Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng quan điểm dạy học hiện đại thiết kế bài học chương ' khúc xạ ánh sáng" Vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trung học phổ thông miền núi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC HIỆN ĐẠI THIẾT KẾ
BÀI HỌC CHƢƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 11
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC
CỦA HỌC SINH THPT MIỀN NÚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên, năm 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC HIỆN ĐẠI THIẾT KẾ
BÀI HỌC CHƢƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 11
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC
CỦA HỌC SINH THPT MIỀN NÚI
Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Vật lý
Mã số: 60 44 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Thái Nguyên, năm 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Thầy giáo PGS. TS. Tô Văn Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong
khoa Sau đại học, khoa Vật lí, thư viện trường Đại học Sư phạm đã tạo mọi điều
kiện cho việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Các trường: THPT Việt Vinh; THPT Kim Ngọc, các đồng nghiệp, các em học
sinh đã tận tình giúp đỡ trong quá trình tìm hiểu thực tế và kiểm nghiệm đề tài.
Toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ và động viên!
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả
Đỗ Thị Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Mục lục........................................................................................................................ i
Danh mục chữ viết tắt, kí hiệu ................................................................................... ii
Danh mục bảng biểu..................................................................................................iii
Danh mục các hình.................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM DẠY HỌC HIỆN ĐẠI THIẾT KẾ BÀI HỌC NHẮM PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH THPT MIỀN NÚI................5
1.1. Tính tích cực, tự lực của học sinh........................................................................5
1.1.1. Tính tích cực của học sinh........................................................................................... 5
1.1.2 Tính tự lực của học sinh ............................................................................................... 9
1.2. Quan điểm dạy- học trong dạy học hiện đại .....................................................15
1.2.1. Sự tương tác giữa người dạy, người học và đối tượng dạy học.............................. 15
1.2.2. Chức năng của hoạt động dạy và họat động học trong dạy học hiện đại............... 17
1.3. Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của
học sinh THPT miền núi ..........................................................................................19
1.3.1. Một số đặc điểm của học sinh THPT miền núi........................................................ 19
1.3.2. Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực, tự lực cho học sinh THPT miền núi .................................................................... 20
3.2.2. Hình thức thảo luận nhóm. [16, 15].......................................................................... 27
3.2.3. Phát huy tính tích cực, tự lực khi sử dụng thí nghiệm trong dạy học [................... 28
1.4. Thiết kế bài học..................................................................................................31
1.4.1. Thiết kế mục tiêu học tập .......................................................................................... 31
1.4.2. Thiết kế nội dung học tập .......................................................................................... 33
1.4.3. Thiết kế các hoạt động của người học ...................................................................... 34
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.4.4. Thiết kế các phương tiện giảng dạy- học tập và học liệu ........................................ 34
1.4.5. Thiết kế tổng kết và hướng dẫn học tập.................................................................... 34
1.4.6. Thiết kế môi trường học tập ...................................................................................... 35
1.5.2. Phương pháp điều tra................................................................................................. 37
Kết luận chương 1 .....................................................................................................42
Chƣơng 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC HIỆN ĐẠI THIẾT KẾ
MỘT SỐ BÀI HỌC CHƢƠNG “ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 11
NHẰM PHÁT HUY TINH TÍCH CỰC,TỰ LỰC CỦA HỌC SINH THPT
MIỀN NÚI................................................................................................................43
2.1. Vận dụng LLDH hiện đại thiết kế bài học nhằm phát huy tính tích cực, tự
lực của học sinh THPT .............................................................................................43
2.1.1. Đặc điểm dạy học vật lý ............................................................................................ 43
2.1.2. Thiết kế bài học vật lí nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh
THPT Miền núi ................................................................................................................... 45
2.2. Phân tích vị trí, vai trò, cấu trúc chương “Khúc xạ ánh sáng” (Vật lý 11 cơ bản)....47
2.2.1. Vị trí,vai trò chương “Khúc xạ ánh sáng” ................................................................ 47
2.2. Cấu trúc của chương “ Khúc xạ ánh sáng” ........................................................47
2.2.3 Mục tiêu cần đạt khi dạy chương “Khúc xạ ánh sáng” theo chuẩn kiến
thức kĩ năng ......................................................................................................................... 48
2.3. Vận dụng quan điểm dạy học hiện đại thiết kế một số bài học chương
“Khúc xạ ánh sáng” vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh
THPT Miền núi .........................................................................................................49
Kết luận chương 2 .....................................................................................................88
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM..............................................................89
3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm (TNSP)....................................89
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm......................................................................... 89
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm......................................................................... 89
3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm.............................................89
3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm........................................................................ 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm......................................................................... 90
3.2.3. Khống chế các tác động ảnh hưởng đến kết quả TNSP. ......................................... 90
3.3. Chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm...................................................................91
3.3.1. Chọn lớp TN và ĐC................................................................................................... 91
3.3.2. Các bài thực nghiệm sư phạm................................................................................... 91
3.3.3. Giáo viên cộng tác thực nghiệm sư phạm................................................................ 92
3.4. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................92
3.4.1. Ước lượng các đại lượng đặc trưng cho TN sư phạm............................................. 92
3.4.2. Đánh giá, xếp loại ...................................................................................................... 92
3.5. Kết quả và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................94
3.5.1. Các kết quả định tính của thực nghiệm sư phạm..................................................... 94
3.5.2. Phân tích và xử lý các kết quả bài kiểm tra của TNSP............................................ 95
3.6. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm........................................................109
Kết luận chương 3 ...................................................................................................110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................113
PHỤ LỤC...............................................................................................................115
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU
Chữ viết tắt, kí hiệu Nội dung
GD-ĐT Giáo dục và đào tạo
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
PPDHTC Phương pháp dạy học tích cực
TTC Tính tích cực
TLTHT Tự lực trong học tập
GV Giáo viên
HS Học sinh
THPT Trung học phổ thông
SGK Sách giáo khoa
TN Thực nghiệm
ĐC Đối chứng
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Sử dụng sách phục vụ cho giảng dạy của giáo viên....................... 38
Bảng 1.2: Phương pháp dạy học của giáo viên............................................... 39
Bảng 1.3: Mục đích, động cơ, hứng thú và cách thức học môn vật lý của HS..... 40
Bảng 1.4: Khả năng nhận thức, mức độ tích cực, tự lực của HS.................... 40
Bảng 1.5: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình học tập môn Vật lí ...... 41
Bảng 3.1 Đặc điểm chất lượng học tập của lớp TN và ĐC ........................... 91
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả, thái độ , tình cảm, tác phong của HS................ 95
Bảng 3.4. Kết quả bài kiểm tra 1..................................................................... 96
Bảng 3.5. Bảng xếp loại - bài kiểm tra 1......................................................... 96
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 1 ......................... 97
Bảng 3.7. Bảng phân phối thực nghiệm - bài kiểm tra 2 ................................ 99
Bảng 3.7. Bảng xếp loại - bài kiểm tra 2....................................................... 100
Bảng 3.9. Bảng phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 2 ....................... 102
Bảng 3.10. Bảng phân phối thực nghiệm - bài kiểm tra 3 ............................ 104
Bảng 3.11. Bảng xếp loại - bài kiểm tra 3..................................................... 105
Bảng 3.12. Bảng phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 3 ..................... 106
Bảng 3.13. Bảng tổng hợp các tham số thống kê qua ba bài kiểm tra TNSP..... 108
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.3: Chu trình sáng tạo V.G. Ra- zu- mốp- xki...................................... 43
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ xếp loại học tập lần 1 ................................................... 97
Đồ thị 3.1: Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 1....................... 98
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ xếp loại học tập số 2 ................................................... 101
Đồ thị 3.2:Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 2...................... 103
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ xếp loại học tập số 3 ................................................... 105
Đồ thị 3.3: Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 3..................... 106
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Luật Giáo dục, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Tư tưởng trên cũng được thể hiện trong “Chiến lược phát triển giáo dục
2001- 2010” ( ban kèm quyết định số 201/2001/QĐ – TTg ngày 28 tháng 12 năm
2001) của Thủ tướng Chính phủ ở mục 5.2: “ Đổi mới và hiện đại hóa phương
pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi
sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy
cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống,
có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường
tính chủ động tích cực của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập….”
Tuy nhiên, thực tiễn dạy và học môn vật lý trong nhà trường THPT Miền núi
hiện nay cho thấy, đa số giáo viên vẫn chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức mà
ít chú trọng đến việc phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh. Năng lực tư duy
của học sinh còn rất nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng giáo dục còn ở mức rất thấp.
Phương pháp dạy học ở trường THPT Miền núi hiện nay chủ yếu vẫn là phương
pháp truyền thống – thuyết trình có kết hợp với đàm thoại, thông báo kiến thức theo
kiểu “đọc - chép” hay còn được gọi là truyền thụ một chiều. Giáo viên chưa phải là
người tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức, học sinh chưa tích cực, tự lực học
tập, chưa biết phương pháp tự học. Phương pháp dạy học này dẫn đến việc học thụ
động, nặng về ghi nhớ lý của học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề trên cho thấy, việc dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, tự lực của học sinh THPT Miền núi là rất cần thiết.
2
Vấn đề dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học
sinh đã có nhiều nghiên cứu được công bố như :
Đào Thị Hạt- Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương dòng điện
xoay chiều lớp 12 trung học phổ thông theo hướng tổ chức hoạt động nhóm nhằm
phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh.
Nguyễn Thị Trà My- Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học
chương “Động học chất điểm” Vật lý 10 THPT với sự hỗ trợ của Website dạy học.
Nguyễn Thị Hạnh – Thiết kế phương án dạy một số bài học của chương “ các
định luật bảo toàn “ Vật lý 10 nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo của học sinh.
Lương Thị Dung - Phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh qua
dạy học nhóm khi dạy chương Chất khí, vật lý 10 cơ bản”.
Tuy nhiên,việc vận dụng quan điểm dạy học hiện đại thiết kế bài học chương
“Khúc xạ ánh sáng” vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực,tự lực của học sinh THPT
Miền núi chưa có công trình nào công bố. Với lý do đó, tôi chọn đề tài :Vận dụng
quan điểm dạy học hiện đại thiết kế bài học chương “Khúc xạ ánh sáng” vật lý 11
nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh THPT Miền núi
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng quan điểm của dạy học hiện đại để xây dựng tiến trình dạy học
chương “Khúc xạ ánh sáng” Vật lý 11 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, của
học sinh THPT Miền núi.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức hoạt động dạy học khi thiết kế bài học chương “Khúc xạ ánh sáng”
Vật lý 11 phù hợp với quan điểm của dạy học hiện đại và đặc điểm dạy học vật lý thì
có thể phát huy tính tích cực, tự lực, của học sinh THPT Miền núi.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động học của học sinh lớp11 THPT và hoạt động dạy của giáo viên
trong quá trình dạy học.
3
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Nội dung chương trình và phương pháp dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng”Vật
lý 11 ở các trường THPT Miền núi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát huy tính tích cực, tự lực của học
sinh THPT Miền núi.
- Nghiên cứu quan điểm dạy học hiện đại.
- Điều tra thực trạng dạy và học chương “Khúc xạ ánh sáng” hiện nay ở các
trường THPT thuộc tỉnh Hà Giang theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học
sinh.
- Nội dung, cấu trúc và đặc điểm của chương “Khúc xạ ánh sáng”
- Vận dụng quan điểm của dạy học hiện đại để thiết kế các hoạt động dạy học
chương “Khúc xạ ánh sáng” Vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học
sinh THPT Miền núi.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết, đánh giá tính khả thi và
hiệu quả của việc thiết kế hoạt động dạy học đã đề xuất. Nêu được các kết luận về ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu thực tiễn ( Điều tra thực tế )
- Thực nghiệm sư phạm ( Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số
liệu)
7. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế tiến trình dạy học các bài chương “Khúc xạ ánh sáng” Vật
lý 11 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, của học sinh THPT Miền núi.
8. Những đóng góp của luận văn
Hệ thống hóa cơ sở lý luận theo quan điểm dạy học hiện đại nhằm phát huy
tính tích cực tự lực của học sinh khi dạy học vật lý THPT Miền núi
Các giáo án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên THPT.
4
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung của
luận văn gồm:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng quan điểm dạy học hiện
đại thiết kế bài học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh THPT Miền núi
Chương 2. Vận dụng quan điểm dạy học hiện đại thiết kế một số bài học chương
“Khúc xạ ánh sáng” vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh THPT
Miền núi.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm