Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn về mắt.
PREMIUM
Số trang
64
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
710

Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn về mắt.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA VẬT LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN

MÔN VỀ MẮT

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN QUỲNH PHƢƠNG

Khoá học : 2012 – 2016

Ngành học : Sƣ phạm Vật lý

Ngƣời hƣớng dẫn : TS. PHÙNG VIỆT HẢI

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016

Khóa luận tốt nghiệp GVHD : TS. Phùng Việt Hải

SVTH : Nguyễn Quỳnh Phương i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận này, lời đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn chân

thành đến quý thầy cô giáo trong khoa Vật Lí trường Đại học Sư Phạm – Đại học

Đà Nẵng đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học tập

tại trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền

tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước

vào đời một cách vững chắc và tự tin.

Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phùng Việt Hải đã tận tình

hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận “Xây dựng chủ

đề dạy học tích hợp liên môn về Mắt ”.

Do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và do kiến thức còn hạn chế, bài khóa luận

không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm

của thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong

sự nghiệp cao quý.

Em xin chân thành cảm ơn !

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quỳnh Phƣơng

Khóa luận tốt nghiệp GVHD : TS. Phùng Việt Hải

SVTH : Nguyễn Quỳnh Phương 1

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh

vực, từ đó đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao ở nhiều quốc gia. Điều

này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn

diện. Việc học không phải chỉ là “ tạo ra kiến thức”, “ truyền đạt kiến thức” hay “

chuyển giao kiến thức” mà phải làm cho người học đáp ứng hiệu quả các đòi hỏi cơ

bản liên quan đến môn học và có khả năng vượt ra ngoài phạm vi môn học để chủ

động thích ứng với cuộc sống lao động sau này.

Để hình thành một năng lực cần nhiều kĩ năng tác động lên nhiều nội dung

và ở nhiều tình huống khác nhau. Nếu kĩ năng đạt được dần dần trong suốt cuộc đời

thì năng lực cũng đạt được dần dần, lâu dài, đòi hỏi sự đóng góp nhiều môn học.

Việc tổ chức dạy học tích hợp liên môn là cần thiết nhằm :

+ Thực hiện mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện người học ở trường phổ thông:

Dự kiến về mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng

vào năm 2018 là chuyển từ dạy học trang bị kiến thức sang dạy học nhằm phát triển

năng lực học sinh. Từ đó hình thành nên hình mẫu học sinh Việt Nam sau 2018 đầy

đủ 3 phẩm chất : sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm; và 8 năng lực cốt

lõi : năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ,

năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực

công nghệ thông tin và truyền thông. Thực hiện dạy học THLM sẽ phát huy tối đa

sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong

vai trò của người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai.

+ Tận dụng được vốn kinh nghiệm, phát triển năng lực của người học:

Dạy học tích hợp không chỉ đánh giá kiến thức đã lĩnh hội được, mà chủ yếu

đánh giá xem học sinh có năng lực sử dụng kiến thức trong các tình huống có ý

nghĩa hay không. Nói cách khác, người học phải có khả năng huy động có hiệu quả

kiến thức và năng lực của mình để giải quyết một cách hữu ích một vấn đề xuất

hiện, hoặc có thể đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD : TS. Phùng Việt Hải

SVTH : Nguyễn Quỳnh Phương 2

+ Tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại, góp phần giảm tải cho người học:

Thiết kế các chủ đề tích hợp, ngoài việc tạo điều kiện thực hiện tích hợp mục

tiêu của các môn học còn cho phép thiết kế các nội dung học để tránh sự lặp lại

cùng một kiến thức ở các môn khác nhau, tiết kiệm thời gian khi tổ chức. Tạo điều

kiện tổ chức các hoạt động đa dạng.

+ Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học:

Tuy có mối liên hệ với nhau nhưng chương trình các môn học trong chương

trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành có tính độc lập tương đối, được thiết

kế theo mạch kiến thức môn học trên nguyên tắc kiến thức được học trước là cơ sở

của những kiến thức được học sau. Vì thế, một số nội dung kiến thức có liên quan

đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học đó gây ra sự

chồng chéo, quá tải. Không những thế, thời điểm dạy học các kiến thức đó ở các

môn học khác nhau là khác nhau, đôi khi thuật ngữ được dùng cũng khác nhau, gây

khó khăn cho học sinh.

Các chủ đề THLM có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh,

có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề

THLM, Hs được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình

huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và

phẩm chất của Hs được hình thành và phát triển. Ngoài ra, dạy học các chủ đề

THLM giúp cho Hs không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các

môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết

tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

Thông qua nghiên cứu chương trình sách giáo khoa thì tôi thấy Mắt có liên

quan đến kiến thức của nhiều môn học như Vật Lí, Sinh Học, Hóa Học.

Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu nâng cao chất lượng, hiệu

quả dạy và học trong việc xây dựng chủ đề dạy học THLM ở trường THPT mà

trọng tâm là môn Vật Lí tôi nghiên cứu đề tài: “Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp

liên môn về Mắt”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng chủ đề dạy học THLM về “Mắt” phát triển năng lực

của Hs.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD : TS. Phùng Việt Hải

SVTH : Nguyễn Quỳnh Phương 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận về dạy học tích hợp, trọng tâm là tổ chức dạy học THLM

lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Nghiên cứu nội dung kiến thức về chủ đề Mắt ở SGK Vật Lí 11, kết hợp

Sinh Học lớp 8 và Hóa Học 12, Y Học làm cơ sở để tổ chức dạy học THLM.

Điều tra, khảo sát thực trạng áp dụng dạy học THLM ở một số trường

THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học THLM về chủ đề “Mắt”

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

Dạy học tích hợp liên môn Vật Lí – Hóa Học – Sinh Học – Y học;

Hoạt động dạy và học của Gv và Hs về kiến thức chủ đề Mắt .

Nội dung kiến thức bài 31 - Mắt - Vật Lí 11 kết hợp kiến thức bài 49 – Cơ

quan phân tích thị giác & bài 50 – Vệ sinh mắt - Sinh Học 8, bài 44 Hóa học và

vấn đề xã hội - Hóa Học 12, giáo trình Giải phẫu sinh lý thị giác - Y Học.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận của PPDH tích hợp liên môn

và quy trình tổ chức hoạt động DHTHLM.

Điều tra, khảo sát thực tế: Tìm hiểu thực tế về hoạt động dạy học và nội dung

kiến thức bài “Mắt” chủ yếu về phần của Vật lý 11, Sinh học 8.

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Hiện nay, giáo dục nước ta đã và đang triển khai nghiên cứu lý luận và tổ

chức xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Giảng viên các trường đại học sư

phạm trên cả nước cũng như giáo viên trung học phổ thông đang gấp rút chuẩn bị để

đến năm 2018 có thể áp dụng dạy học tích hợp toàn diện.

Tình hình tổ chức xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn ở Đà Nẵng

đang diễn ra nhưng nhiều giáo viên còn lúng túng khi xây dựng các chủ đề liên môn

và làm sao tổ chức cho hợp lí, đạt hiệu quả tối ưu.

Với mong muốn trong tương lai có thể đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo

dục, nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông, tôi nghiên cứu đề tài “

Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn về Mắt” với sự hướng dẫn của TS.

Phùng Việt Hải.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD : TS. Phùng Việt Hải

SVTH : Nguyễn Quỳnh Phương 4

Phần 2. NỘI DUNG

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN

1.1. Dạy học tích hợp

1.1.1. Khái niệm tích hợp

Theo từ điển bách khoa "Le petit Larousse illustrée và Từ điển tiếng Pháp thì

nghĩa của từ “tích hợp” là: " gộp lại, sát nhập vào thành một tổng thể".

Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latinh

(integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”.

Theo từ điển (Oxford Advanced Learner‟s Dictionary), từ „Intergration‟ có

nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những

phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau.

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương

trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa

là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.

Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng

nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau

trong cùng một kế hoạch dạy học”.

1.1.2. Khái niệm dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối

tượng nghiên cứu, học tập của một lĩnh vực môn học khác nhau thành nội dung

thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong

các môn học đó nhằm hình thành ở học sinh các năng lực cần thiết.

Trong dạy học tích hợp, Hs dưới sự chỉ đạo của Gv thực hiện việc chuyển

đổi liên tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của môn học này sang ngôn ngữ của môn

học khác; học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng và

những thao tác để giải quyết một tình huống phức hợp – thường là gắn với thực

tiễn. Chính nhờ quá trình đó, Hs nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, phát

triển năng lực và phẩm chất cá nhân.

Vậy, dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành ở học

sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!