Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

xây dựng và quản lý danh mục đầu tư tại tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
I. Lý thuyết chung về danh mục đầu tư
1 . Khái niệm về danh mục đầu tư chứng khoán
Danh mục đầu tư là một nhóm các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu,hoặc
một số tài sản khác như bất động sản, quyền chọn tài sản tương đương tiền…
do một nhà đầu tư hoặc một tổ chức nắm giữ.
Hiểu một cách khái quát nhất thì danh mục đầu tư là một tập hợp gồm ít nhất
hai loại chứng khoán trở lên. Mục đích cơ bản của việc xây dựng và quản lý
danh mục đầu tư là đa dạng hoá nhằm tránh các khoản thua lỗ quá lớn.
2. Đặc điểm của danh mục đầu tư chứng khoán
Thực chất DMĐT là một tổ hợp các tài sản khác nhau trong hoạt động của
NĐT. DMĐT thể hiện sự phân bổ các tài sản đầu tư theo những tỷ trọng khác
nhau. Trong quá trình đầu tư, NĐT có thể thay đổi tỷ trọng của các tài sản
trong danh mục nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
DMĐT tốt hay không tốt phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ của
NĐT, tâm lý của từng NĐT, chính sách thuế và mức thuế của từng NĐT, lứa
tuổi NĐT, tình hình kinh tế xã hội và xu thế thị trường… Các NĐT khác nhau
có mức độ yêu cầu về lợi suất, mức độ chấp nhận rủi ro và cách nhìn thị
trường khác nhau nên danh mục được lập ra là khác nhau.
Lợi suất đầu tư trên một tài sản chính là thu nhập mà tài sản này mang
lại và sự tăng vốn (tăng giá trị tài sản). Như vậy lợi suất này bao gồm cả hiệu
1
suất sinh lời do thu nhập từ tài sản mang lại và giá trị tăng them so với giá
mua ban đầu của tài sản.
Công thức định giá lợi suất của một tài sản là:
( )
1
1
−
+ − − =
t
t t t
t
P
D P P
r
Trong đó:
rt: lợi suất của tài sản đầu tư trong thời kỳ t
Dt: thu nhập từ tài sản mà NĐT nhận được trong thời
kỳ t
Pt: giá trị của tài sản ở cuối kỳ t
Pt-1: giá trị của tài sản ở cuối kỳ (t-1)
Công thức định giá lợi suất của cổ phiếu tương tự như trên, trong đó:
rt: là lợi suất cổ phiếu trong kỳ t
Dt: cổ tức nhận được trong kỳ
Pt: giá cổ phiếu ở thởi điểm t
Pt-1: giá cổ phiếu ở thời điểm (t-1)
Nếu lấy cổ tức và giá cổ phiếu theo giá trị thực tế thì chúng ta có lợi
suất thực tế, nếu lấy cổ tức và giá cổ phiếu theo số liệu kỳ vọng thì chúng ta
có lợi suất kỳ vọng.
Xét danh mục P gồm N tài sản rủi ro, lợi suất của tài sản i là ri (i =
1,2,3,…,N), ri là biến ngẫu nhiên có trung bình i
r và phương sai
2
( , )
i Var ri rj = σ
Cov(ri,rj) = σij là hiệp phương sai giữa tài sản i và tài sản j
2
V= [ ]
i N
ij j N
1,
1,
=
=
σ là ma trận hiệp phương sai của các tài sản, V là
ma trận đối xứng, vuông cấp N và bán xác định
dương
=
N
r
r
r ...
1
là véctơ lợi suất các tài sản
=
N
i
r
r
r ...
1
là véctơ lợi suất kỳ vọng của các tài sản
=
wN
w
w ...
1
là véctơ tỷ trọng của các tài sản trong danh mục
Một số đặc trưng của danh mục P:
+) Lợi suất của danh mục: r w r w r
T
N
i
p = ∑ i i =
=1
+) Lợi suất kỳ vọng của danh mục: r w r w r
T
N
i
i
i
p = ∑ =
=1
+) Phương sai của danh mục:
Rủi ro là khả năng biến động trong tương lai về kết quả mong đợi của
việc đầu tư. Một danh mục đầu tư có rủi ro có nghĩa là có khả năng xảy ra
nhiều kết quả ngoài dự kiến, hay nói cách khác, tỷ suất lợi nhuận thực tế xảy
ra (trong tương lai) có thể cao hơn hay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận mong đợi.
3
Để đo lường rủi ro của DMĐT ta thường dung phương sai hoặc độ lệch
chuẩn của lợi suất thu được. Không giống lợi suất, việc xác định độ lệch
chuẩn của DMĐT rất phức tạp do ảnh hưởng của yếu tố hiệp phương sai, tức
là mức độ quan hệ rủi ro của các chứng khoán trong DMĐT. Hiệp phương sai
giữa lợi suất của hai tài sản là chỉ tiêu đo lường mức độ quan hệ tuyến tính
giữa hai chứng khoán.
Công thức tính phương sai của DMĐT:
w w w w Vw T
j ij
N
i j
i j
i
N
i
p = ∑ i i + ∑ =
≠
= =
σ σ σ
1 , 1
2 2 2
2
+) Độ dao động của danh mục: w Vw T σ p
=
Các tham số ri, ri , σi ,
2
σ i , V do thị trường quyết định nên để điều chỉnh.
II. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán
Quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụquan trọng trong kinh doanh
chứng khoán ,là công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hoa lợi
nhuận.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý danh mục đầu tư một cách tối
ưu nhất.Một danh mục đầu tư có thể bao gồm tất cả các chứng khóan trên thị
trường như cổ phiếu, trái phiếu hay các giấy tờ sở hữu bất động sản….
Vì sao cần quản lý danh mục đầu tư?
-Thứ nhất đa dạng hoá danh mục đầu tư là nhu cầu của người đầu tư có
trường hợp giá cả của mọi chứng khoán được định giá đúng nhưng mỗi chứng
khoán vẫn chứa đựng rủi ro và những rủi ro này có thể san sẻ thông qua việc
đa dạng hóa danh mục đầu tư.
-Thứ hai: việc lựa chọn danh mục đầu tư phải tính đến ảnh hưởng của
thuế. Nhà đầu tư phải chịu mức thuế caothường không mong muốn trong danh
4
mục củamình co nh ững chứng khóan giống như trong danh mục của những
người chịu thuế thấp
-Thứ ba: quản lý danh mục đầu tư là cần thiết vì liên quan đến lứa tuổi
khách hàng đầu tư , các nhà đầu tư ở những lứa tuối khác nhau sẽ có nhu cầu
riêng trong việc lựa chọn danh mục đầu tư và liên quan đến rủi ro.Thông
thường người già thích đầu tư vào những chứng khoán có độ an toàn cao như
trái phiếu chính phủ, còn những người trẻ lại thích đầu tư vào những chứng
khoán có mửc rủi ro cao nhưng kìvọng mức lợi tức cao.
Một giả định cơ bản của lý thuyết danh mục đầu tư là những người đầu tư
đều mong muốn đạtđựơc mức lợi suất đầu tư tối đa ứng với mỗi mức rủi ro
của danh mục. Nếu phải lựa chọn giữa hai loại tài sản cùng đem lại mức lợi
suất đầu tư như nhau thì họ sẽ chọn loại tài sản có mức rủi ro thấp hơn.Tuy
nhiên điều này không có nghĩa là tất cả những nhà đầu tư đều có mức ngại rủi
ro như nhau mà còn tuỳ thuộc vào mức chấp nhận rủi ro của mỗi người trong
mối tương quan với lợi suất đầu tư mà họ có thể chấp nhận đựơc.Từ đó lý
thuyết tài chính đưa ra một quan điểm được chấp nhận chung là bất cứ một
nhà đàu tư hợp lý nào đều có một mức ngại rủi ro nhất định khi đầu tư.
1. Mức ngại rủi ro và hàm hữu dụng
Trong lý thuyết đầu tư , khái niệm mức ngại rủi ro được coi như nền
móng cơ bản trong việc phân tích quyết định đầu tư. Lý do là hầu hết các nhà
đầu tư đều có mực ngại rủi ro nhất định,song ở mức độ khác nhau.Mỗi nhà
đầu tư đều có một mức ngại rủi ro nhất định ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc
vào tâm lý và khối lượng tiền sở hữu. Các nhà kinh tế học tài chính hiện đại đã
xây dựng lý thuyết hàm hữu dụng biểu thị mối quan hệ hữu dụng của một đơn
vị tiền tệ kiếm thêm vớimức độ rủi ro của khoản đầu tư và mức ngại rủi ro của
nhà đầu tư.
5