Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng bài giảng E-Learning hỗ trợ học tập chương đường tròn (toán 9) cho học sinh trung học cơ sở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LƯƠNG VĂN HIỆP
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING HỖ TRỢ HỌC TẬP
CHƯƠNG ĐƯỜNG TRÒN (TOÁN 9) CHO HỌC SINH THCS
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên, 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LƯƠNG VĂN HIỆP
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING HỖ TRỢ HỌC TẬP
CHƯƠNG ĐƯỜNG TRÒN (TOÁN 9) CHO HỌC SINH THCS
Ngành: Lý luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Toán
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Thị Phương Thảo
Thái Nguyên, 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Trịnh Thị Phương Thảo, các kết quả nghiên cứu là trung thực và
chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Người thực hiện
Lương Văn Hiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với TS.Trịnh Thị Phương
Thảo cô giáo đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn trong thời gian
qua.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Lãnh đạo
phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng quý
thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và
hoàn thành các chuyên đề thạc sĩ khóa K25, chuyên ngành Lý luận và Phương
pháp giảng dạy bộ môn Toán tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Tác giả xin cảm ơn quý thầy, cô trong Ban Giám hiệu, tổ Toán trường
THCS Nam Hòa, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều
kiện trong quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Tuy đã có nhiều cố gắng, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót cần được góp ý, sửa chữa. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý thầy cô giáo và bạn đọc.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn
Lương Văn Hiệp
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vi
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu ............................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................... 5
1.1. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường
ứng dụng CNTT ................................................................................................ 5
1.2. Những kỹ năng cần được phát triển thông qua học tập môn Toán bằng
E-learning .......................................................................................................... 6
1.2.1. Kĩ năng nhận thức ................................................................................... 6
1.2.2. Kĩ năng thực hành ................................................................................... 8
1.2.3 Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá................................................................... 8
1.3. Một số vấn đề cơ bản về E-learning và bài giảng E-learning.................... 9
1.3.1. Quan niệm về E-learning và bài giảng E-learning.................................. 9
1.3.2. Đặc điểm của bài giảng E-learning....................................................... 11
1.3.3. Quy trình thiết kế bài giảng E-learning..................................................... 15
1.3.4. Các hình thức hỗ trợ học tập của E-learning ........................................ 16
1.3.5. Một số phần mềm thiết kế bài giảng E-learning................................... 17
1.4. Các yêu cầu sư phạm đối với bài giảng E-learning hỗ trợ dạy học toán lớp
9....................................................................................................................... 19
1.4.1. Đảm bảo các yêu cầu chung đối với bài giảng E-learning hiện nay..... 19
1.4.2. Đảm bảo các yêu cầu sư phạm hỗ trợ dạy học môn toán lớp 9 ............ 20
1.5. Thực trạng xây dựng và sử dụng bài giảng E-learning hỗ trợ học tập chương
đường tròn (toán 9) cho học sinh THCS......................................................... 21
1.5.1. Mục đích điều tra .................................................................................. 21
1.5.2. Phương pháp, đối tượng điều tra........................................................... 21
1.5.3. Cách tiến hành....................................................................................... 22
1.5.4. Kết quả điều tra. .................................................................................... 22
1.6. Kết luận chương 1 .................................................................................... 25
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC BÀI GIẢNG E-LEARNING HỖ
TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG ĐƯỜNG TRÒN CHO HỌC SINH LỚP 9....... 27
2.1. Khái quát về chương đường tròn trong chương trình SGK toán 9 .......... 27
2.1.1. Một số nội dung cơ bản của chương đường tròn hình học 9 ................ 27
2.1.1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng chương đường tròn hình học 9.................... 27
2.2. Nguyên tắc thiết kế bài giảng E-learning hỗ trợ dạy học chương 2 “đường
tròn” toán 9...................................................................................................... 28
2.2.1. Thiết kế bài giảng E-learning phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng 28
2.2.2. Bài giảng E-learning phải đảm bảo tính linh hoạt dễ sử dụng với mọi đối
tượng HS lớp 9 ................................................................................................ 29
2.2.3. Bài giảng E-learning phải đảm bảo tính tương tác cao......................... 29
2.2.4. Đáp ứng yêu cầu dạy học phân hóa với mức độ phân nhánh phù hợp với
đối từng tượng HS........................................................................................... 29
2.3. Xây dựng bài giảng E-learning hỗ trợ dạy học chương “đường tròn” toán
9....................................................................................................................... 30
2.3.1. Bài giảng E-learning “Sự xác định của đường tròn. Tính chất đối xứng
của đường tròn”............................................................................................... 30
2.3.2 Bài giảng E-learning hướng dẫn học bài “Vị trí tương đối của hai đường
tròn”................................................................................................................. 44
2.4. Một số phương án khai thác bài giảng E-learning trong dạy học............ 56
2.4.1. Khai thác bài giảng E-learning trong dạy học theo mô hình lớp học đảo
ngược............................................................................................................... 56
2.4.2. Khai thác bài giảng E-learning trong tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức
cho HS sau các giờ học ................................................................................... 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 63
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................... 64
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ........................................................ 64
3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm.................................... 64
3.2.1. Nội dung của thực nghiệm sư phạm ..................................................... 64
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................... 65
3.2.3. Xây dựng phương thức đánh giá định lượng và định tính.................... 65
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................. 66
3.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm......................................................................... 66
3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................... 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 73
KẾT LUẬN..................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 77
PHỤ LỤC........................................................................................................ 79
iv
TỪ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT
Công nghệ thông tin CNTT
Công nghệ thông tin và truyền thông CNTT&TT
Đối chứng ĐC
Giáo dục đào tạo GD - ĐT
Giáo viên GV
Học sinh HS
Phương pháp dạy học PPDH
Trung học cơ sở THCS
Thực nghiệm TN
Thực nghiệm sư phạm TNSP
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các trường có GV và HS có đóng góp ý kiến về thực trạng
......................................................................................................................... 22
Bảng 1.2. Kết quả điều tra mức độ khai thác CNTT vào trong dạy học của GV
......................................................................................................................... 23
Bảng 1.3 Kết quả điều tra về mục đích sử dụng máy vi tính, thiết bị điện tử 24
của HS THCS ................................................................................................... 24
Bảng 1.4 Kết quả điều tra về việc tiếp cận bài giảng E-learning của HS THCS
......................................................................................................................... 24
Bảng 3.1. Thống kê kết quả học tập của HS nhóm TN và ĐC trước khi TNSP
......................................................................................................................... 66
Bảng 3.2. Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TNSP .............. 70
Bảng 3.3. Phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN .............................. 70
Bảng 3.4: Số liệu thông kê của lớp 9A (TN) và lớp 9E (ĐC) ........................ 71
Bảng 3.5: Kết quả số liệu thống kê của hai lớp 9A và 9E.............................. 72
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1. Sơ đồ câu trúc dạng phân nhánh bài giảng E-learning ...................... 14
Biểu đồ: 1.1 Kết quả điều tra về việc tiếp cận bài giảng E-learning của HS
THCS .............................................................................................................. 24
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả học tập môn Toán ở lớp 8 trước khi
TNSP của hai lớp 9A và 9E ............................................................................ 67
Biểu đồ 3.2 Đường biểu diễn tần suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm TN và ĐC
sau đợt TNSP................................................................................................... 70
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các hoạt động sản
xuất nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng là hết sức cần thiết, là điều kiện
cho sự đổi mới, sự phát triển, đảm bảo cho nguồn lực chất lượng cao cho quá
trình hội nhập. Thực tế, CNTT đã đi vào lĩnh vực giáo dục như một quy luật
tự nhiên, với mục đích phát triển toàn diện nền giáo dục, CNTT đã phần nào
khẳng định được hiệu quả đối với hoạt động quản lý giáo dục, hoạt động dạy
và học, là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và
quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục. CNTT là phương
tiện hữu hiệu góp phần xây dựng "xã hội học tập". Mặt khác, giáo dục và đào
tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc
cung cấp nguồn nhân lực cho lĩnh vực đó. Điều này đã được khẳng định trong
một số phát biểu chính thức thuộc nghị quyết Trung ương của Đảng Cộng Sản
Việt Nam, của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng như của một số bài nghiên cứu
khác.
Để định hướng và khuyến khích ứng dụng CNTT vào các hoạt động dạy
học, ngày 06 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ký quyết Quyết định
số 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và
truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" ; Bộ Giáo
dục và đào tạo cũng đã chỉ rõ: "Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy
bằng ứng dụng CNTT phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng,
tránh bệnh hình thức chỉ ứng dụng CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi,
trong khi không áp dụng trong thực tế hàng ngày".
E-learning là một trong những thành tựu nổi bật của CNTT và TT trong
giáo dục và đào tạo hiện nay. E-learning bổ sung rất tốt cho phương pháp dạy
học truyền thống do nó có tính tương tác cao dựa trên các phương tiện đa dạng,
2
tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn cũng như đưa ra nội
dung học tập phù hợp với khả năng sở thích của từng người. Chỉ thị về nhiệm
vụ chủ yếu của năm học 2018-2019 của nghành giáo dục chỉ rõ “Tiếp tục phát
động giáo viên tham gia xây dựng kho bài giảng E-learning trực tuyến toàn
nghành; triển khai các giải pháp học tập kết hợp và học trực tuyến trong giáo
dục đại học; triển khai mô hình giáo dục điện tử, ..”
Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa E-learning với lớp học truyền thống hiện
đang là môt trong những hướng khai thác tốt giúp tăng cường hứng thú học
tập, đáp ứng mọi nhu cầu cá nhân, phát triển đa trí tuệ, phát huy tính chủ động
sang tạo trong hoạt động học tập của học sinh.
Hình học lớp 9 nói chung và chương đường tròn nói riêng là phần khó
nhất trong chương trình hình học ở THCS nhưng thời gian cũng chỉ gói gọn
trong 45 phút. Bên cạnh đó việc học toán hình mà đặc biệt hơn là phần đường
tròn, đòi hỏi người dạy phải có kĩ năng vẽ hình chuẩn xác nhất. Vì vậy việc
vận dụng ứng dụng CNTT vào vẽ hình là cần thiết. Vẽ hình trên máy đem lại
sự chuẩn xác cao, giúp học sinh có cái nhìn trực quan sinh động. Trợ giúp học
sinh phát hiện vấn đề trong các bài toán có nhiều sự thay đổi, giúp các em
không còn tâm lý “sợ toán hình”. Hơn nữa việc tự học của HS vẫn là băn khoăn
của nhiều GV, chính vì thế để giúp HS có thể hiểu được bài học một cách chọn
vẹn thì việc xây dựng một bài giảng E-learning hỗ trợ học tập là lựa chọn tối
ưu.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng bài giảng
E-learning hỗ trợ học tập chương đường tròn (toán 9) cho học sinh THCS”
để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về một số định hướng đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT, một số vấn đề cơ bản
về E-learning và bài giảng E-learning, luận văn xây dựng một số bài giảng E-learning
3
hỗ trợ dạy học chương đường tròn cho học sinh lớp 9 và đề xuất các phương
án sử dụng, khai thác bài giảng E-learning đó trong học tập Toán.
3. Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Toán ở lớp 9 THCS chương “Đường tròn” với
sự hỗ trợ của CNTT&TT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Việc xây dựng và khai thác một số bài giảng điện tử E-learning hỗ trợ
học tập chương đường tròn (toán 9) cho học sinh THCS.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được các bài giảng E-learning phù hợp và khai thác tốt
những thuận lợi của bài giảng E-learning, đồng thời sử dụng bài giảng Elearning như một công cụ để học tập chương đường tròn (toán 9) cho học sinh
THCS thì sẽ làm phong phú thêm môi trường học tập, góp phần nâng cao chất
lượng học tập môn Toán cho HS lớp 9 THCS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khả năng học tập môn Toán của học
sinh THCS. Xác định các kỹ năng học tập môn Toán.
5.2 Làm sáng tỏ khả năng ứng dụng E-learning trong DH môn Toán ở
trường THCS. Xác định được các yêu cầu sư phạm, nguyên tắc thiết kế đối với
bài giảng E-learning hỗ trợ học tập môn Toán ở trường THCS .
5.3 Thiết kế bài giảng E-learning có dụng ý sư phạm phù hợp trong việc
phát triển khả năng học tập cho học sinh lớp 9 THCS.
5.4 Đề xuất các hình thức khai thác bài giảng E-learning góp phần phát
triển năng lực cho HS trong học tập môn Toán lớp 9 ở trường THCS
5.5 Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để kiểm tra tính khả thi, tính hiệu
quả của các hình thức trong DH một số nội dung môn Toán cho học sinh
THCS.