Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hoá và con ngƣời miền núi qua tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG
VĂN HOÁ VÀ CON NGƢỜI MIỀN NÚI
QUA TẬP TRUYỆN TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ
CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG
VĂN HOÁ VÀ CON NGƢỜI MIỀN NÚI
QUA TẬP TRUYỆN TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ
CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ TUẤN ANH
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình họa tập cũng như làm luận văn. Đặc biệt
tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Tuấn Anh, người không
chỉ giúp đỡ tôi mà còn động viên tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận
văn này.
Tác giả luận văn
Đặng Thị Hồng Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân
tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được
công bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Người viết luận văn
Tác giả luận văn
Đặng Thị Hồng Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục................................................................................................................i
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 9
Chƣơng 1. CON NGƢỜI MIỀN NÚI QUA TẬP TRUYỆN NGẮN
TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ..................... 9
1.1 Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý - một tác phẩm tiêu
biểu và đặc sắc về miền núi.............................................................................. 9
1.1.1 Vài nét về tác giả Đỗ Bích Thuý ......................................................... 9
1.1.2. Khái quát tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá.................. 11
1.2. Con người miền núi qua tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá...... 14
1.2.1. Cuộc sống và con người miền núi trên cao nguyên đá Đồng VănHà Giang hùng vĩ........................................................................................ 14
1.2.2. Hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số- điểm nhấn đặc biệt trong
tập truyện ngắn............................................................................................ 18
Chƣơng 2. NHỮNG NÉT VĂN HOÁ ĐẶC SẮC TRONG TẬP
TRUYỆN NGẮN TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ............................. 29
2.1. Một cách tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hoá ......................... 29
2.1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và văn học ........................... 29
2.1.2. Nghiên cứu tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ
Bích Thuý từ góc độ văn hoá...................................................................... 33
2.2. Những nét văn hoá đặc sắc của người dân tộc Mông, Tày ở Hà Giang
trong tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá............................................... 36
2.2.1. Đặc điểm văn hoá Mông, Tày........................................................... 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
2.2.2. Đặc trưng văn hoá các dân tộc miền núi qua tập truyện Tiếng đàn
môi sau bờ rào đá........................................................................................ 40
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐẶC SẮC TRONG TẬP
TRUYỆN NGẮN TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ............................. 54
3.1. Ngôn ngữ tác phẩm giàu bản sắc văn hoá............................................... 54
3.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ................................................... 60
3.3. Ngôn ngữ gắn liền với cách tư duy của người miền núi......................... 63
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, các sáng tác viết về đề tài
miền núi chiếm một dung lượng khá khiêm tốn. Song trong tiến trình phát
triển của văn học Việt Nam hiện đại cũng đã dần hình thành một mảng văn
học viết về đề tài miền núi. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể kể
đến Lan Khai, Đái Đức Tuấn, Thế Lữ... là những nhà văn đầu tiên viết về đề
tài này với loại Truyện đường rừng. Sau Cách mạng tháng Tám một số nhà
văn người Kinh như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng… đã
tìm đến với mảng đề tài này. Đó là những sáng tác có ý nghĩa như “những
con dao phát đường rừng giúp đỡ cho các anh chị em viết văn miền núi”
(Nông Minh Châu). Khoảng những năm 1950 trở lại đây, bên cạnh các nhà
văn người Kinh xuất hiện các nhà văn người dân tộc thiểu số như Nông
Minh Châu, Hoàng Hạc, Vi Hồng, Hoàng Triều Ân...Những tác phẩm của họ
như một bức tranh rộng lớn với những hình ảnh sinh động về cuộc sống và
con người miền núi. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi ngày
càng trở thành mảng đề tài văn học lớn, sản sinh những tác phẩm đứng ở vị
trí hàng đầu trong nền văn học cách mạng, có thể kể đến như Truyện Tây
Bắc (Tô Hoài), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc)…Qua đó, có thể nói
mảng văn học viết về đề tài miền núi đã trở thành một bộ phận đặc sắc và
độc đáo, góp phần làm nên tính đa dạng và phong phú trong đời sống văn
học các dân tộc Việt Nam
Đến những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI chúng ta vẫn đang
tiếp tục có nhiều tác phẩm viết về mảng đề tài này như: Gặp gỡ ở La Pan
Tẩn, Móng vuốt thời gian (Ma Văn Kháng), Tiếng chim kỷ giàng (Bùi Thị
Như Lan), Nước mắt của đá (Hà Thị Cẩm Anh), Đàn trời (Cao Duy Sơn), Về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
bên kia núi (Niê Thanh Mai)… Đỗ Bích Thúy với Bóng của cây sồi, Tôi đã
trở về trên núi cao, Sau những mùa trăng và đặc biệt, tập truyện ngắn Tiếng
đàn môi sau bờ rào đá (2005) đã đưa chị lên hàng những nhà văn viết về dân
tộc miền núi xuất sắc hiện nay. Truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá
của Đỗ Bích Thúy sau khi được đạo diễn Ngô Quang Hải dựng thành phim
Chuyện của Pao và đạt những giải thưởng danh giá, đã đưa tên tuổi Đỗ Bích
Thúy đến với độc giả gần hơn nữa. Từng giành giải nhất trong cuộc thi sáng
tác truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội 1998-1999, công chúng ngày
càng quen thuộc với cái tên Đỗ Bích Thuý qua những sáng tác của chị, đặc
biệt là tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (Nxb Công an nhân dân,
H.2005). Ở tập truyện này, ta thấy chất văn hoá vùng miền thấm đẫm trong
các trang văn. Có thể nói tập truyện này là tập truyện tiêu biểu nhất, đặc sắc
nhất của Đỗ Bích Thuý và của mảng đề tài viết về miền núi hiện nay. Đỗ
Bích Thuý đã cùng chia sẻ với người đọc cuộc sống và tình yêu của những
con người nơi mảnh đất địa đầu tổ quốc (Hà Giang), nơi mà tác giả đã từng
sống trong suốt thời gian thơ ấu đến khi trưởng thành để người đọc có thể
cùng cảm nhận, hòa mình vào không gian văn hoá của ngưòi Mông, Tày trên
cao nguyên đá Đồng Văn cùng đỉnh Mã Pì Lèng hùng vĩ. Tập truyện mở ra
một không gian văn hoá đặc sắc của quả còn ngày hội, tiếng khèn lá đêm
trăng với những cảnh sinh hoạt của người Mông trong những căn nhà đất
tường chình bao đời trong thung lũng đá, cuộc sống của những con người
miền núi đặc biệt là những ngưòi phụ nữ dân tộc thiểu số. Mỗi câu chuyện
Đỗ Bích Thuý kể là mỗi số phận, mỗi cảnh đời ngang trái khác nhau. Trong
bức tranh đó, chị tập trung khai thác chiều sâu nội tâm của nhân vật - phần
lớn là những người đàn bà với cuộc đời làm dâu, làm vợ âm thầm, chịu nhiều
buồn tủi đắng cay.