Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Phúc
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
3.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1290

Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN QUỐC CHINH

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

BỀN VỮNG TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thái Nguyên, năm 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN QUỐC CHINH

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

BỀN VỮNG TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên

Mã số: 8 44 02 17

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Viết Khanh

Thái Nguyên, năm 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, các số

liệu và tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của luận văn chưa được

công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác, nếu có gì sai sót

tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Phan Quốc Chinh

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ “Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục

đích phát triển du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Phúc” tôi đã nhận được rất nhiều

lời động viên, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, của các cá nhân và tập thể.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS - TS.

Trần Viết Khanh đã hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thiện nghiên cứu của mình.

Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã

đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong những năm học

vừa qua.

Xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại

học - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Địa lí - Đại học Sư phạm

Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình

thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Phan Quốc Chinh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................................iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v

DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ............................................................................. 2

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn............................................................. 3

5. Những đóng góp mới của luận văn........................................................................... 3

6. Cơ sở tài liệu ............................................................................................................. 3

7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ TUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CHO MỤC ĐÍCH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ..................................................................... 5

1.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................... 5

1.1.1. Khái niện về du lịch bền vững ............................................................................ 5

1.1.2. Điều kiện địa lí và tài nguyên du lịch ................................................................. 5

1.1.3. Phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch ......................... 9

1.1.4. Lý luận về phân vùng địa lí tự nhiên phục vụ phát triển du lịch ...................... 18

1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................... 20

1.2.1. Trên thế giới...................................................................................................... 20

1.2.2. Tại Việt Nam .................................................................................................... 26

1.2.3. Tại địa bàn nghiên cứu...................................................................................... 28

1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 30

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu...................................................................................... 30

iv

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 34

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH VĨNH PHÚC..................... 35

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................................ 35

2.1.1. Vị trí địa lí - Tài nguyên vị thế ......................................................................... 35

2.1.2. Địa hình - Tài nguyên địa mạo ......................................................................... 37

2.1.3. Địa chất - Tài nguyên khoáng sản .................................................................... 38

2.1.4. Khí hậu - Tài nguyên khí hậu ........................................................................... 40

2.1.5. Thủy văn - Tài nguyên nước............................................................................. 43

2.1.6. Thổ nhưỡng - Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất.................................. 45

2.1.7. Rừng - Tài nguyên động, thực vật .................................................................... 48

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..................................................................................... 50

2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế ............................................................................. 50

2.2.2. Dân cư, lao động............................................................................................... 52

2.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ........................... 53

2.3. Hiện trạng phát triển du lịch ................................................................................ 58

2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .............................................................................. 58

2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn............................................................................. 60

2.3.3. Hiện trạng phát triển du lịch ............................................................................. 67

2.3.4. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch .................................................................. 71

2.3.5. Khả năng liên kết du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc trong không gian phát

triển du lịch các tỉnh phía Bắc .................................................................................... 72

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 77

Chương 3: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CHO MỤC ĐÍCH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH VĨNH PHÚC ................................ 78

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch.............................. 78

3.1.1. Mục tiêu và đối tượng đánh giá ........................................................................ 78

3.1.2. Xây dựng thang đánh giá .................................................................................. 79

3.1.3. Tiến hành đánh giá............................................................................................ 82

v

3.1.4. Đánh giá kết quả ............................................................................................... 83

3.2. Định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm

nhìn đến năm 2025...................................................................................................... 89

3.2.1. Cơ sở xây dựng định hướng.............................................................................. 89

3.2.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.................................................. 92

3.2.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch ................................................................ 94

3.2.4. Các giải pháp thực hiện .................................................................................. 102

3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch............................. 104

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 105

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 106

1. Kết luận................................................................................................................. 106

2. Kiến nghị............................................................................................................... 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 108

PHỤ LỤC................................................................................................................. 113

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DLST Du lịch sinh thái

DLVH Du lịch văn hóa

DLVN Du lịch Việt Nam

ĐKTN Điều kiện tự nhiên

HĐND Hội đồng nhân dân

TNDL Tài nguyên du lịch

TCLTDL Tổ chức lãnh thổ du lịch

UBND Ủy ban nhân dân

UNTWO Tổ chức du lịch Thế giới

VQG Vườn quốc gia

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Mức độ đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch................. 18

Bảng 2.1. Các yếu tố thời tiết tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2016........................ 43

Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016 ..................................... 48

Bảng 2.3. Diện tích rừng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2016 ............................... 50

Bảng 2.4. Dân số và lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2016........................ 52

Bảng 2.5. Cơ sở lưu trú của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013........................... 57

Bảng 2.6. Thành phần các dân tộc của tỉnh Vĩnh Phúc .............................................. 60

Bảng 2.7. Khách du lịch đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2016 ................................ 67

Bảng 2.8. Lao động trong ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013....... 69

Bảng 2.9. Hoạt động du lịch của các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên

Quang, Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2013 .................................................... 75

Bảng 3.1. Các cấp phân vị và hệ thống chỉ tiêu phân vùng........................................ 79

Bảng 3.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên các tiểu vùng địa lí tự nhiên

Vĩnh Phúc .................................................................................................. 83

Bảng 3.3. Đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển du lịch bền vững tại các tiểu

vùng Vĩnh Phúc ......................................................................................... 84

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................ 36

Hình 2.2. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................... 42

Hình 2.3. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................ 47

Hình 2.4. Biểu đồ tỷ trọng GDP theo các ngành kinh tế của Vĩnh Phúc.................... 51

Hình 2.5. Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.................................................. 66

Hình 2.6. Biểu đồ doanh thu du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013....... 70

Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu thu nhập du lịch của các tỉnh thuộc vùng KTTĐBB giai

đoạn 2009 - 2013 ......................................................................................... 73

Hình 3.1. Bản đồ đánh giá tài nguyên theo vùng cho phát triển du lịch Vĩnh Phúc .. 88

Hình 3.2. Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch Vĩnh Phúc .................... 93

Hình 3.3. Bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc....................................... 100

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, tài nguyên có vai trò đặc biệt

quan trọng tới hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch cũng như tới phát triển, hình

thành các điểm, cụm, tuyến du lịch. Phát triển du lịch bền vững dựa trên cơ sở khai

thác sử dụng tài nguyên hướng tới việc thỏa mãn các yêu cầu hiện tại và không làm

tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ mai sau. Để du lịch phát triển được một cách bền

vững thì việc đánh giá các điều kiện tự nhiên là việc làm cần thiết nhằm xác định

được giá trị của các hợp phần tự nhiên phù hợp cho việc khai thác phát triển du lịch.

Thông qua việc đánh giá tính chất của tự nhiên cũng như các điều kiện, khả năng khai

thác tài nguyên sẽ xác định được mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với từng lãnh

thổ và với từng loại hình du lịch.

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng, có nguồn tài

nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, mang đậm nét truyền thống của vùng

đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình bao gồm núi, đồi, đồng bằng tạo nên nhiều cảnh quan du

lịch hấp dẫn. Toàn tỉnh hiện có 967 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 228 di tích

được xếp hạng cấp tỉnh và 60 di tích cấp quốc gia, hàng năm có khoảng 400 lễ hội,

nhiều làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống có giá trị khai thác du lịch.

Tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trong vùng ảnh hưởng kinh tế - xã hội trực tiếp của thủ

đô Hà Nội, của các tuyến QL 2, cao tốc Hà Nội - Lào Cai và hành lang kinh tế trọng

điểm Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Vĩnh Phúc được coi là tỉnh có vai trò động

lực, thúc đẩy chung sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn vùng, trong đó có

du lịch. Đồng thời là điểm đến quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng KTTĐBB

và là cầu nối của tuyến du lịch quốc gia giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng núi

phía Bắc. Tuy nhiên, những năm qua hoạt động du lịch của tỉnh chưa phát triển tương

xứng với tiềm năng, lượng khách đến Vĩnh Phúc không có sự tăng trưởng mạnh. So

với các tỉnh trong vùng KTTĐBB, lượng khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc thấp,

chỉ chiếm khoảng 0,84% và lượng khách nội địa chiếm 10,35%. Nguyên nhân chính

do việc khai thác, quản lý còn thiếu tầm nhìn tổng thể, chưa khai thác được thế mạnh

của các nguồn tài nguyên du lịch. Chính vì vậy, việc đánh giá một cách toàn diện về

2

tài nguyên du lịch, tiến hành phân hạng mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch Vĩnh

Phúc sẽ là cơ sở cho việc TCLTDL trên địa bàn tỉnh.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá điều kiện tự nhiên

cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm đề xuất những

định hướng phát triển du lịch trên cơ sở phát huy thế mạnh, cải thiện khả năng cạnh

tranh, tạo sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao sức hấp dẫn du lịch của Vĩnh Phúc.

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu

+ Nghiên cứu, đánh giá và làm sáng tỏ những tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ

cho phát triển du lịch.

+ Đề xuất những định hướng và giải pháp cụ thể cho việc sử dụng hợp lý tài

nguyên thiên thiên nhiên của lãnh thổ cho mục đích phát triển du lịch bền vững.

- Nội dung nghiên cứu

+ Xác lập cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nghiên cứu đánh giá điều kiện địa lí

và tài nguyên cho phát triển du lịch.

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc và

xác định các loại hình du lịch đặc trưng trên địa bàn tỉnh.

+ Xác định sự phân hóa lãnh thổ du lịch thông qua việc phân chia thành các

tiểu vùng địa lí tự nhiên trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch theo các tiểu vùng. Đề xuất

định hướng phát triển du lịch theo từng tiểu vùng và phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn không gian

Lãnh thổ nghiên cứu là tỉnh Vĩnh Phúc với tổng diện tích tự nhiên là 1.235,15

km2

. Ranh giới lãnh thổ nghiên cứu được xác định trên cơ sở bản đồ địa hình và bản

đồ hành chính hiện hành của Bộ Tài nguyên Môi trường. Theo đó, tỉnh Vĩnh Phúc có

7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố với tổng số 112 xã, 13 phường và 12 thị trấn.

- Giới hạn nội dung

+ Tập trung nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên cho phát triển du lịch

bền vững, trong đó tập trung vào phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du

lịch tâm linh.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!