Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng chủ đề trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật trong bộ môn khoa học tự nhiên ở bậc thcs theo chương trình gdpt mới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
---------------------------
PHAN NGUYỄN KIỀU TRINH
XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở SINH VẬT TRONG BỘ
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC THCS
THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
---------------------------
Đề tài:
XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở SINH VẬT TRONG BỘ
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC THCS
THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Đức Mạnh
Sinh viên thực hiện : Phan Nguyễn Kiều Trinh
Lớp : 18SHH
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2022
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài là Xây dựng chủ đề
“Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật” trong bộ môn khoa
học tự nhiên ở bậc THCS theo chương trình GDPT mới, em xin được bày
tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến TS. Trần Đức Mạnh. Thầy đã trực
tiếp hướng và tận tình chỉ bảo tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực
tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số liệu, giải quyết vấn đề để có
thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình tốt nhất.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022
Tác giả
Phan Nguyễn Kiều Trinh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................1
3. Giả thuyết khoa học...................................................................................................1
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................1
5. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................2
6. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................2
7. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.......................................................................2
7.2. Phương pháp điều tra .........................................................................................2
7.3. Phương pháp thống kê........................................................................................3
8. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................3
9. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC MÔN KHOA
HỌC TỰ NHIÊN BẬC THCS......................................................................................4
1.1. Khái niệm môn Khoa học tự nhiên.......................................................................4
1.2. Quan điểm xây dựng chương trình Khoa học tự nhiên......................................4
1.2.1. Dạy học tích hợp...............................................................................................4
1.2.2. Kế thừa và phát triển.......................................................................................5
1.2.3. Giáo dục toàn diện ...........................................................................................5
1.2.4. Kết hợp lí thuyết với thực hành và phù hợp với thực tiễn Việt Nam..........5
1.3. Quan niệm về kế hoạch dạy học chủ đề................................................................5
1.4. Ý nghĩa của dạy học theo chủ đề môn Khoa học tự nhiên đối với phát triển
năng lực của học sinh ....................................................................................................7
1.5. Thực trạng việc tổ chức dạy học bộ môn KHTN ở trường THCS trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng........................................................................................................7
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ “TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH
DƯỠNG Ở SINH VẬT” BẬC THCS ..........................................................................8
2.1. Nội dung của chủ đề “Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật” –
(KHTN 7 – THCS).........................................................................................................8
2.2. Xây dựng chủ đề “ Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật” – (KHTN
7 – THCS).......................................................................................................................8
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề.............................................8
2.2.2. Quy trình xây dựng chủ đề..............................................................................9
2.2.3. Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng
ở sinh vật ...................................................................................................................12
2.2.4. Sách giáo khoa tham khảo chủ đề “Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng
ở sinh vật” .................................................................................................................51
2.3. Thiết kế bộ dụng cụ khảo sát...............................................................................60
2.3.1. Khảo sát GV về kế hoạch bài dạy chủ đề “Trao đổi nước và các chất ở sinh
vật” đã xây dựng ......................................................................................................60
2.3.2. Khảo sát HS về sự hứng thú đối với môn Khoa học tự nhiên....................61
CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT SƯ PHẠM .................................................63
3.1. Mục đích của điều tra, khảo sát sư phạm ..........................................................63
3.2. Nhiệm vụ của điều tra, khảo sát sư phạm..........................................................63
3.3. Đối tượng điều tra, khảo sát sư phạm ................................................................63
3.4. Phương pháp điều tra, khảo sát sư phạm ..........................................................64
3.5. Thời điểm điều tra, khảo sát sư phạm................................................................64
3.6. Kết quả điều tra, khảo sát sư phạm....................................................................64
3.6.1. Kết quả định lượng quy trình xây dựng chủ đề dạy học đã xây dựng......64
3.6.2. Kết quả định lượng sự hứng thú của học sinh đối với môn Khoa học tự
nhiên ..........................................................................................................................67
KẾT LUẬN ..................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................72
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt
GV Giáo viên
HS Học sinh
KHTN Khoa học tự nhiên
THCS Trung học cơ sở
GDPT Giáo dục phổ thông
KHDH Kế hoạch dạy học
YCCĐ Yêu cầu cần đạt
PC Phẩm chất
NL Năng lực
CT Chương trình
VD Ví dụ
GDĐT Giáo dục đào tạo
DHTCĐ Dạy học theo chủ đề
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá của thầy/cô về kế hoạch dạy học chủ đề môn KHTN đã xây
dựng ...............................................................................................................................60
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá sự hứng thú đối với môn Khoa học tự nhiên....................62
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá của thầy/cô về chủ đề dạy học tích hợp đã xây dựng…..64
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về những mục tiêu kiến thức và năng lực HS có thể đạt được
theo thang điểm từ 1 đến 10 ..........................................................................................66
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú của HS đối với môn Khoa học tự nhiên
.......................................................................................................................................67
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về ý kiến của HS độ khó/dễ môn Khoa học tự nhiên........67
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về kiến thức bài học Khoa học tự nhiên được giáo viên truyền
tải dễ hiểu, dễ nắm bắt...................................................................................................68
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về bài học Khoa học tự nhiên liên hệ với thực tế đời sống
.......................................................................................................................................68
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về HS giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức
Khoa học tự nhiên..........................................................................................................69
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về HS vận dụng các kiến thức Khoa học tự nhiên vào giải
quyết vấn đề thực tế.......................................................................................................69
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về các thí nghiệm trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên
được mô tả dễ hiểu, gần gũi...........................................................................................69
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa
học Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của Khoa
học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận
động của thế giới tự nhiên. Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát
triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở.
Bộ môn Khoa học tự nhiên đã được đưa vào giảng dạy ở khối lớp 6 cấp trung học
cơ sở trong năm học 2021 – 2022. Tuy nhiên, có nhiều trường còn lúng túng trong việc
giảng dạy, nhiều giáo viên còn ngại việc đổi mới. Có trường tách bộ môn KHTN thành
3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học do từ 2 – 3 giáo viên cùng đảm nhận để dạy riêng từng
môn như trước đây. Điều này làm cho mạch nội dung giữa các bài học không được liền
mạch và làm học sinh khó theo dõi nội dung bài học.
Vì vậy, tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề ở bộ môn Khoa học tự nhiên này
nhằm là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy học bộ môn Khoa học tự nhiên làm
sáng kiến giảng dạy.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được xây dựng làm nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên bộ môn Khoa
học tự nhiên cấp THCS, làm sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy trong bộ môn Khoa học
tự nhiên.
3. Giả thuyết khoa học
Đề tài có thể đáp ứng mục đích áp dụng được trong dạy học lĩnh vực Khoa học tự
nhiên ở bậc THCS sẽ nâng cao được chất lượng dạy học, đáp ứng với yêu cầu đổi mới
của chương trình GDPT 2018.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề xuất được quy trình xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề trong môn học Khoa
học tự nhiên và quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực của HS thông qua việc dạy
học.
- Thiết kế, xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề thuộc bộ môn Khoa học tự nhiên ở
bậc THCS.