Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Xác định chí phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NÀNG HƯƠNG
XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI
CÓ SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI
CÓ SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số chuyên ngành: 8380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN QUANG
Học viên: NGUYỄN THỊ NÀNG HƯƠNG
Lớp: Cao học luật Khoá 2 Bình Thuận
TP. HỒ CHÍ MINH - 2021
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy, cô giáo đang công
tác giảng dạy tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho em
những kiến thức pháp lý nâng cao, tài liệu và tạo điều kiện cho em trong suốt chặng
đường học tập vừa qua. Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS.
Nguyễn Xuân Quang là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn
thành luận văn thạc sỹ này.
Qua đây, em xin kính chúc các thầy cô giáo thật nhiều sức khỏe, thành công
trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Học viên
Nguyễn Thị Nàng Hương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS.Nguyễn Xuân Quang. Các số liệu, kết quả trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Nàng Hương
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTTH Bồi thường thiệt hại
BLDS Bộ luật Dân sự 2015
TNDS Trách nhiệm dân sự
TAND Tòa án nhân dân dân
PLDS Pháp luật dân sự
HĐXX Hội đồng xét xử
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Chương 1. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ CHO VIỆC CỨU CHỮA, BỒI
DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM.......7
1.1. Quy định của pháp luật về xác định chi phí cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.............................................8
1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định chi phí cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm...........................................11
1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định chi phí cho việc cứu chữa,
bồi dưỡng cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.....................................19
Kết luận chương 1..........................................................................................21
Chương 2. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ CHO VIỆC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
BỊ MẤT, BỊ GIẢM SÚT CHO NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ
XÂM PHẠM............................................................................................................22
2.1. Quy định của pháp luật về xác định chi phí cho việc phục hồi chức năng
bị mất, bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm .......................22
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định chi phí cho việc phục hồi chức
năng bị mất, bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ..............26
2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định chi phí cho việc phục hồi
chức năng bị mất, bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm......34
Kết luận chương 2..........................................................................................37
KẾT LUẬN...................................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế
định quan trọng, được hình thành và phát triển sớm nhất trong các chế định luật dân
sự của Nhà nước ta. Đặc biệt khi xã hội ngày càng phát triển thì những tranh chấp
về quyền và lợi ích nói chung, tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng nói riêng xảy ra ngày càng nhiều, tính chất các vụ việc ngày càng phức
tạp. Trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì bồi thường thiệt hại do sức khỏe
bị xâm phạm có tính phổ biến, chiếm tỉ lệ cao và cũng là dạng trách nhiệm bồi
thường ngoài hợp đồng phức tạp nhất.
So với những quy định của pháp luật dân sự trước đây thì BLDS năm 2015
đã có nhiều quy định mới về bồi thường thiệt hại cho sức khỏe bị xâm phạm, trong
đó có nội dung xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm
phạm đã góp phần bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người bị xâm hại sức khỏe, là cơ
sở pháp lý chặt chẽ để cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là tòa án giải quyết vụ án,
vụ việc một cách toàn diện, đúng pháp luật, xác định chính xác các chi phí được bồi
thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm. Mặc dù vậy, sau khi BLDS năm 2015
được ban hành mới cho đến nay nhà làm luật vẫn chưa xây dựng, ban hành văn bản
hướng dẫn mới về lĩnh vực bồi thường thiệt hại cho sức khỏe bị xâm phạm, cũng
như hướng dẫn về xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm
phạm. Trên thực tế, khi giải quyết những vụ việc liên quan đến vấn đề này thì cơ
quan tố tụng và các bên liên quan đều tham khảo quy định của Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nhưng một số quy định của Nghị quyết này không còn phù hợp,
nhiều quy định mới của BLDS năm 2015 chưa được hướng dẫn cụ thể, dẫn đến thực
tiễn áp dụng pháp luật vẫn thiếu sót, chưa đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người
tham gia tố tụng.
Thực tiễn xét xử của TAND các cấp thời gian qua nói chung và của TAND
hai cấp tỉnh Bình Thuận nói riêng cho thấy các tranh chấp về bồi thường thiệt hại về
sức khỏe, trong đó nội dung xác định chi phí cho việc cứu chữa, bồi thường, chi phí
cho việc phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người có sức khỏe
bị xâm phạm đều được xét xử đúng căn cứ, đúng pháp luật, bảo đảm tốt quyền lợi
2
cho người có sức khỏe bị xâm phạm. Tuy nhiên, qua khảo sát một số bản án của
TAND xét xử về nội dung trên cho thấy vẫn còn một số vụ án mà nhận thức pháp
luật của các cơ quan tố tụng còn chưa thống nhất về xác định tư cách đương sự
tham gia tố tụng, còn sai sót trong xác định chi phí được bồi thường do sức khỏe bị
xâm phạm như chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và
chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, xác định mức bồi thường chưa
đầy đủ, chưa phù hợp, chưa đúng căn cứ… đây là những thiếu sót, hạn chế dẫn đến
bản án bị sửa, nặng hơn là bị hủy về phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự
hoặc sửa, hủy bản án trong vụ án dân sự về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm của TAND. Thực trạng này xuất phát chủ yếu do quy định của pháp luật hiện
hành về bồi thường thiệt hại vẫn còn một số thiếu sót, hạn chế, một số quy định mới
chưa có hướng dẫn kịp thời để áp dụng; năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức
của một bộ phận người tiến hành tố tụng, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân còn hạn chế..... điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các
vụ án, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp, đặc biệt là tòa án
nhân dân.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: “Xác định chi
phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm” để làm để tài nghiên cứu
cho luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan tới đề tài tác giả nghiên cứu, cũng đã có nhiều công trình nghiên
cứu dưới góc các góc độ, phạm vi và các hướng nghiên cứu khác nhau, mà điển
hình như một số công trình sau đây:
Nhóm sách, giáo trình, sách chuyên khảo
Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội; Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng, Nxb Tư pháp, Hà Nội; Trường Đại học
luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình những quy định chung về luật dân
sự, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam; v.v…Nhận xét: Các công trình nêu
trên nghiên cứu về bồi thường thiệt hại cho sức khỏe bị xâm phạm và xác định chi
phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm cùng với các quy định
khác của BLDS; không phân tích những tồn tại, hạn chế trong quy định của pháp
luật hiện hành và văn bản hướng dẫn thi hành cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật
về xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm.
3
Đỗ Văn Đại (2016); Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam –
Bản án và bình luận bản án (tập 1 và tập 2) Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt
Nam. Sách là công trình nghiên cứu các vấn đề chung về Luật bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, phân tích những bản án thực tế, có so sánh đối chiếu với pháp luật
nước ngoài. Sách đem đến giá trị tham khảo lớn trong việc phân tích những tồn tại,
hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn áp dụng pháp
luật về xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm.
Nhóm các luận án, luận văn
Lê Mai Anh (1997), Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội. Nhận xét: Luận văn đã phân tích làm rõ được những vấn đề cơ bản về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong đó có nội dung liên quan đến
việc xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm; qua đó
luận văn kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế định bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, công trình trên nghiên cứu trong phạm vi
không gian và thời gian khác với đề tài tác giả nghiên cứu, trong phạm vi BLDS
năm 1995 đã hết hiệu lực thi hành, phạm vi nội dung nghiên cứu bao gồm nhiều nội
dung khác nhau của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chưa đi sâu phân
tích nội dung cụ thể là xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị
xâm phạm.
Lê Thị Bích Lan (1999), Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín, luận văn thạc sĩ
luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhận xét: Luận văn đã phân tích làm rõ
được những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín, trong đó có nội dung
liên quan đến việc xác định chi phí được bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm. Tuy
nhiên, công trình trên nghiên cứu trong phạm vi không gian và thời gian khác với đề
tài tác giả nghiên cứu, trong phạm vi BLDS năm 1995 đã hết hiệu lực thi hành,
phạm vi nội dung nghiên cứu bao gồm nhiều nội dung khác nhau của chế định bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Phạm Thị Hương (2014), Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức
khỏe theo pháp luật Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội. Nhận xét: Luận văn đã phân tích làm rõ được những vấn đề cơ bản về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
4
trong đó có nội dung liên quan đến việc xác định chi phí được bồi thường do sức
khỏe bị xâm phạm. Tuy nhiên, công trình trên nghiên cứu trong phạm vi không gian
và thời gian khác với đề tài tác giả nghiên cứu, trong phạm vi BLDS năm 2005 đã
hết hiệu lực thi hành, phạm vi nội dung nghiên cứu bao gồm nhiều nội dung khác
nhau bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Nhóm hội thảo, tạp chí
Hoàng Quảng Lực (2008), Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại sức khoẻ bị
xâm phạm khi người bị thiệt hại có hành vi trái pháp luật, Tạp chí Toà án nhân dân
số 8/2008; Ths Đinh Văn Quế (2009), Một số ý kiến về khoản tiền bù đắp về tinh
thần do bị xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín quy định
tại Bộ luật dân sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20-2009; Đỗ Văn Chỉnh (2009),
Bàn về bồi thường do tính mạng bị xâm phạm quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự;
Nguyễn Văn Hợi (2011), Những hạn chế và bất cập trong việc xác định thiệt hại khi
sức khoẻ bị xâm phạm theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 14/2011; v.v…Nhận xét: Các công trình nghiên cứu trên
chủ yếu nghiên cứu về bồi thường thiệt hại cho sức khỏe bị xâm phạm và xác định
chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm với khía cạnh nhỏ về
mặt lý luận hoặc từ thực tiễn mà chưa đi sâu nghiên cứu quy định của pháp luật và
thực tiễn.
Nhận xét chung: Liên quan trực tiếp đến đề tài tác giả nghiên cứu không có
nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận và thực tiễn về xác định chi
phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm. Tính đến nay, sau khi
BLDS năm 2015 có hiệu lực thì chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về xác
định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm, một cách cụ thể,
chuyên sâu, trong phạm vi từ năm 2016 đến 2020. Do vậy, đề tài “Xác định chi phí
được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm” đảm bảo tính cấp thiết và có
ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật và
phân tích thực tiễn xét xử về bồi thường thiệt hại cho sức khỏe bị xâm phạm và xác
định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm tại TAND, giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, luận văn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện
pháp luật dân sự cũng như bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật về bồi
5
thường thiệt hại và xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm
phạm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật về xác định chi phí cho việc
cứu chữa, bồi dưỡng, chi phí phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút cho người bị
thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
- Phân tích thực tiễn xét xử các vụ án, vụ việc liên quan đến xác định chi phí
cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chi phí phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút cho
người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm mà trọng tâm là TAND hai cấp tỉnh
Bình Thuận. Từ đó luận văn kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về nội dung này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật về xác định
chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm và một số nội dung
liên quan đến xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm
phạm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề
xung quanh việc xác định chi phí chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi
chức năng bị mất, bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Kết
hợp với việc nghiên cứu đánh giá hoạt động này trong thực tiễn xét xử tại Tòa án
nhân dân (luận văn sử dụng nhiều bản án của TAND hai cấp tỉnh Bình Thuận), phân
tích những thiếu sót, hạn chế, từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Về địa điểm: Phạm vi Việt Nam.
Về thời gian: Trong giai đoạn 05 năm từ năm 2016 – đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
6
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước
về xây dựng nhà nước pháp quyền.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, để hoàn thành đề tài luận văn tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như: phương pháp phân tích;
phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn giải, quy
nạp… để thực hiện những nội dung đã đặt ra. Cụ thể:
Tại chương 1: Tác giả áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá,
so sánh kết hợp với việc sử dụng một số bản án thực tiễn để làm rõ các vấn đề lý
luận, pháp luật về xác định chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng cho người bị thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm và thực tiễn áp dụng pháp luật. Tác giả sử dụng
phương pháp diễn giải, quy nạp để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về xác định chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Tại chương 2: Tác giả áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá,
so sánh, kết hợp với việc sử dụng một số bản án thực tiễn để làm rõ các vấn đề lý
luận, pháp luật về xác định chi phí cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút
cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như quy định của pháp luật, và thực
tiễn áp dụng pháp luật. Tác giả sử dụng phương pháp diễn giải, quy nạp để đưa ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xác định chi phí cho việc việc phục
hồi chức năng bị mất, bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận : Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý
luận về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, với trọng tâm là nội dung
xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm.
Về mặt thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham
khảo cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, xây dựng hoàn thiện các
quy định về bồi thường thiệt hại cho sức khỏe bị xâm phạm và xác định chi phí
được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm. Ngoài ra, kết quả đạt được
trong nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành và tài liệu tham khảo đối với người
7
làm công tác nghiên cứu, giảng dạy. Tổng kết thực tiễn rút ra những nhận định,
đánh giá có ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án về bồi thường
thiệt hại cho sức khỏe bị xâm phạm và xác định chi phí được bồi thường cho người
có sức khỏe bị xâm phạm tại Tòa án nhân dân, đặc biệt đội ngũ Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
hai chương:
Chương 1. Xác định chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng cho người bị thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Chương 2. Xác định chi phí cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút
cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
8
Chương 1. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ CHO VIỆC CỨU CHỮA,
BỒI DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM
1.1. Quy định của pháp luật về xác định chi phí cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1.1.1. Quy định của pháp luật về xác định chi phí cho việc cứu chữa cho
người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Cứu chữa cho người bị thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm là hoạt động
mang tính cấp thiết, là giai đoạn mà các bác sỹ, nhà chuyên môn thực hiện các biện
pháp y học giúp cho người bị xâm phạm hồi phục lại sức khỏe của bản thân, trong
quá trình đó người bị xâm phạm sức khỏe phải chi trả những chi phí như cấp cứu tại
cơ sở y tế, tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp cộng hưởng
từ, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu,...theo chỉ
định của bác sỹ; tiền viện phí, để khôi phục lại trạng thái về thể chất, tinh thần. Tuy
nhiên những chi phí hợp lý không nhất thiết là những chi phí phát sinh từ yêu cầu
của bệnh viện. Chỉ cần đó là những chi phí thực tế cần thiết để chữa bệnh là được
bồi thường.1
Theo quy định của pháp luật, người bị xâm phạm về sức khỏe sẽ được bồi
thường những chi phí cho việc cứu chữa đó là những chi phí hợp lý thực tế cần
thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng
địa phương tại thời điểm. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi
sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.2
Nhằm thống nhất trong nhận thức và xét xử Hội đồng thẩm phán Tòa án
Nhân dân Tối cao đã ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
3
. “Chi phí hợp lý cho
việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của
người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu
tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang,
chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của
bác sỹ; tiền viện phí…”. Như vậy, căn cứ quy định trên có thể thấy, chi phí hợp lý
cho việc cứu chữa cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
1 Đỗ Văn Đại (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (tập
1), Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Trang 413.
2 Khoản 1 Điều 590 BLDS năm 2015.
3 Điểm a; mục 5; phần I; Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006.
9
Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế: Có thể
nói, đây là chi phí thường xuất hiện trong các vụ án, vụ việc tranh chấp yêu cầu bồi
thường thiệt hại cho người có sức khỏe bị xâm phạm. Vì thông thường thì người bị
thiệt hại phải thuê phương tiện để đến cơ sở khám chữa bệnh để điều trị hoặc tái
khám, đi lại. Trong trường hợp, ở những địa phương vùng sâu vùng xa, do phương
tiện đi lại khó khăn, chủ yếu bằng xe máy, xe thô sơ…, khi thuê các phương tiện
này không thể có hóa đơn, chứng từ, nhưng mặc dù vậy nếu người bị thiệt hại đưa
ra chứng cứ chứng minh yêu cầu này thì theo tác giả đây phải được coi là chi phí
hợp lý. Trong thực tế xét xử tại Tòa án nhân dân trong đó có tỉnh Bình Thuận, một
số vụ việc liên quan đến chi phí thuê phương tiện nhưng người bị hại hoặc gia đình
bị hại không kịp lấy hóa đơn thì Tòa án vẫn chấp nhận nếu phù hợp với thực tế tại
địa phương (Tác giả sẽ trình bày cụ thể tại phần thực tiễn áp dụng pháp luật).
Tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp cộng hưởng từ,
chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu ấm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị
liệu...theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí. Đây là những chi phí liên quan đến cứu
chữa người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Tùy thuộc vào mức độ tổn hại sức
khỏe của người bị xâm phạm mà các chi phí mà người bị hại bỏ ra là nhiều hay ít.
Hiện nay nước ta có nhiều cơ sở y tế tư nhân hoạt động, khi người bị thiệt hại được
đưa vào những cơ sở này cấp cứu, điều trị thì những chi phí này cũng là chi phí hợp
lý và được xem xét bồi thường. Tuy nhiên, có những trường hợp sức khỏe bị xâm
hại mà cơ sở y tế ở địa phương có đủ điều kiện cấp cứu, chữa trị nhưng người bị
thiệt hại lại chuyển viện vượt tuyến và yêu cầu bồi thường thì những chi phí này
phải được coi là chi phí không hợp lý.
Ngoài ra còn có những chi phí mà người bị thiệt hại yêu cầu vượt quá hoặc
không liên quan đến việc chữa trị thương tích thì cũng không được bồi thường.
Ví dụ: Một người bị gãy chân nếu chữa trị ở trong nước thì chỉ tốn khoảng 6-
7 triệu đồng, nhưng người bị thiệt hại yêu cầu phải được đưa ra nước ngoài điều trị
với chi phí lên đến hàng ngàn đôla, thì những chi phí này không thể coi là hợp lý.
Các yếu tố chi phối đến việc xác định chi phí cứu chữa:
Mức độ thiệt hại của người bị xâm phạm sức khỏe: Đây chính là yếu tố quan
trọng nhất để xác định chi phí cứu chữa được bồi thường cho người có sức khỏe bị
xâm phạm. Nếu thiệt hại gây ra cho người bị xâm phạm sức khỏe càng lớn thì chi
phí cứu chữa ban đầu cho họ càng cao nhằm bù đắp lại những tổn thất mà họ phải
gánh phải. Thực tế xem xét qua hoạt động xét xử thấy rằng người bị thiệt hại