

1.3.2. Kết quả điều tra...........................................................................................19

Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................21

V

CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN

CHƢƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC CỦA HỌC SINH.............22

2.1. Cấu trúc và mục tiêu dạy học chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10 .....22

2.1.1. Cấu trúc chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10................................22

2.1.2. Mục tiêu dạy học chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10 .................24

2.2. Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn chương “Các định luật bảo toàn” -

Vật lí 10.....................................................................................................................25

2.3. Sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chƣơng “Các định

luật bảo toàn” – Vật lí 10.......................................................................................63

2.3.1. Soạn thảo tiến trình dạy học bài học Động lượng - Định luật bảo toàn động

lượng – Vật lí 10 ...................................................................................................65

2.3.2. Soạn thảo tiến trình dạy học bài tập Động lượng - Định luật bảo toàn động

lượng – Vật lí 10 ...................................................................................................72

2.3.3. Soạn thảo tiến trình dạy học bài tập Cơ năng – Vật lí 10...........................77

2.4. Soạn thảo tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh........82

2.4.1. Tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh trong

bài học Động lượng – Định luật bảo toàn động lượng – Vật lí 10 .......................82

2.4.2. Tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh trong

bài tập Động lượng – Định luật bảo toàn động lượng – Vật lí 10 ........................87

2.4.3. Tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh trong

bài tập Cơ năng - Vật lí 10....................................................................................88

Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................90

CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM....................................................................................91

3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ..............................................................91

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm.....................................................................91

3.3. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm sƣ phạm ...............................................91

3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm ..............................................................................92

3.5. Nội dung thực nghiệm......................................................................................92

3.6. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm...................................95

3.6.1. Phân tích diễn biến thực nghiệm và đánh giá định tính..............................95

3.6.2. Đánh giá định lượng ...................................................................................96

3.6.3. Đánh giá kết quả của việc sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn để phát

triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh........................101

Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................103

VI

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................105

PHỤ LỤC 1...........................................................................................................................................PL1

PHỤ LỤC 2...........................................................................................................................................PL3

PHỤ LỤC 3...........................................................................................................................................PL4

PHỤ LỤC 4.........................................................................................................................................PL14

PHỤ LỤC 5.........................................................................................................................................PL19

PHỤ LỤC 6.........................................................................................................................................PL24

PHỤ LỤC 7.........................................................................................................................................PL29

VII

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng,

biểu đồ

Tên bảng, biểu đồ Trang

Bảng 1.1 Cấu trúc năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn 9

Bảng 1.2 Tình hình sử dụng BT có nội dung thực tiễn của GV 19

Bảng 1.3

Mức độ sử dụng BT có nội dung thực tiễn để phát triển NLVDKT cho

HS trong chương “Các định luật bảo toàn” - vật lí 10

19

Bảng 1.4

Mức độ thể hiện thái độ của HS trong việc sử dụng BT có nội dung

thực tiễn trong dạy học vật lí trường THPT

20

Bảng 2.1 Sơ đồ cấu trúc kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10 22

Bảng 2.2

Phân phối chương trình chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10 và

các nội dung giảng dạy

23

Bảng 2.3 Mục tiêu và nội dung cần đạt chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 24

Bảng 2.4 Bảng phân loại bài tập có nội dung thực tiễn đã xây dựng 25

Bảng 2.5 Bảng ma trận phân bố BT theo hành vi 26

Bảng 2.6 Ý tưởng sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn đã xây dựng 64

Bảng 2.7 Tiêu chí đánh giá năng lực VDKTKN theo mức độ của HS 82

Bảng 2.8

Rubric đánh giá năng lực VDKTKN của bài tập 2: Túi khí và đai an

toàn trong xe oto

82

Bảng 2.9

Rubric đánh giá năng lực VDKTKN của bài tập 3: Tình huống tai nạn

khi rơi từ trên cao xuống 83

Bảng 2.10

Rubric đánh giá năng lực VDKTKN của bài tập 4: Tình huống hiện

tượng súng giật lùi khi bắn 85

VIII

Bảng 2.11

Rubric đánh giá năng lực VDKTKN của bài tập 6b: Chuyển đông của

tên lửa

86

Bảng 2.12

Rubric đánh giá năng lực VDKTKN của bài tập 1: Tình huống va

chạm giữa máy bay và chim trời

87

Bảng 2.13

Rubric đánh giá năng lực VDKTKN của bài tập 6a: Chuyển đông của

tên lửa

88

Bảng 2.14

Rubric đánh giá năng lực VDKTKN của bài tập 10: Tình huống tai

nạn giao thông

88

Bảng 2.15 Rubric đánh giá năng lực VDKTKN của bài tập 13: Đường thoát hiểm 89

Bảng 3.1

Xếp loại học lực môn Vật lí của học sinh lớp 10/4 và 10/8 trường

THPT Phan Thành Tài - Hòa Vang – Đà Nẵng được chọn thực nghiệm

92

Bảng 3.2

Điểm đánh giá hành vi năng lực VDKTKN đã học vào thực tiễn của

từng HS lớp thực nghiệm

95

Bảng 3.3

Danh sách HS tiến hành thực nghiệm tại Trường THPT Phan Thành

Tài

96

Bảng 3.4

Các mức hành vi của năng lực VDKTKN của HS2 đạt được qua các

BT có nội dung thực tiễn chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10

97

Bảng 3.5

Điểm đánh giá hành vi năng lực VDKTKN của HS2 qua các BT có nội

dung thực tiễn chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10

97

Bảng 3.6

Các mức hành vi năng lực VDKTKN của HS2 đạt được qua các BT

có nội dung thực tiễn chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10

98

Bảng 3.7

Điểm đánh giá hành vi của năng lực VDKTKN của HS5 qua các BT có

nội dung thực tiễn chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10

99

Bảng 3.8

Các mức hành vi của năng lực VDKTKN của HS6 đạt được qua các

BT có nội dung thực tiễn chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10

99

Bảng 3.9

Điểm đánh giá hành vi năng lực VDKTKN của HS6 qua các BT có nội

dung thực tiễn chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10

100

Bảng 3.10

Điểm đánh giá NLVDKT vật lí vào thực tiễn của 6 HS nhóm thực

nghiệm ở 4 tiết thực nghiệm 101

IX

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

hình

Tên hình Trang

Hình 2.1 Chim trời va chạm với máy bay 28

Hình 2.2 Người đi oto đeo dây an toàn 31

Hình 2.3a Túi khí trong xe oto 32

Hình 2.3b Túi khí trong xe oto 32

Hình 2.4 Cầu thủ bắt bóng 36

Hình 2.5 Hình ảnh học viên tập bắn súng AK 38

Hình 2.6 Em bé thổi bóng bay 38

Hình 2.7 Nhà phi hành vũ trụ 40

Hình 2.8 Phóng tên lửa 43

Hình 2.9 Mô hình tên lửa nước 44

Hình 2.10 Cấu tạo tên lửa nước 45

Hình 2.11 Ông lão chèo đò 48

Hình 2.12 Hình ảnh minh họa bài hát Balloon Boat Race 49

Hình 2.13 Hình ảnh thang máy 50

Hình 2.14 Hình ảnh thang cuốn 50

Hình 2.15 Thác bản Giốc Cao Bằng- Việt Nam 53

Hình 2.16 Khu vực lắp đặt 4 tổ máy phát điện của nhà máy điện Trị An 53

Hình 2.17 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì – Hà Giang 54

X

Hình 2.18 Cọn nước của dân tộc vùng cao 54

Hình 2.19 Hiện trường sau vụ tai nạn giao thông 56

Hình 2.20 Hai vận động viên nhảy cầu đôi 58

Hình 2.21 Cầu trượt nước trong công viên 58

Hình 2.22 Vận động viên biểu diễn trượt ván trên mặt cong 58

Hình 2.23 Mô hình con lắc thử đạn 60

Hình 2.24 Con đường cứu nạn 62

Hình 3.1

Biểu đồ biểu diễn năng lực VDKTKN của HS2 qua các BT có nội

dung thực tiễn chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10

98

Hình 3.2

Biểu đồ biểu diễn năng lực VDKTKN của HS5 qua các BT có nội

dung thực tiễn chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10

99

Hình 3.3

Biểu đồ biểu diễn năng lực VDKTKN của HS6 qua các BT có nội

dung thực tiễn chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10

100

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Hiện nay những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của tri thức đã tác

động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội. Để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước thì con người phải làm chủ được các kiến thức về khoa học kỹ

thuật. Để đáp ứng được nhu cầu đó ngành giáo dục phải thay đổi về mọi mặt, đặc biệt

là về phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

Vật lí học là khoa học nghiên cứu về "vật chất" và "sự tương tác". Cụ thể thì vật

lí là khoa học nghiên cứu về các quy luật vận động của tự nhiên, từ thang vi mô (các

hạt cấu tạo nên vật chất) cho đến thang vĩ mô (các hành tinh, thiên hà và vũ trụ). Vật lí

là một trong những môn khoa học thực nghiệm, vật lí còn được xem là ngành khoa học

cơ bản bởi vì các định luật vật lí chi phối tất cả các ngành khoa học tự nhiên

khác. Kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống, có quan hệ mật

thiết với thực tiễn và có ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Vì vậy việc phát triển NLVDKT vào thực tiễn cho học sinh có ý nghĩa quan trọng

trong việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra của học sinh như: vận dụng kiến thức để

giải bài tập, tiếp thu và xây dựng tri thức cho những bài học mới hay cao nhất là vận

dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

Luật giáo dục số 38/2005/QH11 có nêu "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện

theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn

liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã

hội" [5]; "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng

phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến

thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho

HS". [27]

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu giáo dục phổ thông: "Đối với

giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,

năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho

học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền

thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng

kiến thức vào thực tiễn..." [4].

2

Dạy học vật lí là quá trình tổ chức, giúp học sinh thực hiện nhận thức vật lí, hình

thành kiến thức và sử dụng vào trong thực tiễn đời sống. Nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát

triển một cách toàn diện, hoàn thiện nhân cách, nắm vững hệ thống tri thức khoa học

vật lí cơ bản phù hợp với thực tiễn đất nước.

Trong những năm qua giáo dục phổ thông ở nước ta đã và đang đổi mới và đã đạt

nhiều kết quả nổi bật về quy mô giáo dục, chất lượng giáo dục ngày càng tăng và có

nhiều chuyển biến tích cực; chuyên môn của đội ngũ giáo viên ngày càng cao, cơ sở

vật chất kĩ thuật không ngừng được tăng cường, cải thiện và phát huy có hiệu quả. Tuy

nhiên, bên cạnh những thành tựu đó vẫn còn có những thực trạng đáng được quan tâm.

Đó là nội dung bài học tuy được đổi mới nhưng vẫn còn nặng tính hàn lâm, trừu

tượng. Mặt khác việc truyền thụ kiến thức chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học. Vì vậy đa số học sinh còn gặp rất

nhiều hạn chế khi vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. Ở bộ môn vật lí, đa số học

sinh sau khi học hết chương trình THPT vẫn không giải thích được nhiều hiện tượng

tự nhiên, không biết sử dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn đời sống và

sản xuất.

Vậy nên đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn

đề được quan tâm hàng đầu. Phải làm sao để học sinh có thể tham gia vào lao động

thực tiễn sau khi học mà không lúng túng khi khoa học thay đổi. Trong đó việc phát

triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vật lí đã học vào thực tế là vô cùng cần

thiết.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT

đã chỉ đạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người

học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách

học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri

thức, kĩ năng, phát triển năng lực” [4]. Quan điểm chủ đạo của việc đổi mới phương

pháp dạy học hiện nay là phát huy tính tích cực của người học, lấy người học làm

trung tâm.

Trong dạy học vật lí ở trường phổ thông việc giảng dạy bài tập vật lí là một việc

làm vô cùng quan trọng, vì thông qua dạy học về bài tập vật lí giáo viên có thể giúp

học sinh nắm một cách chính xác sâu sắc và toàn diện hơn nhiều quy luật vật lí, những

hiện tượng vật lí, biết cách phân tích chúng và ứng dụng chúng vào các vấn đề thực

tiễn từ đó giúp các em vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết tốt những nhiệm

vụ học tập và những vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra. Bài tập vật lí giúp HS rèn luyện kĩ

năng kì xảo, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề

3

của thực tiễn. Đối với bài tập vật lí có nội dung thực tiễn giáo viên có thể yêu cầu học

sinh phải vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng hoặc dự đoán các

hiện tượng có thể xảy ra trong thực tiễn ở những điều kiện cho trước. Học sinh sẽ tổng

hợp các kiến thức đã biết để giải quyết vấn đề, nếu giải thành công sẽ kích thích tính tự

học hứng thú ở HS, giúp HS sẵn sàng đón nhận những bài tập mới ở mức độ cao hơn,

từ đó năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vật lí đã học vào thực tế học sinh được

hình thành và phát triển.

Tuy nhiên bài tập vật lí chỉ có tác dụng cao nhất khi có một hệ thống bài tập được

lựa chọn và sắp xếp phù hợp với mục đích dạy học với yêu cầu rèn luyện kĩ năng kĩ

xảo của người học.

Chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10 THPT là một trong những chương

quan trọng của chương trình Vật lí 10 THPT. Kiến thức chương này có liên quan nhiều

đến thực tế, kỹ thuật và rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Với mong muốn những

học sinh sẽ hứng thú hơn, tích cực hơn, sáng tạo hơn khi học chương “Các định luật

bảo toàn”, biết cách sử dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, sản xuất, phù

hợp với mục đích giáo dục trong giai đoạn mới, tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dưng và

sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương “ Các định luật bảo toàn”

– Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học”.

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong giai đoạn giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao

chất lượng dạy học là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vấn đề dạy học phát triển năng

lực đã và đang trở thành vấn đề thiết yếu, nó là cơ sở là công cụ để xây dựng nhiều

chương trình đào tạo của các cấp học khác nhau, khái quát chương trình đào tạo, kế

hoạch dạy học.

Hiện nay dạy học theo xu hướng phát triển năng lực vận dụng đang là một xu thế

chủ yếu trong việc triển khai, truyền tải kiến thức. Các giáo trình các tài liệu nghiên

cứu về dạy học theo hướng phát triển năng lực vận dụng của môn khoa học tự nhiên ở

một số nước phát triển tăng lên rất nhanh, ở nước ta dạy học theo hướng phát triển

năng lực trong đó phát triển năng lực vận dụng khoa học cũng đang được chú trọng

trong những năm gần đây. Trong đó, tác giả Trịnh Lê Hồng Phương định nghĩa:

“NLVDKT vào thực tiễn là khả năng người học sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã

học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn

đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả

và có khả năng biến đổi nó. NLVDKT thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người

trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức”. [6]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!