Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường tiểu học vùng khó khăn Tỉnh Bắc Kạn
PREMIUM
Số trang
144
Kích thước
840.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1081

Xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường tiểu học vùng khó khăn Tỉnh Bắc Kạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM DUY HƢNG

XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP

THÂN THIỆN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC

VÙNG KHÓ KHĂN TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÍNH

THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.

Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ

nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Phạm Duy Hƣng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường ĐHSP Thái Nguyên,

Khoa Tâm lý Giáo dục, các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả

trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Tính

người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện luận văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Lãnh đạo và chuyên viên

Phòng Giáo dục Tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn, lãnh đạo và cán

bộ chuyên môn phòng giáo dục và đào tạo huyện Pác Nặm đã tạo điều kiện cho

tác giả trong quá trình nghiên cứu.

Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Chính quyền, các Đoàn thể của

06 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Pác Nặm và cán bộ, giáo viên, học

sinh, cha mẹ học sinh của 06 đơn vị trường mà tác giả điều tra khảo sát, cảm

ơn các đồng nghiệp, các bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện, động viên và

giúp đỡ tác giả hoàn thành bản luận văn này.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2011

Tác giả

Phạm Duy Hƣng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

Trang bìa phụ

Lời cam đoan..................................................................................................... i

Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii

Mục lục ............................................................................................................iii

Bảng ký hiệu viết tắt ..................................................................................... vii

Danh mục các bảng ...................................................................................... viii

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ......................................................... 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3

5. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 4

6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4

7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................ 4

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................... 5

7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ .................................................................... 5

8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 5

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG HỌC

TẬP THÂN THIỆN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC ........................................... 6

1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu...................................................................... 6

1.2. Khái niệm công cụ ............................................................................... 10

1.2.1. Khái niệm thân thiện .................................................................... 10

1.2.2. Khái niệm môi trường học tập ..................................................... 11

1.2.3. Khái niệm môi trường học tập thân thiện .................................... 13

1.2.4. Khái niệm xây dựng môi trường học tập thân thiện .................... 14

1.3. Những vấn đề cơ bản về việc xây dựng MTHTTT ở cấp tiểu học ..... 15

1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh cấp tiểu học .................................. 15

1.3.2. Mục tiêu, ý nghĩa của xây dựng MTHTTT ở trường tiểu học ..... 18

1.3.2.1. Mục tiêu của xây dựng môi trường học tập thân thiện ......... 18

1.3.2.2. Ý nghĩa của xây dựng MTHTTT ở trường tiểu học ............. 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

1.3.3. Nội dung xây dựng môi trường học tập thân thiện .......................... 21

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng môi trường học tập thân

thiện và vai trò của Hiệu trưởng với việc xây dựng môi trường

học tập thân thiện ở trường tiểu học ................................................ 28

1.3.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng môi trường học tập thân

thiện ở trường tiểu học ................................................................. 28

1.3.4.2. Vai trò của Hiệu trưởng trong xây dựng môi trường học tập

thân thiện ở trường tiểu học ......................................................... 31

Kết luận chương 1 ...................................................................................... 33

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP

THÂN THIỆN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC VÙNG KHÓ KHĂN TỈNH

BẮC KẠN ...................................................................................................... 34

2.1. Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội, giáo dục tỉnh Bắc Kạn ...... 34

2.1.1. Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn ........ 34

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục của tỉnh Bắc Kạn .......................... 34

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục tiểu học của tỉnh Bắc Kạn ............ 35

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................ 37

2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về môi trường

học tập thân thiện ............................................................................. 38

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về môi trường học tập

và các thành phần cấu tạo nên môi trường học tập .......................... 38

2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan

trọng của môi trường học tập đối với hoạt động dạy và học ............ 41

2.3.3. Đánh giá của giáo viên về ảnh hưởng của môi trường học tập

đến giáo viên và học sinh ............................................................. 43

2.3.4. Nhận thức của cán bộ quản lý về ảnh hưởng của môi trường

học tập đối với cán bộ quản lý ..................................................... 47

2.3.5. Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về vai trò của Hiệu trưởng

trong việc xây dựng môi trường học tập thân thiện .......................... 49

2.4. Thực trạng môi trường học tập ở các trường tiểu học vùng khó

khăn được khảo sát........................................................................... 50

2.4.1. Thực trạng môi trường vật chất ảnh hưởng đến hoạt động học tập .... 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

2.4.2. Thực trạng về môi trường tinh thần ............................................. 53

2.4.3. Thực trạng các biện pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện

của hiệu trưởng ................................................................................ 63

2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng của đến môi trường học tập thân thiện của

Hiệu trưởng ...................................................................................... 68

2.4.5. Đánh giá mức độ tổ chức thực hiện việc xây dựng môi trường

học tập thân thiện của nhà trường .................................................... 70

Kết luận chương 2 ................................................................................... 72

Chƣơng 3. BIỆN PHÁP XÂY DƢNG MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP

THÂN THIỆN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC VÙNG KHÓ KHĂN

TỈNH BẮC KẠN ................................................................................. 74

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ................................................... 74

3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục bậc tiểu học vùng khó khăn

tỉnh Bắc Kạn ................................................................................ 74

3.1.2. Đảm bảo tính khả thi .................................................................... 74

3.1.3. Đảm bảo tính pháp chế ................................................................. 75

3.1.4. Phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học vùng khó khăn .. 75

3.2. Hệ thống các biện pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện ở

trường tiểu học vùng khó khăn tỉnh Bắc Kạn .................................. 76

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh

về môi trường học tập thân thiện ................................................. 76

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp ........................................................ 76

3.2.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp ............................................... 76

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp ......................................... 78

3.2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo

viên; đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò tích

cực của học sinh ............................................................................ 78

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp ........................................................ 78

3.2.2.2. Nội dung thực hiện của biện pháp ........................................ 78

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp ......................................... 82

3.2.3. Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của học sinh,

xây dựng nề nếp học tập .............................................................. 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp ........................................................ 82

3.2.3.2. Nội dung thực hiện biện pháp ............................................... 82

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp ......................................... 84

3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập

của học sinh ................................................................................. 84

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp ........................................................ 84

3.2.4.2. Nội dung thực hiện của biện pháp ........................................ 84

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp ......................................... 87

3.2.5. Xây dựng môi trường thân thiện ngoài nhà trường ..................... 88

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp ........................................................ 88

3.2.5.2. Nội dung thực hiện biện pháp ............................................... 88

3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp ......................................... 91

3.2.6. Xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường ............................... 92

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp ........................................................ 92

3.2.6.2. Nội dung thực hiện của biện pháp ........................................ 92

3.2.6.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp ......................................... 96

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................... 96

3.4. Khảo nghiệm các biện pháp ................................................................ 98

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ................................................................. 98

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ............................................................... 98

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ........................................................... 98

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ................................................................... 98

Kết luận chương 3 .................................................................................... 102

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 103

1. Kết luận ................................................................................................ 103

2. Kiến nghị .............................................................................................. 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 107

PHỤ LỤC .................................................................................................... 110

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii

BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

CBQL Cán bộ quản lý

CNH Công nghiệp hóa

CNTT Công nghệ thông tin

CSVC Cơ sở vật chất

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

GV Giáo viên

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

HĐH Hiện đại hóa

HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp

HS/hs Học sinh

MTHTTT Môi trường học tập thân thiện

NV Nhân viên

NXB Nhà xuất bản

PPDH Phương pháp dạy học

PTCS Phổ thông cơ sở

TH Tiểu học

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

TW Trung ương

UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO Tổ chức văn hóa thế giới

UNICEF Quỹ Nhi đổng Liên hợp quốc

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Biểu 2.1. Nhận thức của CBQL và GV về MTHHTT .............................. 39

Biểu 2.2. Nhận thức của CBQL&GV về tầm quan trọng của MTHHTT .......... 41

Biểu 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về ý nghĩa của MTHT ...... 42

Biểu 2.4. Ảnh hưởng của môi trường học tập đến giáo viên .................... 44

Biểu 2.5. Ảnh hưởng của môi trường học tập đến học sinh ...................... 46

Biểu 2.6. Ảnh hưởng của môi trường học tập đối với cán bộ quản lý ........... 48

Biểu 2.7. Nhận thức của CBQL về vai trò của Hiệu trưởng ..................... 49

Biểu 2.8. Nhận thức của GV về vai trò của Hiệu trưởng .......................... 50

Biểu 2.9. Cơ sở vật chất hiện có ................................................................ 50

Biểu 2.10. Cảnh quan không gian trường lớp ............................................. 52

Biểu 2.11. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập .......................... 53

Biểu 2.12. Mức độ thực hiện các nề nếp học tập ........................................ 54

Biểu 2.13. Thực trạng quan hệ giữa giáo viên và học sinh ......................... 55

Biểu 2.14. Thực trạng quan hệ giữa học sinh và học sinh .......................... 56

Biểu 2.15. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp giảng dạy ............... 57

Biểu 2.16. Thời gian tự học của học sinh .................................................... 59

Biểu 2.17. Thống kê kết quả học tập của học sinh từ năm học 2008 - 2009

đến nay .......................................................................................................60

Biểu 2.18. Mức độ quan tâm của chính quyền và các đoàn thể địa phương ..... 61

Biểu 2.19. Mức độ quan tâm của phụ huynh học sinh và cộng đồng ......... 62

Biểu 2.20. Các biện pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện của

hiệu trưởng ................................................................................. 64

Biểu 2.21. Các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường học tập thân thiện

của Hiệu trưởng ......................................................................... 69

Biểu 2.22. Mức độ tổ chức thực hiện việc xây dựng môi trường học

tập thân thiện của nhà trường ..................................................... 70

Biểu 3.1. Kết quả khảo nghiệm của nhóm đối tượng trong nhà trường ....... 99

Biểu 3.2. Kết quả khảo nghiệm của nhóm đối tượng ngoài nhà trường ...... 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá hiện nay, giáo dục được coi là

nguồn gốc của sự phát triển, không có giáo dục sẽ không có bất cứ sự phát

triển nào. Sự mạnh hay suy của giáo dục quyết định sự thành công hay thất

bại của mỗi quốc gia.

Với quan niệm đó, hiện nay các nước trên thế giới đã và đang tập trung

chạy đua trong đầu tư cho phát triển giáo dục, coi giáo dục là đòn bẩy về kinh

tế, coi tri thức của con người là nguồn tài nguyên vô tận của mỗi quốc gia.

Ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục các nước còn

hướng tới việc chiếm lĩnh và làm chủ các lĩnh vực khoa học mới, công nghệ

mới để cạnh tranh và phát triển.

Trong xu thế đó, Đảng ta đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách để

phát triển giáo dục, chấn hưng đất nước mà mục tiêu chính là phát triển con

người. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay, Đảng ta đặc biệt coi trọng

vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Đảng ta đã khảng định: “Muốn tiến hành

công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục - đào tạo, phát

huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.

Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của

xã hội cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp như nâng cao chất lượng đội ngũ

giáo viên; cải tiến nội dung, chương trình và sách giáo khoa; đầu tư cơ sở vật

chất, trang thiết bị dạy học; huy động mọi nguồn lực từ nhà trường, gia đình,

xã hội quan tâm và đầu tư cho giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an

toàn, thân thiện phát huy tính tích cực học tập của học sinh,… Xây dựng môi

trường học tập tốt cho học sinh có ý nghĩa quan trọng và quyết định việc nâng

cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

Trong những quy luật chung nhất của giáo dục, quy luật giáo dục có mối

liên hệ quy luật và phù hợp với các điều kiện môi trường là quan trọng. Môi

trường học tập nó các tác động to lớn đến việc hình thành và phát triển nhân

cách của học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Môi trường học tập tốt, lành

mạnh, thân thiện làm cho học sinh có thái độ động cơ học tập tích cực; môi

trường học tập thân thiện tạo điều kiện cho việc hình thành nhân cách của học

sinh toàn diện hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà kinh tế thế giới đã và đang bước vào

nền kinh tế tri thức, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, khối

lượng tri thức khoa học ngày càng lớn đòi hỏi người học phải được trang bị

khối lượng kiến thức, kỹ năng ngày càng nhiều thì việc xây dựng môi trường

học tập thân thiện, tích cực là hết sức cần thiết tạo điều kiện cho việc đổi mới

phương pháp dạy và học tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận nhiều hơn với tri

thức, khoa học của nhân loại.

Đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập, mở cửa của nước ta hiện nay và sự

bùng nổ của công nghệ thông tin có nhiều luồng tư tưởng, văn hoá tràn vào

với những diễn biến phức tạp. Học sinh ở mọi lứa tuổi trong đó có học sinh

tiểu học, lứa tuổi nhậy cảm với những tác động của ngoại cảnh, có thể lây

nhiễm nhanh với những thói hư tật xấu, đi lệch chuẩn mực đạo đức, những

thuần phong, mỹ tục làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình tu dưỡng và

học tập của học sinh. Đây chính là những băn khoăn, trăn trở không chỉ đặt ra

cho ngành giáo dục mà là vấn đề của toàn xã hội. Chính vì vậy xây dựng môi

trường học tập lành mạnh thân thiện với bầu không khí ấm áp ở đó các em

được chia sẻ suy nghĩ, quan điểm, chính kiến của mình, được tranh luận tìm

ra tri thức mới, được vui chơi trong vòng tay ấm áp của thầy cô, bạn bè sẽ là

tấm lá chắn hữu hiệu cho các em ươm mầm, nuôi dưỡng ước mơ của mình.

Thực trạng giáo dục Bắc Kạn hiện nay và đặc biệt là giáo dục vùng khó

khăn là chất lượng giáo dục thấp so với mặt bằng chung của cả nước và khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

vực miền núi phía Bắc, nguyên nhân cơ bản do Giáo dục nói chung và giáo

dục Bắc Kạn nói riêng về cơ bản vẫn hoạt động theo cơ chế cũ, cơ chế bao

cấp nặng nề, môi trường học tập chậm được cải thiện; cơ sở vật chất trường

lớp nghèo nàn, lạc hậu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chưa phát

huy được vai trò của học sinh, tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường chưa được

quan tâm, học sinh chưa hứng thú học tập. Do đó có sự không phù hợp giữa

môi trường học tập với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã

hội. Mâu thuẫn này không được giải quyết thì chất lượng giáo dục sẽ không

được nâng lên. Chính vì vậy mà năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào

tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học

sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng môi

trường học tập thân thiện ở trường tiểu học vùng khó khăn Tỉnh Bắc Kạn”

làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng xây dựng môi trường học

tập thân thiện ở các trường tiểu học vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn,

đề tài có mục đích đề xuất các biện pháp xây dựng môi trường học tập thân

thiện ở các trường trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng và

hiệu quả giáo dục vùng khó khăn của tỉnh Bắc Kạn.

3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp xây dựng môi trường học tập

thân thiện ở các trường tiểu học vùng khó khăn tỉnh Bắc Kạn.

- Khách thể nghiên cứu là môi trường học tập ở các trường tiểu học vùng

khó khăn tỉnh Bắc Kạn.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng môi trường học tập thân thiện ở

trường tiểu học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

- Khảo sát thực trạng môi trường học tập ở trường tiểu học vùng khó

khăn tỉnh Bắc Kạn.

- Đề xuất các biện pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường

tiểu học vùng khó khăn tỉnh Bắc Kạn.

5. Giả thuyết khoa học

Chất lượng và hiệu quả quá trình học tập của học sinh tiểu học vùng khó

khăn tỉnh Bắc Kạn phụ thuộc nhiều vào môi trường học tập của các em. Nếu

đề xuất được biện pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện phù hợp với

đặc điểm tâm lý học sinh, phong tục tập quán, điều kiện thực tế của địa

phương thì sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ huy động học sinh ra lớp và nâng cao

chất lượng học tập của học sinh.

6. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng môi trường học tập của học sinh tiểu học vùng khó

khăn và khảo sát trên 8 trường tiểu học ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó

khăn của tỉnh Bắc Kạn.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng các

nhóm phương pháp sau đây:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phân tích, hệ thống hoá các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học,

tạp chí có liên quan làm rõ những biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học

tập thân thiện.

- Sử dụng phương pháp dự báo khoa học để dự báo về phong trào xây

dựng môi trường học tập trong thời gian tới.

- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về

giáo dục và đào tạo; Luật giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, quy định của

ngành giáo dục về xây dựng môi trường học tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát, theo dõi phong trào xây dựng môi trường học tập thân thiện ở

các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

- Điều tra bằng anket về thực trạng việc xây dựng môi trường học tập

thân thiện của các trường tiểu học vùng khó khăn.

- Nghiên cứu việc sơ kết, tổng kết phong trào xây dựng trường học thân

thiện của các trường học trên địa bàn tỉnh.

- Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, chính

quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương.

- Xin ý kiến chuyên gia góp ý về cách xử lý kết quả điều tra, các biện

pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện.

- Thu thập và sử lý số liệu, thông tin.

7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra.

- Lập các biểu bảng, các sơ đồ… để so sánh, đối chiếu số liệu nhằm mục

đích rút ra những nhận xét phục vụ đề tài nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Phần mở đầu: Những vấn đề chung

Phần nội dung: Gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng môi trường học tập thân thiện ở

trường tiểu học.

Chương II: Thực trạng môi trường học tập thân thiện ở trường tiểu học

vùng khó khăn tỉnh Bắc Kạn.

Chương III: Biện pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường

tiểu học vùng khó khăn tỉnh Bắc Kạn.

Kết luận và kiến nghị

Danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!