Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

xây dựng và phát triển vhdn tại công ty đầu tư - xây dựng hà nội,
PREMIUM
Số trang
89
Kích thước
820.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
992

xây dựng và phát triển vhdn tại công ty đầu tư - xây dựng hà nội,

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Lời cam đoan

Để thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Một số ý kiến nhằm xây dựng và

phát triển Văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội em đã tham

khảo các giáo trình, các bài viết trong các tạp chí chuyên ngành ở thư viện Đại học

Kinh Tế Quốc Dân, Thư viện Quốc gia Việt Nam, một số website… để bổ sung vào

phần cơ sở lý luận của đề tài.

Trong phân tích thực trạng xây dựng Văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Đầu Tư

- Xây Dựng Hà Nội em đã tham khảo các tài liệu của công ty, đồng thời tiến hành các

cuộc khảo sát điều tra, phỏng vấn để thu thập thông tin cho đề tài.

Em xin cam đoan mọi thông tin, số liệu đã được sử dụng để phân tích đề tài là

hoàn toàn có thật, được tham khảo hợp pháp. Nếu có điều gì sai xót em xin hoàn toàn

chịu trách nhiệm trước hội đồng kỷ luật của Nhà trường.

Hà Nội tháng 4 năm 2006

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Lan Phương

SVTH: Nguyễn Thị Lan Phương – Kinh tế lao động 44 1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Danh mục bảng biểu sơ đồ

Sơ đồ 1. Các cấp độ văn hoá doanh nghiệp và mối quan hệ

Sơ đồ 2. Sự khác biệt giữa các cá nhân

Sơ đồ 3. Cơ cấu tổ chức Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội

Sơ đồ 4. Các cấp quản lý ngành của Công Ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội

Sơ đồ 5. Mối quan hệ giữa các giá trị VHDN và các phương tiện biểu đạt

Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001 – 2005

Bảng 2. thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2001 – 2005

Bảng 3. Các dự án do Công ty làm chủ đàu tư

Bảng 4. các dự án do công ty làm tư vấn thiết kế

Bảng 5. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Bảng 6. Cơ cấu lao động theo giới tính

Bảng 7. Năng lực cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật

Bảng 8. Tổng hợp các đặc trưng của Văn hoá dân tộc Việt Nam

Bảng 9. Thống kê các đặc trưng của VHDN

Bảng 10. đánh giá hiểu biết về VHDN theo trình độ học vấn

Bảng 11. Đánh giá hiểu biết về VHDN theo vị trí công tác

Bảng 12. Ảnh hưởng của VHDN tới các hoạt động khác

Bảng 13. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành VHDN

Bảng 14. Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới VHDN

Bảng 15. Các đặc trưng VHDN được thể hiện của Công Ty

Bảng 16. bảng thống kê tình hình đi làm của CBCNV quý 4 năm 2005

Bảng 17. Tình hình đi làm của CBCNV

Bảng 18. Đánh giá tác phong làm việc của CBCNV

Bảng 19. Đánh giá mức độ phối hợp giữa các bộ phận

Bảng 20. Nguyên nhân ảnh hưởng tới mức độ phối hợp trong công việc

Bảng 21. Đánh giá mức độ tự chủ trong công việc

Bảng 22. Đánh giá mức độ cần thiết của các cuộc họp

Bảng 23. Mức độ cần thiết của việc mặc đồng phục và đeo thẻ nhân sự

Bảng 24. Quy định về mặc đồng phục

Bảng 25. Thực hiện đeo thẻ nhân sự

SVTH: Nguyễn Thị Lan Phương – Kinh tế lao động 44 2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bảng 26. Đánh giá mức đọ hiểu biết lôgô của Công ty

Bảng 27. Mức độ hiểu biết về khẩu hiệu của Công ty

Bảng 28. Đánh giá mức độ hiểu biết về chính sách và mục tiêu phát triển

Bảng 29. Đánh giá hiểu biết về thị trường mục tiêu của Công ty

Bảng 30. Mức độ kiến nghị về chính sách

Bảng 31. Lý do có hoặc không kiến nghị

Bảng 32. Mức độ tin tưởng vào chính sách

Bảng 33. Mức độ tham gia vào các hoạt động văn hoá văn nghệ thể thao

Bảng 34. Đánh giá về các hoạt động văn hoá văn nghệ thể thao

Bảng 35. Nhân tố giới tính và mức độ tham gia các hoạt động VHVNTT

Bảng 36. Mức độ tiếp xúc giữa can bộ lãnh đạo và CBCNV

Bảng 37. Đánh giá về uy tín lãnh đạo

Bảng 38. Đánh giá mối quan hệ giữa CBCNV trong Công ty

Bảng 39. Mức độ tự hào về Công ty

Bảng 40. Thu nhận của người lao động từ công ty

Bảng 41. Mức độ gắn bó với Công ty

Bảng 42. Mong muốn thay đổi

SVTH: Nguyễn Thị Lan Phương – Kinh tế lao động 44 3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hoá và xu thế hội nhập không còn đặt ra cho các quốc gia câu hỏi: Hội

nhập hay chấp nhận đứng ngoài lề và lụi bại. Ngày nay, câu hỏi đó đã chuyển sang

một cấp độ cao hơn: Làm thế nào để hội nhập thành công? Bởi vì, hầu như tất cả các

quốc gia đều mong muốn được hoà chung trong xu thế phát triển của thế giới. Nhưng

không phải quốc gia nào, đặc biệt là những nước đang phát triển, cũng nhanh chóng

xác định được cho mình cách thức và đường hướng hội nhập đúng đắn. Để làm được

điều này, cần nắm bắt được những yếu tố cơ bản trong xu thế chung của thời đại,

không chỉ về chính trị, kinh tế hay khoa học kỹ thuật mà còn là vấn đề nhận thức, VH

và sự phát triển trong hệ tư tưởng của toàn xã hội.

Nền kinh tế thế giới đang tiến dần lên tầm cao mới của kinh tế tri thức, ở đó VH

kinh doanh được đặc biệt coi trọng. Xu thế mới tạo nên một sân chơi mới, với những

luật lệ mới và những thành viên có thể đáp ứng được luật chơi. Đó sẽ là những doanh

nghiệp (DN) đã xây dựng được VH đủ mạnh, để hoà nhập cùng các thành viên khác và

có được bước đi bền vững cho mình.

VHDN (VHDN) có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của DN nói riêng

và của nền kinh tế nói chung. Có thể nói, VHDN là một tài sản vô hình, một vũ khí

cạnh tranh sắc bén của nhiều DN. Một VHDN tốt sẽ giúp gắn kết các thành viên trong

DN; tăng độ chắc chắn và giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh; điều phối và kiểm

soát các hoạt động trong DN; khơi dậy niềm tự hào DN và thúc đẩy khả năng làm việc,

sáng tạo của các nhân viên. Nói tóm lại, VHDN là chìa khoá cho sự phát triển và

trường tồn của các DN. Chính vì thế, xây dựng và phát triển VHDN đang trở thành

một xu hướng lớn trên thế giới, và được nâng lên tầm chiến lược trong nhiều tập đoàn

kinh tế hùng mạnh.

Trong khi đó, ở Việt Nam, VHDN vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ.

Thực tế cho thấy, hầu hết các DN nước ta vẫn chưa có sự nhận thức đúng đắn về

VHDN, chưa thấy được sức mạnh của VHDN như một lợi thế cạnh tranh vững chắc

cho DN. Do đó, không những không đáp ứng được VH kinh doanh của các bạn hàng

nước ngoài, các DN Việt Nam còn bị chính những vật cản vô hình của một VHDN

thiếu hoàn thiện đẩy vào thế bị động ngay trên thị trường nội địa.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Phương – Kinh tế lao động 44 4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Từ những lập luận trên, em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu "Xây dựng

và phát triển VHDN tại Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội", với hy vọng sẽ nâng cao

hiểu biết cho mình và DN về VHDN và tầm quan trọng của VHDN để từ đó có những

nhận thức mới và đầu tư thích đáng cho việc xây dựng và phát triển VHDN trong tiến

trình hội nhập. Có như vậy, năng lực cạnh tranh của Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà

Nội nói riêng và các DN Việt Nam nói chung mới được nâng cao, uy tín và vị thế của

Việt Nam mới ngày càng được củng cố trên trường quốc tế.

2. Mục đích đề tài

Đề tài nghiên cứu có các mục đích sau:

- Làm rõ các yếu tố cấu thành VHDN và các nhân tố ảnh hưởng..

- Đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển VHDN tại Công ty Đầu Tư - Xây

Dựng Hà Nội.

- Đề xuất các bước xây dựng VHDN, đưa ra các giải pháp xây dựng và phát triển

VHDN tại Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc

tế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận về VHDN

như khái niệm và các yếu tố cấu thành VHDN, vai trò của VHDN đối với sự phát triển

của DN, những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành VHDN; đồng thời, nghiên cứu thực

trạng xây dựng và phát triển VHDN tại Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương

pháp cụ thể khác như: điều tra xã hội học, chụp ảnh, phỏng vấn, khảo sát thực tiễn,

phương pháp chuyên gia, phân tích - tổng hợp, so sánh đánh giá, mô tả và khái quát

hoá... để phục vụ mục đích nghiên cứu.

5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được chia làm ba chương:

Chương I: Lý luận về VHDN

Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển VHDN tại Công ty Đầu Tư -

Xây Dựng Hà Nội

SVTH: Nguyễn Thị Lan Phương – Kinh tế lao động 44 5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chương III: Một số giải pháp xây dựng và phát triển VHDN tại Công ty Đầu

Tư - Xây Dựng Hà Nội

6. Lời cảm ơn

Để hoàn thành chuyên đề thực tập này em đxin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn

Vĩnh Giang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo trong quá trình thực hiện đề tài

này.

Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể CBCNV Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà

Nội, đặc biệt xin chân thành cảm ơn Bác Trần Văn Lợi - Trưởng Phòng Tổ Chức Lao

Động Tiền Lương Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội, Chị Vũ Việt Hương, Phó

phòng cùng toàn thể các anh chị cán bộ trong phòng đã giúp đỡ em trong quá trình

thực hiện đề tài này

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên trong khuôn khổ chuyên đề nghiên cứu này

không thể đề cập hết mọi vấn đề và cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu

sót. Vì vậy em mong được các thầy cô xem xét, chỉ bảo.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Phương – Kinh tế lao động 44 6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

I. Một số khái niệm cơ bản

1. Văn hoá

1.1. Khái niệm

VH là một khái niệm hết sức đa nghĩa. Nó thể hiện trong toàn bộ mọi hoạt động

của cuộc sống, mọi lĩnh vực của xã hội, của cộng đồng, của mỗi gia đình cho tới từng

cá nhân. Trong tiếng việt VH được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức tức

trình độ VH, lối sống tức nếp sống VH; theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát

triển của một giai đoạn nào đó như VH Đông Sơn…Theo nghĩa rộng thì văn hóa chỉ

những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tuc, lối sống, lao động…

Theo các nhà VH: “VH là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần

do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác

giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội ”1

Theo các nhà kinh tế học: “VH là sự chương trình hoá chung của tinh thần, giúp

phân biệt các thành viên của nhóm người này với các thành viên của nhóm người

khác; theo nghĩa này VH bao gồm hệ thống các tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn là một

trong những nền tảng của VH”

Theo định nghĩa của nhà kinh tế học người Mỹ Czinkota: “VH là một hệ thống

những cách cư xử đặc trưng cho các thành viên của bất cứ một xã hội nào. Hệ thống

này bao gồm tất cả các vấn đề từ cách nghĩ, cách nói, cách làm, thói quen, ngôn ngữ,

sản phẩm vật chất và những tình cảm, quan điểm chung của các thành viên trong xã

hội đó”. Trong khuôn khổ chuyên đề này chúng ta sẽ sử dụng thống nhất theo định

nghĩa VH của Czinkota.

2. Văn hoá doanh nghiệp

2.1. Khái niệm

VHDN (corporate culture/ organizational culture) là gì? Chúng ta đều đồng ý là

tồn tại VHDN và đều khẳng định VHDN rất quan trọng, nhưng lại có nhiều cách hiểu

không hoàn toàn giống nhau về VHDN.

VHDN là VH của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là VH giao tiếp hay

VH kinh doanh. VHDN không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo

1

Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục 1999

SVTH: Nguyễn Thị Lan Phương – Kinh tế lao động 44 7

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp. Đó chỉ là ý muốn, ý tưởng. Những gì

chúng ta mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể

hiện trong thực tế và trong các hành vi của mỗi thành viên trong DN.

Mỗi tổ chức đều tồn tại những hệ thống hay chuẩn mực về giá trị đặc trưng,

hình tượng, phong cách được tổ chức tôn trọng và truyền từ người này sang người

khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng có ảnh hưởng quan trọng tới hành vi của các

thành viên. Khi phải đối đầu với những vấn đề nan giải, những hệ thống hay giá trị

chuẩn mực này có tác dụng hướng dẫn các thành viên trong tổ chức cách thức giải

quyết vấn đề hợp với phương châm hành động của tổ chức. Khái niệm sử dụng để mô

tả những hệ thống giá trị này được gọi là VHDN. Có rất nhiều các khái niệm khác

nhau về VHDN. Tuỳ từng cách tiếp cận vấn đề mà các nhà nghiên cứu và các học giả

lớn trên thế giới đã đưa ra những định nghĩa khá đặc sắc về VHDN:

VHDN là hệ thống các giá trị và một loạt các quy phạm chung nhằm kiểm soát

sự tương tác giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các và giữa các thành viên bên

trong với những người bên ngoài tổ chức đó. Như vậy VHDN là hệ thống những niềm

tin và giá trị chung được xây dựng trong tổ chức nhằm hướng dẫn hành vi của các

thành viên.

“VHDN là hệ thống các giá trị, những niềm tin, những quy phạm được chia sẻ

bởi các thành viên trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của những người lao động

trong tổ chức”2

. Chúng có tác dụng tạo nên một sự thống nhất, đồng thuận và hợp tác

trong DN làm cho người lao động gắn bó với tổ chức trong một môi trường làm việc

hữu nghị, giữa các thành viên có sự chia sẻ, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ, thúc đẩy tổ

chức ngày càng phát triển.

VHDN được thể hiện thông qua các quy định, chế độ, nguyên tắc có tính chất

ràng buộc trong nội bộ. Nhưng quan trong hơn là trải qua một khoảng thời gian dài thì

những quy định, nguyên tắc đó sẽ trở thành những chuẩn mực, những giá trị, những

tập quán và những nguyên tắc “bất thành văn”. Những cái “bất thành văn đó” sẽ điều

chỉnh các quyết định quản trị và các hoạt động sản xuất kinh doanh. DN thành công

hay thất bại phụ thuộc vào những cái “bất thành văn” đó.

2.2. Phân loại Văn hoá doanh nghiệp

VHDN được chia thành ba cấp độ như sau:

2 TS. Nguyễn Mạnh Quân, Đạo đức kinh doanh và VHDN, NXB Lao Động Xã Hội 2004

SVTH: Nguyễn Thị Lan Phương – Kinh tế lao động 44 8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!