Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vĩnh Phúc vững bước trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vĩnh Phúc vững bước trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá
Chuyên đề: Vĩnh Phúc trên đường CNH - HĐH
Tạp chí số: Tạp chí Số 17 (Số 433)
Năm xuất bản: 2008
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên,
năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, từ ngày 01/01/1997 tỉnh Vĩnh Phúc
được tái lập. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ
đô Hà Nội, từ ngày 01/8/2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chuyển toàn bộ về Thành
phố Hà Nội. Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231 km2, dân số trên 1 triệu
người. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện; 137 xã,
phường, thị trấn, trong đó có 40 xã miền núi.
Kinh tế: Duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế cả nước, Vĩnh Phúc đã vượt khó,
tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, giữ vững đà đi lên của một
tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng
Thủ đô. Điều đó được cụ thể hoá ở thành tựu sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và 8 tháng đầu
năm 2008, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu đã đạt và vượt mục tiêu Đại
hội (MTĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 20,42% (MTĐH: 14-14,5%/năm). 6
tháng đầu năm 2008 tăng 20,69%. Năm 2008 ước tăng 19,91%, GDP (theo giá thực
tế) bình quân đầu người đạt 22,6 triệu đồng tăng bình quân 31,7% (tương đương 1.330 USD, MTĐH
điều chỉnh đến 2010: 1.200-1.250 USD).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tăng từ 52,4% (năm
2005) lên 58,8% (năm 2008); ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 20,47% xuống 17,11%;
ngành dịch vụ chiếm 23,14% (MTĐH đến 2010, CN-XD: 58,4%, DV: 27,3%, NLNTS: 14,3%).
Công nghiệp giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, ngày càng khẳng định vai trò nền tảng của nền kinh
tế. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng (theo giá cố định 1994) tăng bình quân 32,62%, riêng công
nghiệp tăng 34,12%; giá trị tăng thêm tăng 26,85% (MTĐH: 18,5-20%). 8 tháng đầu năm 2008, giá trị
sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) ước đạt 21.858 tỷ đồng, tăng 34,53% so cùng kỳ.
Nguyễn Ngọc Phi
Phó Bí thư Tỉnh uỷ,
Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc