Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------------- --------------
NGUYỄN THỊ MAI LY
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO
CỦA A.X.MAKARENKO TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI
TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC
Th¸i Nguyªn, n¨m 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------------- --------------
NGUYỄN THỊ MAI LY
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO
CỦA A.X.MAKARENKO TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI
TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 NINH BÌNH
Chuyªn nghµnh: Gi¸o dôc häc
M· sè: 60 14 01
LuËn v¨n th¹c sü gi¸o dôc häc
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. N«ng Kh¸nh B»ng
Th¸i Nguyªn, n¨m 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC KÍ TỰ VIẾT TẮT
CNXH Chủ Nghĩa Xã Hội
GD Giáo dục
TGD Trường Giáo Dưỡng
HS Học sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
PHẦN: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu..................................................... 2
3.1. Khách thể nghiên cứu .................................................................... 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học.............................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
7. Cơ sở phƣơng pháp luận...................................................................... 3
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 4
9. Đóng góp của đề tài ............................................................................. 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUAN
ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA
A.X.MAKARENKO..................................................................................... 5
1.1. Tổng quan lịch sử về vấn đề nghiên cứu .......................................... 5
1.1.1 Tại Liên Xô và các nước ngoài Liên Xô ....................................... 5
1.1.2. Tại Việt Nam................................................................................ 6
1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của A.X.Makarenko...................................... 8
1.3 Quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của
A.X.Makarenko ...................................................................................... 12
1.3.1. Cách đánh giá con người .......................................................... 14
1.3.2. Yêu thương con người, tin vào con người, nhìn thấy ưu
điểm ở con người ................................................................................ 17
1.3.3. Cách đòi hỏi con người và tôn trọng đối với con người............ 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.4. Giáo dục trẻ vị thành niên phạm pháp........................................... 29
1.4.1. Giáo dục lại................................................................................ 29
1.4.2 Đối tượng giáo dục lại ................................................................ 33
1.4.2.1 Biểu hiện của trẻ hư ................................................................ 33
1.4.2.2 Đặc điểm nhân cách đối tượng giáo dục lại ............................ 36
TIỂU KẾT CHƢƠNG MỘT ..................................................................... 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI
TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 ............................................................... 43
2.1. Sự tiếp cận quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của
A.X.Makarenko ở Việt Nam .................................................................. 43
2.2. Tìm hiểu về trƣờng Giáo dƣỡng số 2 .............................................. 44
2.2.1 Hoàn cảnh ra đời trường Giáo dưỡng số 2 ................................ 44
2.2.2 Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của trường Giáo dưỡng
số 2....................................................................................................... 47
2.2.3. Đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh gia đình học sinh TGD số 2. ... 53
2.2.3.1. Nhận thức của học sinh TGD số 2 ......................................... 53
2.2.3.2. Đặc điểm về tình cảm.............................................................. 56
2.2.3.3. Đặc điểm về hành vi................................................................ 57
2.2.3.4. Hoàn cảnh gia đình học sinh TGD số 2 ................................. 60
2.2.4 Đặc điểm cán bộ giáo viên TGD số 2.......................................... 63
2.3 Đặc điểm những hoạt động giáo dục trong TGD số 2..................... 66
2.3.1. Hoạt động học tập văn hoá........................................................ 66
2.3.2. Hoạt động lao động hướng nghiệp ........................................... 68
2.3.3 Hoạt động bổ trợ giáo dục .......................................................... 70
2.4. Tìm hiểu sự tiếp cận của các cán bộ và giáo và giáo viên TGD
số 2 với quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của
A.X.Makarenko ...................................................................................... 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................. 79
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO
DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA A.X.MAKARENKO
TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG....... 81
3.1 Các biện pháp ................................................................................... 81
3.1.1. Biện pháp kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng đối với
học sinh trong quá trình giáo dục ....................................................... 81
3.1.1.1 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp............................................. 81
3.1.1.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp .................................... 82
3.1.2 Biện pháp tiến hành giáo dục đồng bộ ( dạy văn hoá, hướng
nghiệp và dạy nghề, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ) ................. 88
3.1.2.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp ......................................... 88
3.1.2.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp .................................... 89
3.1.3 Biện pháp giáo dục bằng tình cảm ............................................. 96
3.1.3.1 Mục đích, ý nghĩa biện pháp ................................................... 96
3.1.3.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp .................................... 97
3.1.4 Biện pháp chuẩn bị cho học sinh hoà nhập xã hội. ................. 100
3.1.4.1 Mục đich, ý nghĩa biện pháp ................................................. 100
3.1.4.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp ................................. 101
3.2 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp............................... 106
3.2.1. Mục đích .................................................................................. 106
3.2.2. Nội dung .................................................................................. 106
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3........................................................................... 109
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT....................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
PHẦN: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong tình hình phạm tội hiện nay ở nước ta, vấn đề trẻ vị thành niên vi
phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp cả về số lượng và tính chất
phạm tội. Trẻ vị thành niên phạm tội có mặt hầu hết ở các tệ nạn xã hội, thậm
chí còn có những em phạm những tội rất nguy hiểm đã được quy định trong
bộ luật hình sự của luật pháp Việt Nam. Những vấn đề trên đã đặt ra những
khó khăn và thách thức đối với công tác giáo dục của toàn xã hội, nhất là
công tác giáo dục lại trẻ vị thành niên.
Thực tế vào những năm gần đây số lượng học sinh của các trường giáo
dưỡng – loại trường chuyên quản lý và giáo dục trẻ em vị thành niên có hành
vi phạm pháp luật ở nước ta ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê năm 2004
tại 4 trường giáo dưỡng trong cả nước ta đã lên tới 3.448 em, trong đó có
1.666 em từ nông thôn, 1.782 em từ thành phố, thị trấn, thị xã. Một điểm nổi
bật là, tính chất và quy mô của tội phạm vị thành niên ngày càng nguy hiểm
và đa dạng. Hành vi phạm tội do các em gây ra thuộc các lĩnh vực sau đây:
liên quan đến ma tuý (145 em), trộm cắp (2.112 em), gây rối trật tự công cộng
(765 em), cố ý gây thương tích (124 em), hiếp dâm (69 em), giết người (12
em), cướp giật (54 em), cưỡng đoạt tài sản (79 em), lừa đảo (48 em), các hành
vi khác (40 em). [3. Tr6]
Chính sự gia tăng cả về số lượng và tính chất của những tệ nạn xã hội
cộng với số lượng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ngày càng nhiều đòi hỏi
xã hội cần phải quan tâm nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục lại nhằm
từng bước hạn chế sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, tạo cơ hội cho trẻ em vị
thành niên được có cơ hội làm lại cuộc đời và hòa nhập với xã hội. Hiện nay
công tác giáo dục lại đối với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật đang là vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
đề quan tâm của nhiều ban ngành trong xã hội. Đây là một vấn đề phức tạp,
khó giải quyết, đòi hỏi sự tham gia của tất cả xã hội.
Trong lĩnh vực giáo dục nói chung, giáo dục lại nói riêng những
phương pháp giáo dục phù hợp là một yếu tố quan trọng góp phần làm tăng
hiệu quả của quá trình giáo dục. Trong kho tàng tri thức giáo dục lại, lý luận
và thực tiễn giáo dục của A.X. Makarenko là một trong những di sản quan
trọng có ảnh hưởng trên phạm vi thế giới. Việc nghiên cứu và vận dụng lý
quan điểm giáo dục lại của A.X.Makarenko sẽ góp phần tăng hiệu quả của
công tác giáo dục lại hiện nay.
Vận dụng lý luận giáo dục của A.X. Makarenko, nhất là những tư
tưởng về phương pháp giáo dục lại trong hoàn cảnh xã hội ta hiện nay là một
việc làm cần thiết để tăng cường tính chất xã hội chủ nghĩa và tính nhân văn
trong giá dục xã hội của nhà nước ta. Đồng thời để chứng minh sức sống của
tư tưởng giáo dục Makarenko cùng với tất cả những cơ sở khoa học của nó.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn vấn đề: “Vận dụng quan điểm
giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko trong công tác giáo dục tại
trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của
Makarenko, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
trong trường Giáo dưỡng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục tại trường Giáo dưỡng số 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko vào
công tác giáo dục trong trường Giáo dưỡng số 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
4. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả giáo dục của trường Giáo dưỡng số 2 sẽ nâng cao nếu:
Quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko được vận
dụng một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường.
Các biện pháp giáo dục: Kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng đối
với học sinh trong quá trình giáo dục; tiến hành giáo dục đồng bộ; giáo dục
bằng tình cảm; chuẩn bị cho học sinh hoà nhập cộng đồng được thực hiện một
cách đồng bộ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa quan điểm giáo dục của A.X. Makarenko về chủ
nghĩa nhân đạo.
5.2 Tìm hiểu đặc điểm của trường giáo dưỡng và sự tiếp cận quan điểm
giáo dục của Makarenko ở Việt Nam.
5.3 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
trong trường Giáo dưỡng.
5.4 Tổ chức khảo nghiệm đánh giá tính khả thi của các biện pháp.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân
đạo của A.X.Makarenko tại trường Giáo dưỡng số 2.
7. Cơ sở phƣơng pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên các quan điểm phương pháp luận sau:
- Quan điểm hệ thống – cấu trúc
- Quan điểm lịch sử – lôgic
- Quan điểm thực tiễn
- Phép biện chứng duy vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Hệ thống các phương pháp lý thuyết: gồm các phương pháp phân tích,
tổng hợp, khái quát hoá.... để làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng các biện
pháp vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của
A.X.Makarenko vào công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình.
- Hệ thống các phương pháp thực tiễn: quan sát, điều tra bằng ankét, phỏng
vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh, xin ý kiến chuyên gia...
- Hệ thống các phương pháp xử lý số liệu: gồm các phương pháp
toán học.
9. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ hơn quan điểm giáo dục về chủ nghĩa
nhân đạo của Makarenko trong Giáo dục học hiện đại.
Đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trong
trường Giáo dưỡng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA
A.X.MAKARENKO.
1.1. Tổng quan lịch sử về vấn đề nghiên cứu
Việc nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của A.X.Makarenko
được rất nhiều nhà khoa học giáo dục học quan tâm tìm hiểu. Ngay ở Liên Xô,
từ khi A.X.Makarenko còn sống, nhà nước Xô Viết đã cho phép các cơ sở giáo
dục của ông đón những đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan học tập.
Tại Việt Nam, việc quảng bá tư tưởng giáo dục của A.X.Makarenko đã được
diễn ra từ những năm 50 của thế kỉ XX. Sau đây là một số nghiên cứu cụ thể.
1.1.1 Tại Liên Xô và các nước ngoài Liên Xô
Ở Liên Xô, hầu hết các tác giả chuyên nghiên cứu về Makarenko đều
đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu hệ thống những quan
điểm giáo dục của ông và việc vận dụng những quan điểm giáo dục ấy vào
thực tiễn xã hội Liên Xô trước đây và hiện nay. Điều đó được thể hiện rõ ràng
trên quê hương Ucraina của Makarenko. Hàng trăm bản thông báo khoa học;
hàng trăm bài báo về việc vận dụng những quan điểm giáo dục của
Makarenko vào việc giáo dục và đào tạo sư phạm. Ví dụ như “Thực thi tư
tưởng của A.X.makarenko trong trường Phổ thông trung học”
(M.S.Sukhovery); “Áp dụng vào thực tiễn di sản giáo dục của
A.X.Makarenko” (A.A.Boiko, A.I.Corlenko)....
Tính đến năm 1973 đã có đến 41 luận án tiễn sĩ và phó tiễn sĩ viết về sự
nghiệp giáo dục của A.X.Makarenko được bảo vệ tại Liên Xô.
Ngoài Liên Xô, tại các nước xã hội chủ nghĩa cũng như các nước tư
bản chủ nghĩa, sự quan tâm nghiên cứu và vận dụng những quan điểm và thực
tiễn giáo dục của A.X.Makarenko đã diễn ra rất sớm và đa dạng. Ngay từ khi
A.X.Makarenko vẫn còn phụ trách tại trại Gorki và công xã Dzerjnski, nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
đoàn nghiên cứu từ nước ngoài đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm của
ông tại các cơ sở giáo dục này. Sau ngày A.X.Makarenko mất (1/4/1939) việc
nghiên cứu di sản giáo dục của ông được tiếp tục diễn ra nhằm đáp ứng những
yêu cầu cấp thiết của nhân loại.
Các nước như Pháp, Anh, Italia có rất nhiều nhà khoa học giáo dục quan
tâm nghiên cứu về sự nghiệp giáo dục của A.X.Makarenko nhằm khẳng định
tính đúng đắn của hệ thống những quan điểm và thực tiễn giáo dục của ông.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, việc quảng bá tư tưởng giáo
dục của A.X.Makarenko thường được tiến hành trên cả hai mặt: nghiên cứu lý
thuyết và tổ chức vận dụng trong thực tiễn. Do ý nghĩa cấp thiết của vấn đề
giáo dục lại trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật mà việc nghiên
cứu di sản giáo dục của Makarenko được tiến hành hầu hết trong các nước xã
hội chủ nghĩa trong đó có Trung hoa và Cuba.
Trong lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh của A.X.Makarenko, đông đảo các
nhà nghiên cứu từ nhiều nước đã tham dự một cuộc hội thảo về những vấn đề
phương pháp luận và phương pháp cụ thể của việc nghiên cứu, vận dụng di
sản của A.X.Makarenko tại các nước ngoài Liên Xô.
Như vậy, trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học giáo dục học
nghiên cứu về di sản giáo dục của A.X.Makarenko. Cho đến nay việc nghiên
cứu và vận dụng những di sản giáo dục của ông vẫn được nhiều thế hệ các
nhà khoa học giáo dục học trên thế giới quan tâm nghiên cứu và ứng dụng.
1.1.2. Tại Việt Nam
Hệ thống quan điểm giáo dục và thực tiễn giáo dục của
A.X.Makarenko được quảng bá tại Việt Nam từ những thập niên 50 – 80 của
thế kỉ XX. Ban đầu lý luận đó được giảng nhiều trong các trường sư phạm,
sau đó được tuyên truyền rộng rãi ngoài xã hội, nhất là vận dụng nhiều trong
công tác giáo dục trẻ em hư.