Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương “từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 thpt ban nâng cao
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1818

Tài liệu đang bị lỗi

File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.

vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương “từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 thpt ban nâng cao

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

---------------------------------------

Nguyễn Uy Đức

VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “TỪ VI MÔ ĐẾN

VĨ MÔ” LỚP 12 THPT BAN NÂNG CAO

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học môn Vật lý

Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM THẾ DÂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2009

Lời cảm ơn

Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ nhiều phía.

Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình thực hiện luận văn.

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thế Dân, người đã tận tình

hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường ĐHSP Tp.HCM, phòng KHCN

& SĐH và các thầy cô khoa Vật lý đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Chuyên NK TDTT

Nguyễn Thị Định và các HS hai lớp 12A3, 12A5 đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn

thành giai đoạn thực nghiệm sư phạm của luận văn.

Và cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp

đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện và là của riêng tôi chứ

không lấy của người khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu

những lời trên không đúng sự thật.

MỞ ĐẦU

1- Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm

2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với

cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập quốc tế là con người, là nguồn nhân lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và

chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ

thông. Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa 10 về đổi mới

chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ

thông lần này là: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ

thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển

nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…” [18, trang 3]

Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông

là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ

động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc

lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo

niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách đã được Đảng ta chỉ rõ trong nghị

quyết Trung ương (TW) 2 khoá VIII (12/1996), trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX

(4/2001) và gần nhất là văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4/2006) đã khẳng định: “Đổi

mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp; ưu tiên

hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học; đổi mới phương pháp dạy và học; phát huy khả

năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh…”[7, trang 10]

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học , việc vận dụng một cách sáng tạo các chiến

lược dạy học tiên tiến trên thế giới vào thực tiễn giáo dục Việt Nam có thể là con đường thích hợp.

Tuy nhiên việc đổi mới theo phương pháp cụ thể nào thì phải lựa chọn cho phù hợp với từng đối

tượng con người và nội dung dạy học.

Môi trường tôi đang giảng dạy với đa số là các học sinh có sức học trung bình và yếu, các em

còn quen với cách dạy học truyền thống. Chính vì vậy tôi quyết định chọn lựa một phương pháp dạy

học theo quan điểm hiện đại nhưng không quá xa so với phương pháp dạy học truyền thống để học

sinh từng bước làm quen, thích ứng được với các phương pháp dạy học tích cực.

Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy rằng, dạy học theo chủ đề giúp học sinh tập trung sự chú

ý vào đối tượng, dễ dàng hiểu được các vấn đề giáo viên trình bày, định hướng tốt nội dung bài học,

dễ tiếp thu thông tin, do đó có thể rút ngắn được thời gian trình bày của giáo viên. Hơn thế nữa nếu

sử dụng dạy học theo chủ đề để giảng dạy chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng

cao _ một chương với những kiến thức rất trừu tượng về các hạt sơ cấp, hệ Mặt Trời, các thiên hà,

sự chuyển động của thế giới vĩ mô và sự tiến hóa của các sao _ sẽ góp phần thay đổi không khí học

tập, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài giảng, làm cho lớp học năng động, không buồn tẻ,

học sinh dễ dàng ghi nhận kiến thức một cách có hệ thống, không nhồi nhét, quá tải.

Với tất cả những lý do đã trình bày ở trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng dạy học

theo chủ đề trong dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao”

làm đề tài nghiên cứu.

2- Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những quan điểm lý luận của dạy học theo chủ đề và vận dụng vào việc giảng

dạy chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao nhằm góp phần đổi mới phương

pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lý ở trường THPT.

3- Khách thể và đối tượng nghiên cứu

− Khách thể: Học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định, Quận 8, TP.Hồ

Chí Minh trong quá trình học tập chương “Từ vi mô đến vĩ mô” ban Nâng cao.

− Đối tượng nghiên cứu: Nội dung và phương pháp dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12

THPT ban Nâng cao theo phương pháp dạy học theo chủ đề.

4- Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng thành công các quan điểm của dạy học theo chủ đề vào giảng dạy chương “Từ

vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao thì sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo

hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Vật

lý ở trường phổ thông.

5- Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu sự vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô”

lớp 12 THPT ban Nâng cao tại trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định, Quận 8, TP.Hồ

Chí Minh.

6- Nhiệm vụ nghiên cứu

− Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học.

− Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học theo chủ đề.

− Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Vật lí 12 THPT ban Nâng cao.

− Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số phần mềm máy tính và Internet trong việc thiết kế chủ đề

học tập.

− Nghiên cứu, thiết kế chủ đề học tập chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao.

− Tiến hành thực nghiệm sư phạm dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng

cao theo phương pháp dạy học theo chủ đề tại trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị

Định Quận 8, TP.Hồ Chí Minh.

7- Phương pháp nghiên cứu

− Nghiên cứu lý luận:

+ Nghiên cứu các văn kiện của Đảng về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy

học.

+ Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học và phương pháp giảng dạy vật lý.

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học theo chủ đề.

+ Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng một số phần mềm hỗ trợ dạy học.

+ Nghiên cứu chương trình vật lý 12 THPT.

+ Nghiên cứu, khai thác các tài liệu liên quan đến việc thiết kế các chủ đề học tập.

+ Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban

Nâng cao.

+ Nghiên cứu, thiết kế bài giảng điện tử hỗ trợ các chủ đề dạy học.

− Thực nghiệm sư phạm:

+ Chọn mẫu và dạy thực nghiệm tại trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định,

Quận 8, TP.HCM.

+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và

kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm: nhóm

thực nghiệm và nhóm đối chứng.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

1.1. Những định hướng chung của việc đổi mới PPDH Vật lý THPT

1.1.1. Mục tiêu giáo dục môn học Vật lý THPT ở Việt Nam hiện nay

Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của mẫu hình nhân cách cần hình thành ở

một đối tượng người được giáo dục nhất định. Đó chính là một hệ thống cụ thể các yêu cầu xã hội

trong mỗi thời đại, trong từng giai đoạn xác định đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục.

Mục tiêu giáo dục thay đổi theo từng giai đoạn của lịch sử phát triển xã hội nên mục tiêu giáo dục

của nhà trường và mục tiêu của hoạt động dạy học vật lý cũng phải bám sát và có những điều chỉnh,

sửa đổi thích hợp.

Mục tiêu giáo dục môn học Vật lý THPT ở Việt Nam hiện nay được cụ thể hoá như sau: [1], [2],

[3]

• Mục tiêu kiến thức:

Đạt được một hệ thống kiến thức vật lý phổ thông, cơ bản và phù hợp với những quan điểm

hiện đại, bao gồm:

− Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lý thường gặp trong đời sống và

trong kỹ thuật.

− Các đại lượng, các định luật và các nguyên lí vật lý cơ bản.

− Những nội dung chính của một số thuyết vật lý quan trọng nhất.

− Những ứng dụng phổ biến của vật lý trong đời sống và trong sản xuất.

− Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phươ ng pháp đặc thù của vật

lý, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.

• Mục tiêu kỹ năng:

− Biết quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lý trong tự nhiên, trong đời sống hàng

ngày hoặc trong các thí nghiệm; biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác

nhau để thu thập thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lý.

− Sử dụng được các dụng cụ đo phổ biến của vật lý, có kỹ năng lắp ráp và tiến hành các thí

nghiệm vật lý đơn giản.

− Biết phân tích, tổng hợp và xử lý các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự

đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng, hoặc quá trình vật

lý, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!