Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng dạy học dự án chủ đề "Bảo về môi trường" cho học sinh trường THCS Bắc Kạn của tỉnh Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ QUỲNH MAI
VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN
CHỦ ĐỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS BẮC KẠN
CỦA TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ QUỲNH MAI
VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN
CHỦ ĐỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS BẮC KẠN
CỦA TỈNH BẮC KẠN
NGÀNH: LL&PPDH BỘ MÔN SINH HỌC
Mã số: 8140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HÀ
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Hà.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được tác giả công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của các tác giả, tài liệu
tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Bắc Kạn, ngày 18 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Quỳnh Mai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học tại khoa Sinh học -
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và gia đình!
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô trong ban
chủ nhiệm khoa, phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên, các thầy cô giảng dạy bộ môn Lý luận và phương pháp dạy học bộ
môn Sinh học đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian tôi
tham gia học tập tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy giáo,
cô giáo và học sinh trường THCS Bắc Kạn đã nhiệt tình tạo điều kiện, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu, tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
Đặc biệt, với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân
thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hà - Người đã hết lòng tận tình bảo ban, hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu đã luôn động
viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn không thể không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy
giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bắc Kạn, ngày 18 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Quỳnh Mai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................6
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................6
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................7
5. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................7
6. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................7
7. Giả thuyết khoa học.........................................................................................7
8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................7
9. Đóng góp mới của đề tài..................................................................................8
10. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........................10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về dạy học
dự án chủ đề“Bảo vệ môi trường”.....................................................................10
1.1.1. Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài .................10
1.1.2. Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài .................11
1.2. Cơ sở lí luận................................................................................................14
1.2.1. Dạy học dự án..........................................................................................14
1.2.2. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào việc BVMT..............26
1.2.3. Mối quan hệ giữa DHDA và phát triển NL cho người học.....................29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.3. Thực trạng dạy học dự án “Bảo vệ môi trường” ở Bắc Kạn ......................30
1.3.1. Mục đích điều tra.....................................................................................30
1.3.2. Thời gian thực hiện..................................................................................30
1.3.3. Đối tượng điều tra, địa điểm khảo sát .....................................................30
1.3.4. Phương pháp khảo sát..............................................................................31
1.3.5. Kết quả khảo sát ......................................................................................31
Kết luận chương 1..............................................................................................40
Chương 2: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG” BẰNG DẠY HỌC DỰ ÁN...............................................................41
2.1. Nội dung chủ đề “Bảo vệ môi trường” trong chương trình môn Khoa
học tự nhiên cấp THCS......................................................................................41
2.2. Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề “Bảo vệ môi trường” bằng DHDA ......43
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế dự án học tập ...........................................................43
2.2.2. Quy trình thiết kế dự án học tập ..............................................................45
2.2.3. Kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề “Bảo vệ môi trường” bằng DHDA....47
Kết luận chương 2..............................................................................................66
Chương 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.......................67
3.1. Mục đích .....................................................................................................67
3.2. Thời gian và địa điểm.................................................................................67
3.3. Đối tượng....................................................................................................67
3.4. Phương pháp đánh giá ................................................................................67
3.5. Kết quả cụ thể .............................................................................................68
3.5.1. Kết quả đánh giá sự thay đổi nhận thức, ý thức thái độ, hành vi của
người học ...........................................................................................................68
3.5.2. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào việc
BVMT của HS lớp 9 trường THCS Bắc Kạn....................................................74
Kết luận chương 3..............................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1. Kết luận..........................................................................................................98
2. Khuyến nghị...................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................100
PHỤ LỤC .............................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 DAHT Dự án học tập
2 DHDA Dạy học dự án
4 DA Dự án
5 GV Giáo viên
6 HS Học sinh
7 NL Năng lực
8 THCS Trung học cơ sở
9 THPT Trung học phổ thông
10 TB Trung bình
11 KN Kĩ năng
12 NXB Nhà xuất bản
13 BVMT Bảo vệ môi trường
14 KHTN Khoa học tự nhiên
15 PPDH Phương pháp dạy học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức đã học để BVMT ..... 28
Bảng 1.2. Mối quan hệ giữa DHDA và phát triển NL cho người học .......... 29
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của GV về DHDA ........... 31
Bảng 1.4. Kết quả khảo sát mức độ thuận lợi để vận dụng DHDA .............. 32
Bảng 1.5. Kết quả khảo sát thực trạng vận dụng DHDA .............................. 33
Bảng 1.6. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của người học đối với
vấn đề BVMT................................................................................ 35
Bảng 1.7. Kết quả khảo sát thực trạng ý thức, thái độ của người học đối
với vấn đề BVMT.......................................................................... 36
Bảng 1.8. Kết quả khảo sát thực trạng hành vi của người học đối với vấn
đề BVMT....................................................................................... 38
Bảng 2.1. Kế hoạch tổng quát........................................................................ 50
Bảng 3.1. Bảng tên dự án và sản phẩm của mỗi dự án.................................. 68
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá sự thay đổi nhận thứccủa người học đối với
vấn đề BVMT sau khi tổ chức DHDA.......................................... 69
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá sự thay đổi ý thức, thái độ của người học đối
với vấn đề BVMT sau khi tổ chức DHDA.................................... 71
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá sự thay đổi hành vi của người học đối với vấn
đề BVMT sau khi tổ chức DHDA................................................. 72
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm .......................... 77
Bảng 3.6. Tiêu chí đánh giá biểu hiện NL vận dụng kiến thức để BVMT..... 90
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá biểu hiện NL vận dụng kiến thức đã học để
BVMT............................................................................................ 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ đặc điểm của một dự án học tập .........................................18
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình dạy học bằng phương pháp DHDA.....................23
Hình 1.3. Sơ đồ về mức độ đánh giá việc thực hiện DAHT trong DHDA...26
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống kiến thức chủ đề “Bảo vệ môi trường” ................41
Hình 2.2. Sơ đồ các bước DHDA theo tác giả Đỗ Hương Trà .....................45
Hình 3.1. Kết quả phiếu đánh giá dự án của mỗi nhóm................................76
Hình 3.2. Tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước...........................78
Hình 3.3. Bài thuyết trình Powerpoint ô nhiễm nguồn nước tại suối Đội Kỳ .....78
Hình 3.4. Tiểu phẩm tuyên truyền BVMT trước thảm họa rác.....................79
Hình 3.5. Bài thuyết trình Powerpoint ô nhiễm rác thải ở trường THCS
Bắc Kạn .........................................................................................79
Hình 3.6. Đồ dùng Handmade.......................................................................80
Hình 3.7. Bài thuyết trình Powerpoint thiết kế đồ dùng Handmade từ rác
tái chế ............................................................................................80
Hình 3.8. Chiếc máy hút rác..........................................................................81
Hình 3.9. Bài thuyết trình Powerpoint thiết kế máy hút rác .........................81
Hình 3.10. Vườn cây .......................................................................................82
Hình 3.11. Bài thuyết trình Powerpoint trường học xanh...............................82
Hình 3.12. Kết quả bài kiểm tra của nhóm Bảo vệ thiên nhiên ......................89
Hình 3.13. Kết quả phiếu đánh giá NL vận dụng kiến thức đã học để BVMT....92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ở Bắc Kạn
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn [24] cho biết
những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội đã kéo theo tình
trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ngày càng trở nên nghiêm
trọng, thực tế cho thấy:
- Rác thải: Cùng với tốc độ đô thị hóa, lượng rác thải được thải ra hàng ngày
tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng trong đó rác thải sinh hoạt
chiếm khoảng 80% tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh, làm cho môi trường
sống bị ô nhiễm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Riêng ở thành phố Bắc Kạn đã xây dựng được nhà máy xử lí rác tại thôn
Khuổi Mật, phường Huyền Tụng. Tính trung bình mỗi ngày bãi rác này phải xử
lí tới 45 tấn rác thải sinh hoạt nhưng khâu xử lí rác còn yếu kém, chỉ là chôn lấp
và đốt cháy rác bằng các lò có công suất thấp. Rác thải được thu gom và tập kết
tại các bãi rác lộ thiên, việc thực hiện chôn lấp và đốt cháy rác không đúng quy
trình sẽ không có sự kiểm soát chặt chẽ làm mùi hôi thối phát tán trong không
khí gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
- Nước thải: Lượng nước thải sinh hoạt tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh
khoảng 12.000m3
/ngày đêm, lượng nước thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn
phát sinh hơn 20.280m3
/ngày đêm. Các bãi rác tại địa phương đa phần không có
hệ thống xử lí nước thải, nước thải ra từ các bãi chôn lấp sẽ ngấm xuống lòng đất
gây ô nhiễm môi trường trong lòng đất, ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm
đặc biệt nghiêm trọng.
Nhà máy sản xuất đũa gỗ tại phường Xuất Hóa không có hệ thống xử lí
nước thải nên toàn bộ nước thải của nhà máy chảy trực tiếp ra suối, nước thải
đen và có bọt trắng, bốc mùi hôi thối.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nước thải sinh hoạt của một số hộ dân sống ở khu vực quanh bờ đê sông
Cầu đều xả trực tiếp ra sông mà chưa qua xử lí đã tạo những dòng nước đen gây
ô nhiễm môi trường nước, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc canh tác tưới tiêu trên
các ruộng rau của các hộ dân xung quanh khu vực này. Đặc biệt suối Đội Kỳ
(đoạn qua phường Sông cầu, thành phố Bắc Kạn) ngày càng ô nhiễm do hứng
chịu nhiều nước thải sinh hoạt và rác thải.
- Khí thải: Tại địa phương do hoạt động đun nấu sinh hoạt trong gia đình
dùng chủ yếu là than tổ ong, củi nên đã tạo ra một lượng lớn khí thải có nhiều
chất độc hại (CO2, CO, NO2…) gây ô nhiễm môi trường không khí. Một số nhà
máy sản xuất (nhà máy khoáng sản tại Cẩm Giàng…) không có hệ thống xử lí
khí thải nên chỉ cần gió nhẹ cộng với sương mù thì toàn khu vực dân cư sống
quanh nhà máy sẽ chìm trong màn khói mù mịt.
1.2. Đặc điểm nội dung giáo dục “Bảo vệ môi trường” trong chương trình
Sinh học ở trường THCS
Trong chương trình môn Sinh học hiện hành ở trường THCS, nội dung
giáo dục BVMT được đưa vào giảng dạy tại lớp 9 trong học kì II với thời lượng
05 tiết và được bố trí trong một chủ đề. Nội dung trọng tâm mà chủ đề trên
hướng tới là trang bị cho người học kiến thức về BVMT nhưng lượng kiến thức
ứng dụng thực tiễn của chủ đề là rất ít và chưa được chú trọng. Mục tiêu hướng
tới của chuẩn đầu ra trong chương trình hiện hành chỉ nhắm tới hình thành,
cung cấp, trang bị kiến thức BVMT cho học sinh thông qua các phương pháp
và hình thức tổ chức dạy học cũng như điểm số được thể hiện qua các bài kiểm
do GV đánh giá. Hướng tiếp cận chỉ theo một khía cạnh duy nhất là giáo dục
về môi trường, tức là chỉ dạy cho học sinh có kiến thức về bảo vệ môi trường.
Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến chưa nâng cao nhận thức, hành vi, thái độ
của người học về vấn đề BVMT, không chú trọng hình thành phẩm chất cũng
như năng lực ở người học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trong chương trình môn KHTN cấp THCS, nội dung chủ đề “Bảo vệ môi
trường” được đưa xuống giảng dạy ở lớp 8 vào cuối chương trình học kì II với
thời lượng là 04 tiết. Nội dung trọng tâm mà chủ đề hướng tới nhằm trang bị cho
người học kiến thức về môi trường như khái niệm, nguyên nhân, biện pháp hạn
chế ô nhiễm môi trường, các vấn đề về biến đổi khí hậu và bảo vệ thiên nhiên cũng
như những tác động của con người đối với môi trường nhưng điểm khác biệt chính
là lượng kiến thức ứng dụng thực tiễn của chủ đề rất lớn và rất được chú trọng.
Mục tiêu hướng tới của chuẩn đầu ra đối với chủ đề trên không chỉ nhắm tới hình
thành, cung cấp, trang bị kiến thức cho người học về nội dung BVMT mà mục
tiêu trọng tâm hơn, lớn hơn, cơ bản hơn đó là chú trọng hình thành và phát triển
phẩm chất cũng như năng lực cho người học (NL giải quyết vấn đề, NL sử dụng
ngôn ngữ…đặc biệt là NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào việc BVMT để
tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường) và sau tất cả là thay đổi NL
nhận thức để từ đó thay đổi hành vi, thay đổi thói quen, nâng cao ý thức về BVMT.
Như vậy hướng tiếp cận giáo dục BVMT trong chương trình môn KHTN
theo cả ba khía cạnh, khía cạnh thứ nhất là giáo dục về môi trường (người học
có kiến thức về môi trường), hướng tiếp cận thứ hai là giáo dục trong môi trường
(người học tiến hành khảo sát thực tế) và hướng tiếp cận thứ ba là giáo dục vì
môi trường (thay đổi hành vi, thói quen, nhận thức của người học) đối với các
vấn đề liên quan đến môi trường. Đây chính là điều khác biệt lớn nhất của chuẩn
đầu ra giữa nội dung chủ đề “Bảo vệ môi trường” trong chương trình môn KHTN
khối 8 cấp THCS với nội dung chủ đề “Bảo vệ môi trường” của chương trình
môn Sinh học 9 hiện hành.
1.3. Đặc điểm ưu việt của dạy học dự án
* Tính ưu việt của dạy học dự án
DHDA gắn lí thuyết với thực hành, tư duy với hành động, nhà trường với
xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống với thực tiễn để từ đó kích thích
khả năng tư duy tích cực, sự say mê, hứng thú, phát huy tính chủ động và sáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tạo của người học thông qua giải quyết vấn đề, làm cho nội dung học tập trở nên
sâu sắc và có ý nghĩa hơn.
DHDA chuyển giảng dạy từ "giáo viên nói" thành "học sinh làm", do đó
người học trở thành người giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định chứ không phải là
người nghe thụ động. Từ đó sẽ hướng người học tự nghiên cứu, tự thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp gắn với thực tiễn do GV đưa ra hoặc GV cùng với
người học đưa ra để tự hình thành các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho bản thân.
DHDA tạo ra những sản phẩm học tập (sản phẩm là những bài thu hoạch
thiên về lí thuyết, sản phẩm của hoạt động thực tiễn và thực hành) phù hợp với
mục đích yêu cầu đã đề ra.
DHDA giúp người học có nhiều cơ hội học tập hơn, đa dạng hơn về chủ đề
và quy mô, đặt người học vào những vai trò tích cực (người viết báo cáo, báo
cáo viên, điều tra viên, người giải quyết vấn đề…). Các nhiệm vụ này được người
học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, qua đó mỗi cá
nhân đều có cơ hội phát triển kĩ năng giao tiếp, rèn luyện tính bền bỉ và kiên
nhẫn, tăng tính chuyên cần đồng thời phát triển phẩm chất và NL nhất là NL làm
chủ và phát triển bản thân, NL về các quan hệ xã hội, NL giải quyết những vấn
đề phức hợp mang tính tích hợp… khi tham gia giải quyết những DAHT thông
qua cộng tác làm việc, tính tự lực cao của người học cũng như định hướng thực
tiễn, định hướng hứng thú, định hướng hành động và định hướng sản phẩm.
* Chủ đề “Bảo vệ môi trường” thuận lợi cho việc áp dụng DHDA
Nội dung chủ đề “Bảo vệ môi trường” trong chương trình môn KHTN cấp
THCS rất chú trọng kiến thức ứng dụng. Không phải nội dung kiến thức nào
cũng áp dụng được DHDA nhưng chính vì lượng kiến thức ứng dụng thực tiễn
của chủ đề rất lớn nên sẽ là cơ hội hết sức thuận lợi để thiết kế các DAHT.
Vận dụng phương pháp DHDA vào giảng dạy sẽ đặt người học vào tình
huống học tập phức hợp và buộc người học phải giải quyết các DAHT. Khi người