Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng thương hiệu nông sản khu vực miền núi phía Bắc khó hay dễ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
S¶n xuÊt chÕ biÕn - tiªu thô s¶n phÈm
32 Tạp chí chăn nuôi số 5 - 08
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC:
KHÓ HAY DỄ?
Đào Lệ Hằng*
ã từ lâu, những cái tên sản phẩm như
chè Tân Cương, chè Shan tuyết, chè
Suối Giàng, chè Ô Long, chè đắng Cao
Bằng, thảo quả Sa Pa, măng sặt Nghĩa Lộ,
hạt dẻ Trùng Khánh, gạo Điện Biên, gạo
nếp Tú Lệ, khoai môn Thuận Châu, vải
thiều Lục Ngạn, mận hậu Bắc Hà, bưởi
Đoan Hùng, quýt Bắc Giang, mía Bưng
(Hòa Bình), cam Hàm Yên, sữa Mộc Châu,
trâu Mốc Tuyên Quang, ngựa Bạch Lạng
Sơn, dê cỏ Hà Giang, lợn “mít” Lào Cai, gà
H’Mông Sơn La, cá lăng Hòa Bình, cá chim
trắng Sơn La, cá Hồi Sa Pa,... luôn là sự
lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng
trong nước nhưng liệu chúng có là những
thương hiệu đã được khẳng định và bền
vững hay chưa thì câu trả lời vẫn còn bỏ
ngỏ.
*
Bưởi Đoan Hùng tuy đã được đăng ký
thương hiệu nhưng vẫn chưa thể phát triển
hàng hóa quy mô lớn do việc nghiên cứu
điều kiện sinh thái, việc áp dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất để phòng bệnh và
nhân nhanh giống gốc còn rất hạn chế.
Mận được trồng nhiều ở Sa Pa, Lào Cai,
Lạng Sơn,... mận cùng với các loại quả ôn
đới như mơ, đào, lê, táo là nhóm cây ăn
quả quan trọng chiếm tới 24,5% diện tích
cây ăn quả cả nước. Song dù ngon nhưng
* Cục Chăn nuôi.
mận Việt Nam lại bị đơn điệu về giống,
thường bị ép giá vì thu hoạch đồng loạt do
chín rộ cùng một thời điểm trong khi khâu
chế biến và đa dạng hóa sản phẩm từ mận
còn rất sơ sài.
Chè Thái Nguyên nổi tiếng thơm ngon đậm
đà nhưng năng suất còn thấp (8 - 10 tấn
búp tươi/ha) và dư lượng thuốc trừ sâu,
chất điều hòa sinh trưởng còn nhiều.
Nếp thơm Tú Lệ là một đặc sản đặc biệt
của xã Tú Lệ - Văn Chấn - Yên Bái. Loại
nếp Tú Lệ có tới 3 giống là Tan Chậu, Tan
Lả, Tan Pỏm nhưng hai giống Tan Lả (thơm
nhất) và Tan Pỏm đã mất giống do thời gian
sinh trưởng kéo dài, năng suất thấp. Giống
Tan Chậu dẻo ngon nhất, dễ làm và sinh
trưởng chỉ 5 tháng nên được lưu giữ nhưng
hiện đang thoái hóa do thay đổi chế độ
canh tác (1 vụ nếp + 1 vụ lúa lai), do lai tạp,
tích lũy bệnh tật,...
Khoai môn Thuận Châu (Sơn La), Lục Yên
(Yên Bái),... là nguồn gien cây có củ quý hiếm,
dễ trồng, năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn
nhưng sản xuất còn tản mạn, thậm chí còn chưa
được quan tâm thỏa đáng của các nhà khoa học
và quản lý nên chưa thể phát triển thành ngành
hàng.
Trâu Ngố Lai Châu, trâu Gié Sơn la, trâu
Mốc Tuyên Quang; bò U Cao Bằng, ngựa
Lạng Sơn, Lào Cai; dê Cỏ Hà Giang, Hòa
Đ