Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học phần hợp chất carbonyl lớp 11 nhằm phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1360

Vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học phần hợp chất carbonyl lớp 11 nhằm phát triển năng lực nhận thức hóa học cho học sinh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

PHAN THÙY DƯƠNG

Tên công trình:

VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY

HỌC PHẦN HỢP CHẤT CARBONYL LỚP 11 NHẰM

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC HÓA HỌC

CHO HỌC SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng - 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

PHAN THÙY DƯƠNG

Tên công trình:

VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY

HỌC PHẦN HỢP CHẤT CARBONYL LỚP 11 NHẰM

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC HÓA HỌC

CHO HỌC SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn : ThS. BÙI NGỌC PHƯƠNG CHÂU

Sinh viên thực hiện : PHAN THÙY DƯƠNG

Lớp 18SHH, Khóa 2018

Đà Nẵng - 2022

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học- ThS.

Bùi Ngọc Phương Châu đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và

hoàn thành luận văn.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà

Nẵng, ban chủ nhiệm khoa Hóa học, phòng đào tạo, các thầy cô khoa Hóa học và cô chủ

nhiệm- ThS. Nguyễn Thị Lan Anh đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá

trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Phạm Bích Liên- GV Hóa học tại trường THPT

Phan Châu Trinh đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực nghiệm sư phạm và các thầy

cô giáo tại trường THPT đã tham gia khảo sát và góp ý giúp em thực hiện đề tài cùng các

anh chị, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Đà Nẵng, ngày 26 tháng 4 năm 2022

Tác giả

Phan Thùy Dương

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... 3

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... 7

BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... 8

BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... 9

MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 10

1. Lý do lựa chọn đề tài...................................................................................................... 10

1.1. Vấn đề đổi mới chương trình trung học phổ thông .............................................. 10

1.2. Điều kiện học tập và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức dạy học theo chủ đề ... 12

2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................... 13

3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................... 13

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................................... 13

4.1. Khách thể nghiên cứu........................................................................................... 13

4.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 13

5. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................ 13

6. Giả thuyết khoa học ....................................................................................................... 14

7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 14

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết....................................................................... 14

7.2. Phương pháp điều tra- quan sát ............................................................................ 14

7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm..................................................................... 14

7.4. Phương pháp thống kê toán học ........................................................................... 14

8. Đóng góp của đề tài ....................................................................................................... 14

9. Cấu trúc khóa luận ......................................................................................................... 15

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ ....... 16

1.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề................................................................................... 16

1.2. Lịch sử nghiên cứu dạy học theo chủ đề.................................................................... 17

1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 17

1.2.2. Tại Việt Nam..................................................................................................... 18

1.3. Những nét đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề.......................................... 19

1.4. Ý nghĩa của dạy học theo chủ đề.......................................................................... 20

1.5. Dạy học theo chủ đề trong định hướng phát triển năng lực nhận thức hóa học của học

sinh ..................................................................................................................................... 21

1.5.1. Khái niệm năng lực ........................................................................................... 21

1.5.2. Cấu trúc năng lực .............................................................................................. 22

1.5.3. Phân loại năng lực ............................................................................................. 24

1.7. Thực trạng dạy học theo chủ đề trong Hóa học hữu cơ ở một số trường THPT tại

thành phố Đà Nẵng............................................................................................................. 25

1.7.1. Thực trạng dạy học của giáo viên ..................................................................... 25

1.7.2. Việc học của học sinh........................................................................................ 28

1.7.3. Những nguyên nhân của thực trạng dạy học Hóa học hữu cơ lớp 11 tại trường

THPT........................................................................................................................... 30

Chương 2 THIẾT KẾ VÀ VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ HỢP CHẤT

CARBONYL (ALDEHYDE- KETONE) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN

THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH ................................................................................ 32

2. Quá trình hình thành và phát triển mạch nội dung Hợp chất carbonyl (Aldehyde￾Ketone) trong chương trình hoá học hiện hành. (Hoá học 11 –THPT). ............................. 32

2.1. Vị trí, đặc điểm cấu trúc nội dung và các thành phần kiến thức cơ bản của chủ đề

Hợp chất carbonyl (Hóa học 11- THPT)............................................................................ 32

2.2. Thiết kế chủ đề Hợp chất carbonyl (Aldehyde- Ketone) ..................................... 34

2.2.1. Quy trình thiết kế một chủ đề............................................................................ 34

2.2.2. Yêu cầu cần đạt trong dạy học chủ đề Hợp chất carbonyl................................ 36

2.3. Lập kế hoạch dạy học theo chủ đề trong dạy học phần Hợp chất carbonyl

(Aldehyde- Ketone) (Hoá học 11 - THPT)........................................................................ 37

2.3.1. Kế hoạch dạy học theo chủ đề........................................................................... 37

2.3.2. Kiểm tra, đánh giá năng lực nhận thức hóa học trong dạy học chủ đề Hợp chất

carbonyl....................................................................................................................... 86

2.4. Thiết kế bộ công cụ đánh giá dùng trong dạy học theo chủ đề phần Hợp chất

carbonyl- Hóa học 11 THPT.............................................................................................. 89

2.4.1. Biểu hiện năng lực nhận thức Hóa học của học sinh trong dạy học theo chủ đề

..................................................................................................................................... 89

2.4.2. Tiêu chí và các mức độ đánh giá năng lực nhận thức Hóa học của học sinh

thành phố Đà Nẵng trong dạy học theo chủ đề ........................................................... 89

2.4.3. Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực nhận thức Hóa học của học sinh thành

phố Đà Nẵng trong dạy học theo chủ đề ..................................................................... 92

2.4.4. Thiết kế công cụ điều tra học sinh sau thực nghiệm ......................................... 95

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................................ 97

3. Mục đích, nội dung, phương pháp thực nghiệm ............................................................ 97

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 97

3.2. Nội dung thực nghiệm.......................................................................................... 97

3.3. Phương pháp thực nghiệm.................................................................................... 97

3.4. Kết quả thực nghiệm và bàn luận ......................................................................... 98

3.4.1. Hình ảnh tổ chức dạy học theo chủ đề Hợp chất carbonyl (Aldehyde- Ketone)

lớp 11 THPT................................................................................................................ 98

3.4.2. Đánh giá kết quả bài kiểm tra thực nghiệm của học sinh ............................... 101

3.4.3. Kết quả bảng kiếm quan sát, đánh giá năng lực nhận thức hoá học.................... 104

3.4.4. Đánh giá sự tác động của dạy học từ phía GV................................................ 106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 110

1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 110

2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 111

PHỤ LỤC......................................................................................................................... 113

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Đọc là

1 GV Giáo viên

2 HS Học sinh

3 DH Dạy học

4 NL Năng lực

5 NTHH Nhận thức Hóa học

6 DHTCĐ Dạy học theo chủ đề

7 PPDH Phương pháp dạy học

8 TNSP Thực nghiệm sư phạm

9 ĐC Đối chứng

10 GD Giáo dục

11 GDPT Giáo dục phổ thông

12 SV Sinh viên

13 SGK Sách giáo khoa

14 THPT Trung học phổ thông

BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Các thành phần cấu trúc của năng lực................................................................... 22

Hình 2. Mô hình bốn thành phần năng lực ........................................................................ 23

Hình 3. Bảng phân loại các năng lực chung ...................................................................... 24

Hình 4. Quy trình thiết kế chủ đề....................................................................................... 34

Hình 5. Quy trình tổ chức dạy học theo chủ đề ................................................................. 38

Hình 6. Tổ chức thực nghiệm chủ đề Hợp chất carbonyl .................................................. 98

Hình 7. Học sinh tham gia hoạt động nhóm ...................................................................... 98

Hình 8. Nhóm học sinh hoàn thành phiếu học tập............................................................. 99

Hình 9. Các học sinh tham gia hoạt động nhóm sôi nổi .................................................... 99

Hình 10. Giáo viên giảng về tính chất hóa học.................................................................. 99

Hình 11. Giáo viên giải thích cơ chế cộng HCN ............................................................. 100

Hình 12. Thí nghiệm phản ứng tráng bạc ........................................................................ 100

Hình 13. Học sinh tham gia hoạt động............................................................................. 100

Hình 14. Học sinh tham gia hoạt động............................................................................. 101

Hình 15. Học sinh vận dụng kiến thức đã học ................................................................. 101

Hình 16. Đồ thị tần số điểm số......................................................................................... 102

Hình 17. Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra .................................................... 103

Hình 18. Biểu đồ phân loại học sinh theo nhóm điểm..................................................... 103

BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Bảng điều tra thông tin về thực trạng vấn đề sửa dụng DHTCĐ trong giảng dạy ở

trường THPT hiện nay ....................................................................................................... 25

Bảng 2. Khảo sát thực trạng dạy học theo chủ đề của học sinh......................................... 29

Bảng 3. Kế hoạch dạy học tổng thể ................................................................................... 35

Bảng 4. Kế hoạch dạy học chi tiết ..................................................................................... 36

Bảng 5.Các yêu cầu cần đạt trong dạy học chủ đề Hợp chất Carbonyl (Aldehyde- Ketone)

11- THPT ........................................................................................................................... 36

Bảng 6. Tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức hóa học ..................................................... 90

Bảng 7.Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực nhận thức Hóa học trong dạy học theo chủ

đề phần Hợp chất carbonyl trung học phổ thông ( Dùng cho GV đánh giá nhóm HS, cá

nhân HS)............................................................................................................................. 93

Bảng 8.Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực nhận thức Hóa học trong dạy học theo chủ

đề phần Hợp chất carbonyl trung học phổ thông ( Dùng cho HS tự đánh giá) ................. 94

Bảng 9.Phiếu khảo sát học sinh về dạy học theo chủ đề.................................................... 95

Bảng 10. Bảng tần số kết quả bài kiểm tra....................................................................... 101

Bảng 11. Phân phối tần suất và tần suất lũy tích của điểm bài kiểm tra.......................... 102

Bảng 12. Bảng phân loại học sinh theo kết quả bài kiểm tra........................................... 103

Bảng 13. Các tham số đặc trưng ...................................................................................... 104

Bảng 14. Kết quả đánh giá năng lực nhận thức Hóa học................................................. 104

Bảng 15. Kết quả đánh giá năng lực nhận thức Hóa học................................................. 105

Bảng 16. Phân tích kết quả thăm dò ý kiến học sinh ....................................................... 106

10

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

1.1. Vấn đề đổi mới chương trình trung học phổ thông

Đất nước ta đang bước vào thời kì hội nhập quốc tế về mọi lĩnh vực, đặc biệt là sự

phát triển nhanh, mạnh khoa học công nghệ, cũng như lượng tri thức của nhân loại ngày

một tăng lên. Để đáp ứng được những cơ hội và thách thức mới trong xu thế hội nhập,

đất nước ta phải đào tạo ra những thế hệ con người lao động mới, năng động và sáng tạo,

thích ứng với nền kinh tế toàn cầu, điều này đồng nghĩa với việc ngành giáo dục phải đổi

mới trên mọi phương diện đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH).

Định hướng đổi mới PPDH đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục: “Phương

pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học

sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,

rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm

vui, hứng thú học tập cho học sinh.”[10]. Những định hướng đổi mới PPDH cũng đã

được đề cập trong các nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12/1996), trong Luật giáo dục

(12/1998), trong nghị quyết của Quốc hội khoá X (12/2000), văn kiện Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ IX (4/2001), X (4/2006), trong các chỉ thị và quyết định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo.... Tinh thần cơ bản của việc đổi mới này là: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

động, sáng tạo của HS trong học tập. Luật giáo dục đã viết: “Mục tiêu giáo dục là đào

tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và

nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và

bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[14].

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới – trước hết là chương trình tổng

thể (Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng tải lên mạng lần thứ hai - từ 16/4 đến 20/5/2017) được

xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình

của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của của Quốc hội: "tạo chuyển biến căn

bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người

và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức

sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể,

mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh"[4]. Đổi mới phương pháp dạy học

11

là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình

này.

Như vậy, đổi mới PPDH trong đó có môn hoá học nói riêng và các môn học khác

nói chung là một yêu cầu cấp thiết và cấp bách của giáo dục nước ta hiện nay. Trong

Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới PPDH ở tất cả các cấp

học, bài học. Hướng tới việc thực hiện đổi mới PPDH chú trọng phát huy tính tích cực,

chủ động, sáng tạo của người học cần phải có những PP và kĩ thuật DH như: PPDH theo

chủ đề, PPDH theo góc, hợp đồng, mảnh ghép” [15].

Thiết nghĩ, giải pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu trên là sự vận hành tương

tác đồng bộ của các thành tố trong các phương pháp dạy học tích cực (người dạy – người

học – học liệu – môi trường,…), khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ áp đặt

một chiều; đồng thời kết hợp hài hoà giữa dạy kiến thức công cụ với kiến thức phương

pháp, đặc biệt chú trọng dạy cách học, phương pháp tự học để người học có thể học tập

suốt đời Từ ưu thế của các phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức dạy học mới đã triển

khai trong những năm gần đây như: phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục trải nghiệm

sáng tạo, giáo dục STEM,… việc đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện trên cơ

sở phân hoá đối tượng, các căn cứ về điều kiện, loại hình năng lực và phẩm chất cần phát

triển ở người học để từ đó lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, tăng cường các

hoạt động trải nghiệm sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ

chức dạy học thông qua việc sử dụng các mô hình học tập kết hợp giữa lớp học truyền thống

với các lớp học trực tuyến; cùng với việc tổ chức cho người học thực hiện các nhiệm vụ

học tập ở trên lớp, coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn việc học tập ở nhà, ở ngoài nhà

trường; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học; tăng cường mô hình học tập gắn với

thực tiễn, xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát triển văn hóa đọc gắn với hoạt động

của các câu lạc bộ khoa học trong nhà trường; tăng cường hoạt động giao lưu, hợp tác nhằm

thúc đẩy hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa

truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới… Giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt

động, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích

người học tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự khẳng định năng lực và nguyện vọng

của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu

quả những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để "phát triển con người toàn diện ở nền

12

công nghiệp 4.0" [13]- như khẳng định của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội

nghị ASEM với chủ đề “Giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền

vững” (Huế, 31/3/2017), hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc

tế.

Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi tập trung trình bày nghiên cứu về phương

pháp tổ chức dạy học theo chủ đề.

1.2. Điều kiện học tập và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức dạy học theo chủ đề

Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông “cần

tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng phát huy tính tích cực,

chủ động, sáng tạo của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo

cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực;

khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp,

kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sang tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối

tượng học sinh và điều kiện cụ thể của mỗi cơ sở giáo dục phổ thông”.[16]

Đã có không ít phương pháp dạy học (PPDH) tích cực phát huy được tính chủ động,

tích cực, độc lập, sang tạo của người học được giới thiệu và được giáo viên vận dụng vào

thực tiễn dạy học như PPDH chủ đề, PPDH hợp tác, PPDH khám phá,…

Thay cho việc dạy học (DH) đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo

khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa

hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng

PPDH tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.

DHTCĐ giúp góp phần phát triển những năng lực (NL) chung: tự học và tự chủ; giải

quyết vấn đề và sáng tạo; hợp tác và giao tiếp. Nhằm thực hiện những mục tiêu này, đã có

nhiều tác giả với những công trình của mình đã vận dụng những mô hình, những phương

pháp, các hình thức tổ chức dạy học cùng các kĩ thuật dạy học khác nhau. DHTCĐ là một

trong những mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống đặc

trưng bởi những bài học với những phần nội dung kiến thức rời rạc, đơn lẻ và việc dạy học

này không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Đây là điều kiện để GV thực hiện đúng

nguyên tắc của dạy học phát triển năng lực. DHTCĐ chú trọng những nội dung học tập có

tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, hướng vào nội dung tích hợp gắn với thực tiễn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!