Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
3.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
950

Xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THÙY DƯƠNG

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

THEO QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON Ở

THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THÙY DƯƠNG

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

THEO QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON Ở

THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THUỲ LINH

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn tận tình của TS. Lê Thùy Linh. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong

luận văn là do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu, đúc kết và phân tích một cách trung

thực, phù hợp với tình hình thực tế.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Thùy Dương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận

được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các

bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân

thành tới:

Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Tâm lý – Giáo dục

trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi

trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Tiến sĩ Lê Thùy Linh, người đã hết lòng giúp đỡ,hướng dẫn,động viên và

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành

luận văn tốt nghiệp.

Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp đã động viên và

giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn.

Xin chân thành cảm ơn bố mẹ anh chị em và đồng nghiệp luôn ở bên cạnh

động viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn..

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019

Tác giả

Phạm Thùy Dương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu......................................................................4

5. Giả thuyết khoa học.........................................................................................4

6. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................4

7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5

8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO

DỤC THEO QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TẠI

TRƯỜNG MẦM NON......................................................................................7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................7

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................................7

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước................................................................9

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài............................................................11

1.2.1. Giáo dục...................................................................................................11

1.2.2. Môi trường giáo dục ................................................................................12

1.2.3. Môi trường giáo dục trong trường mầm non...........................................14

1.2.4. Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non..............................15

1.2.5. Xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

tại các trường mầm non .....................................................................................17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.3. Một số vấn đề cơ bản về xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm

lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non ..................................................19

1.3.1. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân ..............................19

1.3.2. Cấu trúc của môi trường giáo dục ...........................................................21

1.3.3. Vai trò của công tác xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm

lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non ..................................................24

1.3.4. Nội dung xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm

trung tâm tại các trường mầm non.....................................................................25

1.3.5. Yêu cầu trong việc xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy

trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non ........................................................30

1.4. Hiệu trưởng trường mầm non trong công tác xây dựng môi trường giáo

dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.........................................................31

1.4.1. Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ

làm trung tâm.....................................................................................................32

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục theo quan

điểm lấy trẻ làm trung tâm.................................................................................35

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng môi trường giáo dục theo quan

điểm lấy trẻ làm trung tâm.................................................................................36

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường giáo dục theo

quan điểm lấy trẻ làm trung tâm........................................................................37

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng môi trường giáo dục

theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non.........................38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................41

Chương 2:THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

THEO QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TẠI CÁC

TRƯỜNG MẦM NON Ở TP HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH..............42

2.1. Tình hình giáo dục mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.........42

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.1.1. Mục tiêu khảo sát.....................................................................................43

2.1.2. Khách thể khảo sát...................................................................................44

2.1.3. Nội dung khảo sát....................................................................................45

2.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả...................................................45

2.3. Kết quả khảo sát .........................................................................................46

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về công tác xây dựng môi

trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm

non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. .......................................................46

2.3.2. Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm

trung tâm tại các trường mầm non TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh...................51

2.3.3. Thực trạng công tác xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm

lấy trẻ làm trung tâm của hiệu trưởng các trường mầm non ở thành phố Hạ

Long, tỉnh Quảng Ninh......................................................................................56

2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác xây dựng môi trường

giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non ở

thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ...............................................................62

2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác xây dựng môi trường giáo dục

theo quan điểm lấy trẻ làm trung tại các trường mầm non ở thành phố Hạ

Long, tỉnh Quảng Ninh......................................................................................64

2.4.1. Một số kết quả đạt được ..........................................................................64

2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân ................................................................65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................67

Chương 3: BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

THEO QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TẠI CÁC

TRƯỜNG MẦM NON Ở TP HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH..............68

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................68

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .........................................................68

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..........................................................68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tính phát triển................................68

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................................69

3.2. Các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ

làm trung tâm tại các trường mầm non ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.........70

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về vai trò và tầm

quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ

làm trung tâm.....................................................................................................70

3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực xây dựng môi trường giáo dục theo

quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cho đội ngũ giáo viên tại các trường mầm

non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ........................................................72

3.2.3. Tổ chức đánh giá công tác xây dựng môi trường giáo dục tại các

trường mầm non ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo tiêu chí thực

hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non............77

3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động xây dựng môi

trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm

non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ........................................................80

3.2.5. Xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để xây dựng

môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở các trường

mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ...............................................85

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................87

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp...................89

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................................89

3.4.2. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm. ...............................................89

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm...............................................................................90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................93

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................95

1. Kết luận..........................................................................................................95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.1. Về lý luận....................................................................................................95

1.2. Về thực trạng. .............................................................................................95

1.3. Đề xuất các biện pháp.................................................................................96

2. Khuyến nghị...................................................................................................96

2.1. Đối với UBND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. .............................96

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.........96

2.3. Đối với cán bộ quản lý các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hạ

Long, tỉnh Quảng Ninh......................................................................................97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................98

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL Cán bộ quản lý

CP Chính phủ

CSGD Cơ sở giáo dục

CSVC Cơ sở vật chất

GD Giáo dục

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

GDMN Giáo dục mầm non

GV Giáo viên

HT Hiệu trưởng

LTLTT Lấy trẻ làm trung tâm

MTGD Môi trường giáo dục

TTB Trang thiết bị

UBND Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô trường lớp, CBQL, GV của 08 trường mầm non thành

phố Hạ Long......................................................................................44

Bảng 2.2: Cơ sở vật chất, phòng học của 08 trường mầm non thành phố

Hạ Long.............................................................................................44

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL và GV về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm

trung tâm ở trường mầm non.............................................................47

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL&GV về ý nghĩa MTGD theo quan điểm

LTLTT...............................................................................................49

Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện yêu cầu trong xây dựng môi trường giáo

dục theo quan điểm LTLTT ..............................................................52

Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL&GV về thực trạng thực hiện nội dung

theo quan điểm LTLTT.....................................................................54

Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL&GV về thực trạng lập kế hoạch xây dựng

môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.................57

Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường

giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.................................58

Bảng 2.7. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng môi trường

giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.................................60

Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng

môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.................61

Bảng 2.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng môi trường giáo dục theo

quan điểm lấy trẻ làm trung tâm........................................................62

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiếtcủa các biện pháp đề xuất.......... 90

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất..........91

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng là cấp học đầu tiên trong

hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức,

tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua

chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành

công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non là yếu tố quan trọng

trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là một nhiệm vụ hết

sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Môi

trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn

trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một

cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường

đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có

tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình

chăm sóc giáo dục trẻ.Trẻ được trải nghiệm, tham gia các hoạt động vui chơi

cùng các bạn, từ đó giúp trẻ tự tin, năng động hơn.

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự

nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn

nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành

và phát triển toàn diện. Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây

hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ

thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau.

Nhằm đẩy mạnh đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục nhằm nâng cao

chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, ngày 25/01/2017 Bộ

GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT chỉ đạo 63 tỉnh, thành phố

tích cực triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!