Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng thương mại trường mầm non ngoài công lập
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
855

Xây dựng thương mại trường mầm non ngoài công lập

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HÀ

XÂY DỰNG THƢƠNG HIỆU

TRƢỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2013

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HÀ

XÂY DỰNG THƢƠNG HIỆU

TRƢỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nông Khánh Bằng

THÁI NGUYÊN - 2013

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu i http://lrc.tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Xây dựng thương hiệu trường mầm non

ngoài công lập” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu

trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công

trình nào khác. Tài liệu tham khảo và nội dung trích dẫn đảm bảo sự đúng đắn,

chính xác, trung thực và tuân thủ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ.

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc

chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu ii http://lrc.tnu.edu.vn/

LỜI CẢM ƠN

Có đƣợc kết quả này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nông

Khánh Bằng, thầy đã giúp đỡ chỉ dẫn tận tình cho tác giả trong quá trình

chuẩn bị, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban lãnh đạo, Khoa Sau đại

học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, các thầy cô đã trực tiếp giảng

dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên

cứu tại trƣờng.

Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng bảo vệ Đề cƣơng

luận văn đã chỉ dẫn, góp ý đề tác giả hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của các cán bộ quản lý, hội đồng

quản trị, tập thể giáo viên, phụ huynh học sinh của các trƣờng mầm non ngoài

công lập tại Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn.

Trong quá trình thực hiện, dù rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi

những thiếu sót. Kính mong tiếp tục nhận đƣợc sự chỉ dẫn, đóng góp quý báu

của các thầy cô và các đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013

Tác giả

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu iii http://lrc.tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii

MỤC LỤC............................................................................................................iii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN........................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v

MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3

3. Khách thể nghiên cứu .................................................................................. 3

4. Giả thuyết khoa học..................................................................................... 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3

6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 4

7. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG THƢƠNG HIỆU

TRƢỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP....................................................... 6

1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................... 6

1.2. Những khái niệm cơ bản........................................................................... 9

1.2.1. Thƣơng hiệu và vai trò của thƣơng hiệu trong giáo dục ....................... 9

1.2.1.1. Thuật ngữ thƣơng hiệu ....................................................................... 9

1.2.1.2. Vai trò của thƣơng hiệu .................................................................... 10

1.2.1.3. Dịch vụ giáo dục và ý nghĩa của thƣơng hiệu trong giáo dục.......... 11

1.2.2. Nhà trƣờng và Nhà trƣờng mầm non ngoài công lập.......................... 17

1.2.3. Chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam đối với trƣờng ngoài công lập

hiện nay ............................................................................................... 22

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và quản lý thƣơng hiệu trong giáo dục 24

1.4. Những yếu tố cơ bản để xây dựng thƣơng hiệu nhà trƣờng................... 31

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu iv http://lrc.tnu.edu.vn/

1.4.1. Có kế hoạch xây dựng thƣơng hiệu nhà trƣờng một cách bài bản và

chuyên nghiệp...................................................................................... 31

1.4.2. Xây dựng chất lƣợng giáo dục nhà trƣờng.......................................... 34

1.4.3. Phát triển văn hóa tổ chức trong nhà trƣờng ....................................... 36

Kết luận chƣơng 1............................................................................................ 37

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƢƠNG HIỆU Ở MỘT SỐ

TRƢỜNG MẦM NON NCL TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ........................ 38

2.1 Khái quát tình hình phát triển các trƣờng mầm non NCL tại Hải Phòng.... 38

2.1.1 Tình hình phát triển giáo dục tại Hải Phòng ........................................ 38

2.1.2. Hệ thống các trƣờng mầm non NCL của thành phố Hải Phòng.......... 40

2.2. Thực trạng thƣơng hiệu và xây dựng thƣơng hiệu của các trƣờng mầm

non NCL tại Hải Phòng ......................................................................... 41

2.2.1 Thực trạng nhận thức xây dựng thƣơng hiệu các trƣờng mầm non NCL.... 41

2.2.2 Thực trạng các biện pháp xây dựng thƣơng hiệu của các trƣờng mầm

non ngoài công lập......................................................................................... 44

Kết luận chƣơng 2.............................................................................................. 58

Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG THƢƠNG HIỆU TRƢỜNG

MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP ...................................................................... 59

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp....................................................... 59

3.2 Các biện pháp xây dựng thƣơng hiệu...................................................... 62

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, tạo sự chuyển biến

thực sự để triển khai xây dựng thƣơng hiệu nhà trƣờng ................... 62

3.2.1.1 Ý nghĩa và mục đích của biện pháp .................................................. 62

3.2.1.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp ............................................. 63

3.2.2. Xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu nhà trƣờng .................... 70

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp...................................................... 70

3.2.2.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp .............................................. 70

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu v http://lrc.tnu.edu.vn/

3.2.3 Áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng phù hợp để nâng cao chất lƣợng

giáo dục ............................................................................................... 76

3.2.3.1 Ý nghĩa và mục đích của biện pháp .................................................. 76

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp ............................................. 77

3.2.4. Xây dựng môi trƣờng văn hóa trƣờng học để phát triển thƣơng hiệu

nhà trƣờng............................................................................................ 78

3.2.4.1. Ý nghĩa và mục đích của biện pháp ................................................. 78

3.2.5.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp ............................................. 79

3.2.5. Tổ chức thiết kế, tạo dựng các yếu tố của thƣơng hiệu đồng thời đẩy

mạnh tuyên truyền, quảng bá thƣơng hiệu của nhà trƣờng................. 83

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp...................................................... 83

3.2.5.2. Nội dung và biện pháp thực hiện...................................................... 84

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đƣợc đề xuất........................................ 88

3.4 Tổ chức khảo nghiệm .............................................................................. 89

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm............................................................................ 89

Kết luận chƣơng 3............................................................................................ 93

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 94

1. Kết luận...................................................................................................... 94

2. Khuyến nghị............................................................................................... 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 97

PHỤ LỤC...............................................................................................................

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu iv http://lrc.tnu.edu.vn/

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CBQL: Cán bộ quản lý

CSVC: Cơ sở vật chất

GD: Giáo dục

GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo

GV: Giáo viên

H: Huyện

HĐND: Hội đồng nhân dân

HĐQT: Hội đồng quản trị

HS: Học sinh

LGD 2009: Luật giáo dục năm 2009

NCL: Ngoài công lập

NV: Nhân viên

TH: Tiểu học

THCS: Trung học cơ sở

THPT: Trung học phổ thông

TP: Thành phố

TX: Thị xã

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

XHHGD: Xã hội hóa giáo dục

UHND: Ủy ban nhân dân

Web: Website

WTO: Tổ chức thƣơng mại thế giới

GDĐH: Giáo dục đại học

DVGD: Dịch vụ giáo dục

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu v http://lrc.tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thống kê số ngƣời học trong toàn quốc của các trƣờng NCL so

với các trƣờng công lập trong 3 năm gần đây...................................20

Bảng 2.1: Nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác xây

dựng thƣơng hiệu đối với một trƣờng học ........................................42

Bảng 2.2: Hiểu biết về khái niệm thƣơng hiệu của trƣờng học.........................43

Bảng 2.3: Tiêu chí chọn trƣờng mầm non của phụ huynh học sinh..................44

Bảng 2.4: Mức độ thực hiện những biện pháp xây dựng thƣơng hiệu nhà trƣờng........45

Bảng 2.5a: Qui mô phát triển số lƣợng giáo viên, nhân viên và học sinh

qua 4 năm học của Trƣờng mầm non Bi Bi ......................................50

Bảng 2.5b: Qui mô phát triển số lƣợng giáo viên, nhân viên và học sinh

qua 4 năm học của Trƣờng mầm non Hữu Nghị Quốc Tế................50

Bảng 3.1: Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý xây dựng thƣơng

hiệu nhà trƣờng..................................................................................90

Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất để quản lý công tác

xây dựng thƣơng hiệu nhà trƣờng .....................................................91

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 1 http://lrc.tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng với sự tồn tại và phát triển của

toàn nhân loại. Trong suốt lịch sử, đặc biệt là ở những nƣớc phát triển, giáo dục

luôn chiếm vị trí trung tâm trong cam kết của đất nƣớc đối với công dân. Việt

Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), chúng

ta đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ

nghĩa, thì giáo dục (đƣợc WTO xếp vào là một trong những lĩnh vực dịch vụ)

sẽ phải tuân theo các qui luật của kinh tế thị trƣờng, tức là giáo dục sẽ đứng

trƣớc sự cạnh tranh để phát triển.

Sự nghiệp đổi mới Giáo dục đang tiến cùng sự nghiệp đổi mới của đất

nƣớc. Một trong những chủ trƣơng, giải pháp Giáo dục phát triển là đẩy mạnh

thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục (XHHGD). Chủ trƣơng này đƣợc Đảng,

Nhà nƣớc khẳng định trong các văn kiện của Đảng, trong Luật giáo dục của

Quốc hội, trong Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ và trong nhiều

văn bản từ Trung ƣơng đến các bộ, ngành, địa phƣơng.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,

đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ

của trẻ em Việt Nam. Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg về đề án phát triển giáo

dục mầm non giai đoạn 2006-2015 một lần nữa khẳng định việc phát triển, đa

dạng hóa các phƣơng thức chăm sóc, giáo dục và quản lý các trƣờng mầm non

là một trong những nội dung thực hiện công tác XHHGD. “Cơ sở giáo dục

mầm non đƣợc thực hiện theo 3 loại hình: công lập, dân lập, tƣ thục. Loại hình

công lập chủ yếu đƣợc thành lập ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc

biệt khó khăn; thực hiện việc chuyển các cơ sở giáo dục mầm non bán công

sang loại hình dân lập hoặc tƣ thục theo quy định của pháp luật. Khuyến khích

thành lập các cơ sở giáo dục mầm non tƣ thục”.

Do tính chất đặc biệt của bậc học mầm non là nuôi dƣỡng, chăm sóc,

giáo dục trẻ từ 3-72 tháng tuổi, tạo tiền đề vững chắc cho sự hình thành và phát

triển nhân cách con ngƣời nên bậc học mầm non ngày càng đƣợc coi trọng đối

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 2 http://lrc.tnu.edu.vn/

với mỗi gia đình, mỗi quốc gia. Hiện nay đứng trƣớc sự quá tải của các trƣờng

mầm non công lập, nhiều gia đình lựa chọn niềm tin gửi gắm con em mình tại

các trƣờng mầm non ngoài công lập (NCL). Chính vì vậy, uy tín và thƣơng

hiệu của các trƣờng mầm non NCL là yếu tố đầu tiên khi các bậc phụ huynh

lựa chọn ngôi trƣờng cho con em mình.

Khác với các trƣờng mầm non công lập đƣợc ngân sách cấp, kinh phí

hoạt động của các trƣờng NCL là do các chủ đầu tƣ trang trải - mà thực chất là

của chính ngƣời học chi trả. Trong quá trình phát triển, trƣờng mầm non NCL

nào có chất lƣợng, có uy tín, có thƣơng hiệu mạnh, có sự khác biệt ƣu việt mới

đƣợc phụ huynh học sinh chấp nhận trả tiền cho con em vào học.

Thuật ngữ “Thƣơng hiệu” và các vấn đề liên quan đến thƣơng hiệu nhƣ:

xây dựng thƣơng hiệu, phát triển thƣơng hiệu, quản lý thƣơng hiệu, định vị

thƣơng hiệu, hay đăng ký, tranh chấp thƣơng hiệu… ngày càng đƣợc đề cập

nhiều hơn trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Đến

nay, khái niệm thƣơng hiệu đã đƣợc sử dụng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề,

trong đó có giáo dục. Khác với các ngành kinh tế, quá trình xây dựng thƣơng

hiệu trong giáo dục phức tạp, khó khăn hơn rất nhiều bởi những đặc thù riêng

của ngành này nhƣ: đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chƣa có nhiều sự hiểu

biết về việc xây dựng và quản lý thƣơng hiệu; chƣa có nhiều công trình nghiên

cứu về vấn đề thƣơng hiệu trong lĩnh vực giáo dục; sản phẩm của giáo dục lại

là con ngƣời có trí trức (một loại sản phẩm đặc biệt) và quan điểm không

thƣơng mại hóa giáo dục…

Tại Việt Nam, đã có một số các trƣờng mầm non quốc tế khi bắt đầu đƣa

vào hoạt động đã rất chú trọng đến việc xây dựng thƣơng hiệu của trƣờng và có

một chiến lƣợc cụ thể trong quá trình hoạt động giáo dục của mình. Điển hình

nhƣ hệ thống các trƣờng mầm non Kinderworld, American shool, Wonderland,

Meaple Bear, mầm non tƣ thục quốc tế Sài Gòn ISS… đã có sự thành công

trong việc xây dựng thƣơng hiệu của mình tại một số thành phố lớn của Việt

Nam. Yếu tố đem lại sự thành công này của các trƣờng đƣợc minh chứng bằng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!