Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác Định Nguyên Nhân Gây Bệnh Hại Lá Thông Nhựa Pinus Merkuii J Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh Tại Vườn Quốc Gia Ba Vì Hà Nội
PREMIUM
Số trang
52
Kích thước
842.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1735

Xác Định Nguyên Nhân Gây Bệnh Hại Lá Thông Nhựa Pinus Merkuii J Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh Tại Vườn Quốc Gia Ba Vì Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ơ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HẠI LÁ

THÔNG NHỰA (Pinus merkuii J.) VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN

PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH TẠI VƢỜN QUỐC GIA

BA VÌ – HÀ NỘI

Nghành: Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng

Mã số : 302

Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thành Tuấn

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Tú

MSV : 1353021872

Lớp : 58E – QLTNR

Khóa học : 2013 – 2017

Hà Nội, 2017

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG

--------------------

LỜI NÓI ĐẦU

Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo sinh viên Đại học Lâm nghiệp

khóa 2013 – 2017, đƣợc sự nhất trí của khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi

trƣờng, trƣờng Đại học Lâm nghiệp, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn

Thành Tuấn, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp:“Xác định nguyên

nhân gây bệnh hại lá Thông nhựa (Pinus merkuii J.) và đề xuất biện pháp

phòng trừ bệnh tại VQG Ba Vì – Hà Nội”.

Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Trƣờng,

các thầy cô trong Khoa và thầy cô trong Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng đã

nhiệt tình giúp đỡ tôi, đặc biệt là TS. Nguyễn Thành Tuấn đã trực tiếp hƣớng

dẫn tôi, giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của VQG Ba Vì

cụ thể là các cô chú Phòng Khoa học và HTQT, Trung tâm và Hạt Kiểm lâm

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Tôi

xin cảm ơn các bạn sinh viên đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học và

nghiên cứu khóa luận này.

Nay tuy đề tài đã hoàn thành, nhƣng do hạn chế về thời gian, trình độ

và kinh nghiệm của bản thân nên không tránh khỏi những thiếu sót cần sửa

chữa và khắc phục. Vậy tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô và

các bạn để khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Tú

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Tên Khóa luận

“Xác định nguyên nhân gây bệnh hại lá Thông nhựa (Pinus merkusii J.)

và đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh tại VQG Ba Vì – Hà Nội”

2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Tú

3. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thành Tuấn

Việt Nam đƣợc xem là một nƣớc có rừng tự nhiên khá lớn trong khu vực

Đông Nam Á. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn,

tổng diện tích rừng của cả nƣớc hiện nay là 14,062 triệu ha. Trong đó, rừng tự

nhiên là 10.175 triệu ha, rừng trồng là hơn 3,885 triệu ha (tính đến ngày

31/12/2015).Đây đƣợc coi là lợi thế lớn của nƣớc ta, bởi vai trò của rừng là

không thể phủ nhận.Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà

còn giữ chức năng sinh thái vô cùng quan trọng. Rừng tham gia vào quá trình

điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên

hành tinh, duy trì tính ổn đinh và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán,

ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thảm họa

thiên tai, bảo tồn nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm, làm giảm mức ô nhiễm không

khí và nƣớc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu dân số

ngày càng tăng, để xây dựng nền kinh tế còn yếu kém của mình, cùng với

nhận thức và ý thức của nhân dân. Nên con ngƣời vẫn tiếp tục khai thác một

cách mạnh mẽ vào diện tích rừng tự nhiên, làm cho diện tích rừng ngày càng

bị thu hẹp, thay vào đó là các nƣơng rẫy bỏ hoang hóa sau vài vụ canh tác,

trong tƣơng lai không xa những diện tích rừng này sẽ bị sa mạc hóa. Việc tìm

kiếm loài cây và biện pháp gây trồng phù hợp vừa đáp ứng đƣợc mục tiêu

kinh tế, phòng hộ, cải tạo đất và bảo vệ môi trƣờng là một yêu cầu cấp bách.

Hiện nay, Thông nhựa là một loài cây đa tác dụng, đã và đang đƣợc trồng

rộng rãi ở nƣớc ta và các khu vực lục địa Châu Á và Philipin.Thông Nhựa là

loài biên độ sinh thái rộng, nên rất đa dạng, mọc trong nhiều loại hình rừng

(thông nhựa thuần loại, thông nhựa hỗn giao với thông ba lá, thông nhựa hỗn

giao với cây lá rộng). Thông Nhựa có nhiều tác dụng, chủ yếu là lấy nhựa,

ngoài ra còn có tác dụng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ đất,

chống xói mòn…Chính vì vậy Thông nhựa là một loài cây cũng đƣợc trồng

khá rộng rãi ở nƣớc ta, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả

sinh thái cho môi trƣờng. Tuy nhiên nhƣ chúng ta đã biết, rừng nhân tạo

thƣờng là rừng trồng và là đối tƣợng để sâu bệnh hại phát sinh, phát triển bởi

tính chất đồng đều đạt ở mức cao. Do đó, việc kinh doanh rừng thông gặp

không ít khó khăn trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại. Trên loài Thông

Nhựa có một số loài sâu, bệnh hại chính sau: sâu róm Thông, sâu đục nõn

Thông, bệnh rơm lá thông, bệnh úa vàng…thƣờng xuyên phát sinh phát triển

theo mùa trong năm. Trƣớc tình hình đó cùng với sự quan tâm lo lắng của

những ngƣời làm lâm nghiệp đã có rất nhiều công trình nghiên cứu sâu, bệnh

hại Thông nhƣng do thời điểm nghiên cứu khác nhau, địa điểm nghiên cứu

rộng khắp nên cũng có sự sai khác về địa hình và tiểu khí hậu vùng khác nhau

nên kết quả nghiên cứu chƣa đƣợc đồng nhất. Với mong muốn góp công sức

nhỏ của mình để thêm hoàn chỉnh, làm giàu thêm kho kiến thức về bệnh hại

Thông. Tôi đã lựa chọn đề tài: “Xác định nguyên nhân gây bệnh hại lá

Thông nhựa (Pinus merkusii J.) và đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh tại

VQG Ba Vì – Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp.

Khóa luận đƣợc thực hiện bởi các mục tiêu sau: Nâng cao hiệu quả công

tác quản lí bệnh hại lá cây Thông tại VQG Ba Vì, TP. Hà Nội. Đánh giá tình

hình bệnh hại lá trên cây thông tại VQG Ba Vì. Xác định nguyên nhân gây bệnh

hại lá cây thông tại VQG Ba Vì. Ảnh hƣởng của một số nhân tố tới sự phát

sinh, phát triển của bệnh hại. Đề xuất biện pháp phòng trừ và quản lí bệnh hại.

Để hoàn thành khóa luận tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu điều tra

ngoại nghiệp và điều tra nội nghiệp. Trong điều tra nội nghiệp áp dụng

phƣơng pháp điều tra sơ bộ và điều tra tỷ mỉ.

Cấu trúc khóa luận gồm 5 chƣơng:

Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu vấn đề nghiên cứu bao gồm: Lịch sử phát

triển của khoa học bệnh cây trên thế giới và ở Việt Nam, nghiên cứu bệnh hại

Thông.

Chƣơng 2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực

VQG Ba Vì;

Chƣơng 3 gồm: Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu: Khóa luận

đã kế thừa các tài liệu về điều tự nhiên – kinh tế - xã hội tại xã huyện Ba Vì.

Phƣơng pháp nghiên cứu tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực

nghiên cứu. Chuẩn bị dụng cụ điều tra: thƣớc dây, bản đồ, mẫu bảng

biểu,…Tiến hành thu thập và đọc các tài liệu liên quan đến bệnh hại cây

Thông nhựa.

Chƣơng 4. Qua điều tra, nghiên cứu bệnh hại lá trên cây Thông nhựa tại

VQG Ba Vì, chúng tôi rút ra đƣợc một số kết luận sau: Tại khu vực nghiên

cứu đã xuất hiện 2 loại bệnh hại Thông chính là bệnh khô xám lá Thông và

bệnh rụng lá Thông. Nguyên nhân gây bệnh khô xám lá Thông donấm bào tử

lông roi (Pestalotiopsis funereaDesm.) và bệnh rụng lá Thông do nấm rụng lá

(Lophodermium pinastri Chev.). Tỷ lệ bị bệnh của cả 2 loại bệnh khô xám lá

Thông và rụng lá Thông đều có phân bố đều. Mức độ bị hại của bệnh khô

xám lá Thông ở mức hại vừa, còn bệnh rụng lá Thông ở mức hại nhẹ. Ảnh

hƣởng của các nhân tố vi sinh vật đến sự phát sinh, phát triển của bệnh:

+ Địa hình: ở các vị trí khác nhau thì mức độ bị hại khác nhau, cụ thể là ở

chân đồi có mức bị hại cao nhất, tiếp đó là sƣờn đồi và đỉnh đồi.

+ Hƣớng phơi: ở sƣờn Đông Nam có tỷ lệ và mức độ bị hại cao hơn sƣờn

Tây Bắc.

+ Nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa tăng lên thì mức độ bị hại của bệnh khô

xám và rụng lá cũng tăng lên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!