Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng và phát triển nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đông Á - Sở giao dịch TPHCM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Xây dựng và phát triển nhóm sản phẩm dành cho KHCN tại DongA Bank – Sở Giao dịch TPHCM
SVTH: Đặng Thị Ngọc Thúy 1
MỞ ĐẦU
Lịch sử hình thành và phát triển của kinh tế thế giới đã chứng minh hệ thống
Ngân hàng là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế. Thực vậy, hoạt động Ngân hàng
đóng một vai trò hết sức to lớn trong việc khai thông nguồn vốn cho nền kinh tế.
Thông qua hoạt động Ngân hàng mà nguồn vốn được tích tụ, tập trung và phân phối lại
cho các đối tượng có nhu cầu vốn, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập toàn diện, vừa đón nhận những
thuận lợi từ quá trình mở cửa, vừa phải đương đầu với những khó khăn nhất định về
nhiều mặt như sự cạnh tranh từ các công ty nước ngoài, những điều còn tồn đọng trong
chính sách điều hành của nhà nước, tình hình chính trị, biên giới phức tạp... Trong bối
cảnh khủng hoảng kinh tế vẫn là nỗi lo của các nhà quản lí, tình hình lạm phát gia tăng,
các khó khăn về kinh tế vĩ mô bao trùm toàn bộ các doanh nghiệp, hoạt động của các
ngân hàng tại Việt Nam cũng gặp không ít những trở ngại. Thêm vào đó, sự cạnh tranh
của các NHTM ngày càng trở nên gay gắt trong hoạt động tín dụng và huy động. Năm
2012, nhà nước liên tục giảm trần lãi suất, ban hành chính sách tiền tệ thận trọng khiến
nguồn cung tiền ra nền kinh tế bị hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản của
các ngân hàng, thêm vào đó, cũng theo định hướng của NHNN chỉ tiêu tăng trưởng tín
dụng của các ngân hàng trong năm 2012 chỉ ở mức từ 15-17% nên qui mô tổng tín
dụng được phép tăng trong năm 2012 cho các ngân hàng được tính trên con số này sẽ
khá hạn hẹp.
Đây chính là thời điểm mà các nhà quản lí, các nhà hoạch định chính sách của
cả NHNN và các NHTM phải có cái nhìn khác về kinh doanh trong lĩnh vực ngân
hàng. Lợi nhuận của ngân hàng từ lâu đã không còn quá phụ thuộc và sự tăng trưởng
tiền gửi và tiền vay, sự phát triển của ngân hàng ngày nay không chỉ về mặt doanh số,
lợi nhuận, cơ sở hạ tầng hay mạng lưới…mà còn là về hình ảnh, sức mạnh thương hiệu
và nhất là chất lượng phục vụ KH. Các ngân hàng muốn tồn tại thì phải tự làm mới
mình, thiết kế và xây dựng ra những sản phẩm tốt hơn, tiện ích hơn và đáp ứng được
nhu cầu của đông đảo KH, các sản phẩm của ngân hàng ngày nay không phải chỉ để
Xây dựng và phát triển nhóm sản phẩm dành cho KHCN tại DongA Bank – Sở Giao dịch TPHCM
SVTH: Đặng Thị Ngọc Thúy 2
kinh doanh, mà là phải để phục vụ KH. Đây là vấn đề quan trọng trong chiến lược
cạnh tranh và phát triển của các ngân hàng Việt Nam.
Trước tình hình thực tế đó, DongA Bank định hướng xây dựng các nhóm sản
phẩm dành cho KHCN, đây là một sản phẩm mới của DongA Bank hướng đến sự phát
triển mạng lưới KH, cung cấp đa dạng sản phẩm, cung cấp nhiều sự lựa chọn cho KH,
hướng đến nhiều đối tượng KH tiềm năng mà trước đây ngân hàng chưa khai thác được
nhẳm từng bước từng bước đưa DongA Bank thành một Tập đoàn Tài chính Ngân
hàng hàng đầu Việt Nam - vươn ra quốc tế được KH mến yêu, tín nhiệm.
Sau thời gian thực tập tại Sở giao dịch DongA Bank, qua quá trình quan sát học
hỏi cũng như kinh nghiệm thực tế bán hàng, em nhận thấy nhóm sản phẩm là một sản
phẩm hoàn toàn mới, có thể mang lại hiệu quả cao trong hoạt động cũng như tạo một
thói quen sử dụng nhiều hơn dịch vụ ngân hàng của các cá nhân. Và đây cũng là lý do
em chọn đề tài “Xây dựng và phát triển nhóm sản phẩm dành cho KHCN tại ngân hàng
Đông Á – Sở Giao Dịch Tp.HCM” để tìm hiểu và nghiên cứu.
1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về DongA Bank, tìm hiểu về các nhóm sản phẩm nói chung và về nhóm
sản phẩm của DongA Bank nói riêng.
- Phân tích về nội dung, điều kiện, qui trình và các tiện ích mà nhóm sản phẩm mang
lại cho KH.
- Đề xuất các biện pháp phát triển và gia tăng hiệu quả của nhóm sản phẩm đối với
DongA Bank và đối với KH.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phân tích, đánh giá số liệu để đưa ra các nhận xét, kết luận về thực trạng và hiệu
quả hoạt động kinh doanh “Sản phẩm nhóm” dành cho KHCN của Ngân hàng.
Xây dựng và phát triển nhóm sản phẩm dành cho KHCN tại DongA Bank – Sở Giao dịch TPHCM
SVTH: Đặng Thị Ngọc Thúy 3
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Chuyên đề nghiên cứu tình hình kinh doanh và phát triển nhóm sản phẩm dành cho
tại DongA Bank – Sở Giao Dịch TPHCM
4. NGUỒN SỐ LIỆU, DỮ LIỆU
- Báo cáo này có sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổ hợp qua quá trình
nghiên cứu, thu thập số liệu từ các văn bản sản phẩm, các báo cáo tài chính, các
phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu có liên quan.
5. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO
Phần nội dung chính của khóa luận tốt nghiệp “ Xây dựng và phát triển nhóm sản
phẩm dành cho KHCN tại ngân hàng Đông Á – Sở Giao Dịch TP HCM” gồm 4
phần:
Mở đầu
Chƣơng I: Tìm hiểu về Ngân hàng Thương mại và nhóm sản phẩm của
Ngân hàng Thương Mại
Chƣơng II: Thực trạng của nhóm sản phẩm tại DongA Bank – Sở Giao
Dịch TPHCM
Chƣơng III: Đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển nhóm sản phẩm tại
DongA Bank – Sở Giao Dịch TPHCM
Kết luận
Xây dựng và phát triển nhóm sản phẩm dành cho KHCN tại DongA Bank – Sở Giao dịch TPHCM
SVTH: Đặng Thị Ngọc Thúy 4
CHƢƠNG I: TÌM HIỂU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ
NHÓM SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm về NHTM
Theo Luật các Tổ chức tín dụng (47/2010/QH12) thì Ngân hàng là loại hình tổ
chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội
dung thường xuyên là nhận tiền gởi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng
dịch vụ thanh toán, và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế hiện đại,
giúp huy động những nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để cung cấp cho những đối
tượng KH có nhu cầu, đồng thời cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến tiền tệ và
thanh toán.
1.1.2 Chức năng của NHTM:
Trong nền kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng phát triển, Ngân hàng thương mại
có 3 chức năng chính sau đây:
- Chức năng trung gian tín dụng: chức năng trung gian tín dụng được xem là chức
năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian
tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về
vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa
đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất
nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người
gửi tiền và người đi vay.
- Chức năng trung gian thanh toán: NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh
nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của KH như trích tiền từ tài
khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản
tiền gửi của KH tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM
Xây dựng và phát triển nhóm sản phẩm dành cho KHCN tại DongA Bank – Sở Giao dịch TPHCM
SVTH: Đặng Thị Ngọc Thúy 5
cung cấp cho KH nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy
nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, KH có thể
chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không
phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở
gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản
thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại
đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng
hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển
kinh tế.
- Chức năng tạo tiền: tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của
ngân NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn
tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của
mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo
tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và
chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số
vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được KH sử dụng để mua hàng
hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của KH vẫn
được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh
toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện
thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng
thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp
dụng đối với NHTM. Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng
cung tiền vào nền kinh tế.
1.1.3 Các hoạt động của NHTM:
- Hoạt động huy động vốn: hoạt động huy động vốn là hoạt động thường xuyên của
Ngân hàng thương mại. Một Ngân hàng thương mại bất kì nào cũng bắt đầu hoạt động
của mình bằng việc huy động nguồn vốn. Đối tượng huy động của Ngân hàng thương
mại là nguồn tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, dân cư. Nguồn vốn quan trọng
Xây dựng và phát triển nhóm sản phẩm dành cho KHCN tại DongA Bank – Sở Giao dịch TPHCM
SVTH: Đặng Thị Ngọc Thúy 6
nhất,và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là
tiền gửi của KH.
- Hoạt động sử dụng vốn: hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng bằng những cách
sau: Ngân hàng đã tài trợ lại cho nền kinh tế dưới dạng các sản phẩm vay, hoặc Ngân
hàng đầu tư trực tiếp, Ngân hàng tham gia góp vốn cùng kinh doanh hay cho thuê tài
sản, Ngân hàng đầu tư trên thị trường chứng khoán... Những đối tượng tài trợ của Ngân
hàng không chỉ có các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động trong lĩnh vực thương mại
mà còn có cả các cá nhân tiêu dùng, thậm chí Chính phủ cũng được Ngân hàng tài trợ
dưới những hình thức : Ngân hàng thương mại mua tín phiếu kho bạc, trái phiếu của
chính phủ trên thị trường tiền tệ.
- Hoạt động trung gian: Ngoài hai hoạt động cơ bản là hoạt động huy động vốn và
hoạt động sử dụng vốn thì Ngân hàng thương mại cũng thực hiện các dịch vụ trung
gian cho KH của mình. Các dịch vụ này được coi là hoạt động trung gian bởi vì khi
thực hiện các hoạt động này Ngân hàng không đứng vai trò là con nợ hay chủ nợ mà
đứng ở vị trí trung gian để thoả mãn nhu cầu KH về dịch vụ mà KH cần. Hoạt động
trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ khác nhau: như dịch vụ thu hộ, chi hộ cho KH có
tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, dịch vụ chuyển khoản từ tài khoản này đến tài khoản
khác ở cùng một Ngân hàng hay ở hai Ngân hàng khác nhau; dịch vụ tư vấn cho KH
các vấn đề tài chính, dich vụ giữ hộ các chứng từ, vật quý giá, dịch vụ chi lương cho
các doanh nghiệp có nhu cầu; dịch vụ khấu trừ tự động.
1.2 Tổng quan về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thƣơng mại và
nhóm sản phẩm dành cho KHCN
1.2.1 Khái quát về KH và phân loại KH:
- KH là người mua hoặc có sự quan tâm, theo dõi một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào
đó mà sự quan tâm này có thể dẫn đến hành động mua.
- Phân loại KH: thường gồm có 2 loại KH chính là KH cá nhân và KH doanh nghiệp.