Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa ẩm thực huyện thạch thất – hà nội qua món chè lam.
PREMIUM
Số trang
81
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1653

Văn hóa ẩm thực huyện thạch thất – hà nội qua món chè lam.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Đề tài:

VĂN HÓA ẨM THỰC HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI

QUA MÓN CHÈ LAM

Người hướng dẫn:

ThS. Lương Vĩnh An

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Ngân

Đà Nẵng, tháng 5/2013

1

Lời Cam Đoan

Tôi: Nguyễn Thị Ngân xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là công trình

nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lương

Vĩnh An.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học đã trình bày trong Khóa luận

của mình

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngân

Lời Cảm Ơn

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, các cán bộ khoa

Ngữ Văn, Phòng tư liệu khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm –

Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình

thực hiện Khóa luận tốt nghiệp.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ

Lương Vĩnh An, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi

trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Khóa luận tốt

nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn các ban ngành, lãnh đạo, chính

quyền địa phương và nhân dân các xã làng nghề của huyện Thạch

Thất – Hà Nội, cũng như cơ sở sản xuất Chè Lam Phượng Châu ở

khu 2 – thị trấn Vĩnh Lộc – Thanh Hóa đã cung cấp tư liệu và

đóng góp những ý kiến quý báu cho Khóa luận tốt nghiệp của tôi.

Xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đã giúp đỡ, động viên

tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Khóa luận tốt nghiệp

này.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................4

6. Bố cục khóa luận.....................................................................................................7

PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................9

1.1 Một vài khái niệm liên quan..................................................................................9

1.1.1 Khái niệm Văn hóa – Văn hóa Ẩm thực.............................................................9

1.1.2 Khái niệm Ẩm thực...........................................................................................12

1.1.3 Làng nghề - Khái niệm Làng Nghề truyền thống.............................................12

1.2 Đôi nét về huyện Thạch Thất..............................................................................14

1.2.1 Lịch sử, tên gọi và sự thay đổi địa giới hành chính.........................................14

1.2.2 Điều kiện tự nhiên, khí hậu và dân cư .............................................................17

1.2.3 Điều kiện Văn hóa – Xãhôị .............................................................................19

1.2.4 Văn hóa Ẩm thực của người Xứ Đoài..............................................................22

Chương 2 : ĐẶC SẢN CHÈ LAM – NÉT VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN

HUYỆN THẠCH THẤT ........................................................................................29

2.1 Đặc sản Chè Lam huyện Thạch Thất..................................................................29

2.1.1 Nguồn gốc Chè Lam.........................................................................................29

2.1.2 Qui trình chế biến Chè Lam.............................................................................30

2.1.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu ....................................................................................30

2.1.2.2 Quá trình chế biến.........................................................................................34

2.1.2.3 Cách thức trang trí........................................................................................36

2.1.2.4 Thưởng thức ..................................................................................................36

2.2 Đặc trưng văn hóa Chè Lam Thạch Thất............................................................38

2.2.1 Tính tổng hợp ...................................................................................................39

2.2.2 Tính đa dạng và linh hoạt ................................................................................40

2.3 Giá trị đặc sản Chè Lam......................................................................................43

2.3.1 Giá trị kinh tế ...................................................................................................43

2.3.1.1 Giá trị dân sinh .............................................................................................43

2.3.1.2 Giá trị phát triển du lịch làng nghề ..............................................................44

2.3.2 Giá trị văn hóa .................................................................................................46

2.3.2.1 Giá trị vật chất ..............................................................................................46

2.3.2.2 Giá trị tinh thần.............................................................................................49

Chương 3 : PHƯƠNG HƯỚNG BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀ

THƯƠNG HIỆU CHÈ LAM THẠCH THẤT – HÀ NỘI........................................53

3.1 Thực trạng phát triển làng nghề và thương hiệu Chè Lam của Huyện Thạch Thất.....53

3.1.1 Thực trạng làng nghề sản xuất và thương hiệu Chè Lam ở huyện Thạch Thất –

Hà Nội .......................................................................................................................53

3.1.1.1 Sự vận động, phát triển của hộ sản xuất và kinh doanh Chè Lam. ..............53

3.1.1.2 Thực trạng về lao động trong làng nghề.......................................................54

3.1.1.3 Tình hình về vốn ở các hộ trong làng nghề...................................................55

3.1.1.4 Số lượng Chè Lam được sản xuất trong làng nghề ......................................55

3.1.1.5 Thị trường của làng nghề sản xuất Chè Lam................................................56

3.1.1.6 Kỹ thuật công nghệ trong làng nghề.............................................................57

3.1.1.7 Tình hình tổ chức kinh doanh........................................................................58

3.1.1.8 Tình hình môi trường trong làng nghề..........................................................58

3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo tồn phát triển làng nghề và thương hiệu Chè

Lam ở huyện Thạch Thất – Hà Nội...........................................................................59

3.1.2.1 Sự biến động của nhu cầu thị trường............................................................59

3.1.2.2 Chính sách của nhà nước..............................................................................60

3.1.2.3 Kết cấu hạ tầng. ............................................................................................60

3.1.2.4 Trình độ khoa học và công nghệ ...................................................................61

3.1.2.5 Vốn cho phát triển sản xuất ..........................................................................61

3.1.2.6 Nguyên vật liệu..............................................................................................62

3.1.2.7 Yếu tố truyền thống .......................................................................................62

3.2. Phương hướng bảo tồn, phá

t triển làng nghề và

thương hiêu Ch ̣ è Lam của

huyên Th ̣ ach Th ̣ ất......................................................................................................63

3.2.1 Tiềm năng và phương hướng bảo tồn, phát triển làng nghề cùng thương hiệu

Chè Lam ở huyện Thạch Thất – Hà Nội ...................................................................63

3.2.1.1 Tiềm năng phát triển của làng nghề và thương hiệu Chè Lam ở huyện Thạch

Thất – Hà Nội............................................................................................................63

3.2.1.2 Phương hướng bảo tồn và phát triển làng nghề ...........................................64

3.2.2 Các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất Chè Lam ở

huyện Thạch Thất – Hà Nội ......................................................................................65

PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................69

PHỤLUC H ̣ ÌNH ẢNH CHÈ LAM

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ai đã từng đến thăm thắng cảnh nổi tiếng chùa Tây Phương thì chắc hẳn sẽ

không quên được hương vị dẻo thơm ngon ngọt của Chè Lam – đặc sản truyền

thống xứ Đoài.

Mùa xuân là lúc khí trời ấm áp, lòng người phơi phới, nhẹ nhõm. Trong dịp

này người Việt ta có thói quen đi lễ chùa cầu sức khỏe và bình an cho năm mới.

Đến với chùa Tây Phương – danh thắng nổi tiếng trên đất Hà Thành, người ta

không chỉ để tĩnh tâm nơi cửa Phật mà còn có cơ hội thưởng thức đặc sản của xứ

Đoài – bánh, kẹo Chè Lam.

Khoảng gần 30km về phía Tây nội thành, huyện Thạch Thất – Hà Nội là “quê

hương” của ngôi chùa Tây Phương – một chùa nổi tiếng của đạo Phật. Món Chè

Lam đặc sản của miền đất này được bắt nguồn từ chốn linh thiêng đó.

Không giống với các loại bánh kẹo được sản xuất theo dây chuyền công

nghiệp, Chè Lam là sản phẩm thủ công truyền thống mang những nét độc đáo riêng

có của một vùng cư dân nông nghiệp lâu đời.

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các quốc gia trên thế giới

ngày một chú trọng hơn đến vấn đề văn hóa. Văn hóa là động lực của sự phát triển,

văn hóa có mặt ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó ẩm thực là một

hình thái văn hóa quan trọng. Theo GS Trần Quốc Vượng thì “cách ăn uống là

cách sống, là bản sắc văn hóa hay truyền thống ẩm thực là một thực thể văn hóa

của các vùng miền Việt Nam”.

Trong văn hóa “ăn” có văn hóa “quà”, hay còn gọi là đặc sản bình dân nó là

nét đặc trưng riêng của từng địa phương, vùng – miền

Những năm gần đây, vấn đề ẩm thực đã được xã hội quan tâm rộng rãi hơn,

cuộc sống của nền kinh tế thị trường mở ra nhiều hướng tiếp cận mới với văn hóa

thưởng thức, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Thạch Thất có tiềm năng

lớn để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Văn hóa ẩm thực Thạch Thất

cũng là một trong những loại tài nguyên có giá trị cần phải được tìm hiểu và khai

2

thác một cách có hiệu quả. Hiện nay, việc khai thác những nét đặc sắc của văn hóa

ẩm thực, trong đó có văn hóa qua những món đặc sản vẫn đang là một cánh cửa để

ngỏ cho những người làm du lịch Thạch Thất.

Khách du lịch đến với Hà Nội, ít nhiều cũng đã được làm quen với những gia

tài ẩm thực của người Hà Nội, song phần lớn du khách mới chỉ biết đến một nền ẩm

thực cầu kì, tây hóa, phong phú và đặc sắc về chủng loại, mà ít ai có dịp hòa mình

vào những món quà đặc sản bình dân mà các huyện của Hà Nội đem đến. Trong đó

có một loại bánh đặc sản không phải bánh Cốm làng Vòng, cũng không phải Phở

Hà Nội, hay chả cá Lã Vọng... mà đó là loại bánh có tên Chè Lam Thạch Thất – một

loại bánh của người dân xứ Đoài cổ.

Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu sâu,

về khai thác văn hóa ẩm thực Chè Lam để phát triển kinh tế làng nghề ở huyện

Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. Mặc dù đây là vùng đất có nhiều tiềm năng về ẩm

thực nhưng chưa có riêng một chuyên luận hay cuốn sách nào tập trung nghiên cứu

tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Thạch Thất, nói đúng hơn là món bánh đặc sản Chè

Lam. Chính vì vậy mà chúng tôi đã mạnh dạn đi thực tế để thu thập và sưu tầm tài

liệu, món quà đặc sản bình dân Chè Lam Thạch Thất, hi vọng được đóng góp một

phần công sức của mình trong việc quảng bá, giữ gìn, phát huy và bảo vệ các giá trị

văn hóa ẩm thực của cư dân vùng đất này.

Ăn Chè Lam, thưởng thức Chè Lam đã để lại dư vị khó quên cho thực khách,

nhưng mấy ai biết được qui trình chế biến Chè Lam, cái gì làm nên hương vị rất

riêng của nó. Với mong muốn tìm hiểu cặn kẽ món đặc sản bình dân của quê hương,

chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Chè Lam trong văn hóa ẩm thực huyện Thạch

Thất” cho đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chè Lam Thạch Thất – Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung:

+ Qui trình làm Chè Lam

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!