Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng các thử nghiệm cơ bản có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn
MIỄN PHÍ
Số trang
79
Kích thước
499.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
965

Vận dụng các thử nghiệm cơ bản có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lời mở đầu

Trong thời điểm hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay, việc công khai

hoá tài chính và tăng cường độ tin cậy của các thông tin tài chính đang là vấn đề cấp

thiết. Cơ quan quản lý Nhà nước dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để

kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với ngân

sách nhà nước đồng thời cũng giám sát được sự vận hành của nền kinh tế nước nhà.

Mặt khác, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cũng phải được công khai cho

bên thứ 3 như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ và những người quan tâm đến tình

hình tài chính của doanh nghiệp đề có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Muốn

vậy các báo cáo tài chính cần phải được kiểm toán để đảm bảo tính trung thực, hợp

lý của các số liệu trên báo cáo tài chính. Hơn thế nữa, nhu cầu về thông tin ngày

càng nhiều trong xu thế hội nhập quốc tế. Độ tin cậy, tính chính xác của thông tin

trở thành sức mạnh trong cạnh tranh kinh tế. Tất cả những lý do trên khẳng định

một nhu cầu cao về dịch vụ kiểm toán, khẳng định kiểm toán vừa là công cụ để Nhà

nước quản lý kinh tế, vừa hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và đúng

pháp luật.

Trong kiểm toán, thử nghiệm cơ bản được đánh giá là thử nghiệm then chốt và

cốt lõi vì nó đem lại những bằng chứng kiểm toán thích đáng giúp kiểm toán viên

đưa ra ý kiến về các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Với tầm quan trọng đó

của thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán em đã lựa chọn đề tài: “VẬN DỤNG CÁC

THỬ NGHIỆM CƠ BẢN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

(AASC)” để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Chuyên đề gồm có 3 phần:

- CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH VẬN DỤNG CÁC THỬ

NGHIỆM CƠ BẢN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

(AASC)

- CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC THỬ NGHIỆM CƠ BẢN

TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ

TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN

1

- CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN

DỤNG CÁC THỬ NGHIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Th.s Nguyễn Thị

Mỹ cùng sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị kiểm toán viên trong thời gian

thực tập tại Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và kiến thức nên chuyên đề sẽ không

tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo từ phía

các thầy cô trong nhà trường và các anh chị trong AASC nhằm làm cho

chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

2

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH VẬN DỤNG CÁC

THỬ NGHIỆM CƠ BẢN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM

TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN

TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN (AASC)

1.1. Khái quát của quy trình vận dụng các thử nghiệm cơ bản ảnh

hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính

Nguyên tắc chung của mọi cuộc kiểm toán tài chính là phải thẩm tra lại các

các thông tin biểu hiện bằng tiền phản ánh trên bảng tổng hợp bằng việc kết hợp các

phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ theo trình tự và cách thức kết

hợp xác định tổng hợp các cách xác minh các con số này được gọi là kiểm toán cơ

bản hay thử nghiệm cơ bản.

Cho dù thử ngiệm cơ bản là thử nghiệm then chốt và cốt lõi trong mọi cuộc

kiểm toán tài chính song không phải chúng được thực hiện trong mọi khoản mục

trong mọi quan hệ. Trên thực tế, các thông tin tài chính thường đã được xác minh

nhiều lần thông qua hệ thống tự kiểm tra (bao gồm kế toán và kiểm toán nội bộ) và

ngoại kiểm (Kiểm toán độc lập, Kiểm toán Nhà nước). Mối quan hệ này tạo khả

năng cho việc giảm tối đa các thử nghiệm cơ bản. Mặt khác, xét về nhu cầu, trong

nhiều cuộc toán cũng không đòi hỏi phải thực hiện số lớn các thử nghiệm cơ bản

nếu nghiệm thấy các thông tin trên bảng khai tài chính đáng tin cậy. Đồng thời, nhu

cầu về tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả kiểm toán nói riêng và hiệu quả quản

lý nói chung cũng đòi hỏi phải giảm tối đa những việc “lặp lại” không hiệu quả. Do

đó, trong kiểm toán tài chính đã hình thành kiểm toán tuân thủ hay thử nghiệm kiểm

soát. Thực chất của các thử nghiệm này là dựa vào kết quả của hệ thống kiểm soát

nội bộ khi hệ thống này tồn tại và hoạt động có hiệu lực. Để khẳng định sự tồn tại

và hiệu lực này cần khảo sát, thẩm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Ở đây,

cần khẳng định nguyên lý chung là thử nghiệm kiểm soát chỉ thực hiện khi hệ thống

kiểm soát nội bộ tồn tại và được đánh giá là hoạt động có hiệu lực. Tuy nhiên, ngay

trong trường hợp này, thử nghiệm cơ bản (với số lượng ít) vẫn cần được thực hiện.

Trong trường hợp ngược lạ, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách tể kiểm toán

không tồn tại hoặc hoạt động không hiệu lực thì kiểm toán tài chính sẽ không thực

hiện thử nghiệm kiểm soát. Khi đó, các thử nghiệm cơ bản sẽ được tăng cường với

3

quy mô đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy vào các kết luận kiểm toán. Bản chất cũng

như số lượng của thử nghiệm cơ bản được biểu hiện qua việc kết hợp giữa các

phương pháp kiểm toán vào việc hình thành các trắc nghiệm.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các

thủ tục lựa chọn khác” thì “thử nghiệm cơ bản bao gồm hai loại là thủ tục phân

tích và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư. Thử nghiệm cơ bản chỉ liên quan

đến giá trị các khoản mục. Mục đích của thử nghiệm cơ bản là thu thập bằng chứng

để phát hiện các sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đến BCTC”.

Vậy có thể nói thử nghiệm cơ bản là thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng

về những sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính, bao gồm thủ tục phân tích và

kiểm tra chi tiết.

Thủ tục phân tích là việc so sánh các thông tin tài chính, các chỉ số, các tỷ lệ

để phát hiện và nghiên cứu và các trường hợp bất thường như:

- So sánh thông tin tài chính giữa các kỳ, các niên độ hoặc so sánh thông tin

tài chính của đơn vị với thông tin trong nghành tương tự. Chẳng hạn so sánh tỷ lệ

giữa khoản phải thu và doanh thu bán hàng của đơn vị với tỷ lệ bình quân nghành.

- Nghiên cứu những mối quan hệ giữa các yếu tố thông tin tài chính, giữa

thông tin tài chính và thông tin không mang tính chất tài chính, chẳng hạn nghiên

cứu mối quan hệ giữa chi phí tiền lương với số lượng lao động

Mục tiêu chính của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán là so

sánh và nghiên cứu các mối quan hệ để giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng về

tính hợp lý chung của số liệu thông tin cần kiểm tra, đồng thời phát hiện khả năng

có sai lệch trọng yếu.

Kiểm tra chi tiết là việc kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ hay số dư, gồm có:

- Kiểm tra nghiệp vụ: là kiểm tra chi tiết một số ít hay toàn bộ nghiệp vụ phát

sinh để xem xét về mức độ trung thực của khoản mục. Loại kiểm tra này được sử

dụng khi số phát sinh của tài khoản ít, các tài khoản không có số dư hay trong

những trường hợp bất thường thủ tục này được thực hiện như sau:

Trước hết, kiểm toán viên chọn các nghiệp vụ cần kiểm tra sau đó kiểm tra

chit tiết các tài liệu, chứng từ của những nghiệp vụ đó; xem xét quá trình ghi chép

chúng qua các tài khoản; cuối cùng kiểm toán viên đánh giá để xác định số phát

sinh hay số dư cuối kỳ. Thí dụ, khi kiểm tra khoản mục tài sản cố định, kiểm toán

4

viên kiểm ra các nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm trong kỳ và kết hợp với số dư đầu

kỳ để xem xét sự hợp lý của số dư cuối kỳ. Sở dĩ kiểm toán viên chọn phương pháp

này vì lượng nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của khoản mục tài sản cố định tuy ít

nhưng số tiền của mỗi nghiệp vụ lại lớn có tính trọng yếu cao.

- Kiểm tra số dư: là kiểm tra để đánh giá về mức độ trung thực của số dư các

tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh. Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách:

đầu tiên kiểm toán viên phân chia số dư ra thành từng bộ phận, hay theo từng đối

tượng sau đó chọn mãu để kiểm tra bằng phương pháp thích hợp. Thí dụ, đối với

Nợ phải thu khách hàng, kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp số dư chi tiết trên

cơ sở đó lựa chọn các phần tử để gửi thư xác nhận.

Trong quá trình thực hiện các thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên thường phối

hợp giữa kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích. Đối với nhưng khoản mục trọng yếu

hoặc có rủi ro cao, kiểm toán viên cần mở rộng các thủ tục kiểm tra chi tiết để tăng

cường khả năng phát hiện sai lệch trọng yếu.

Trong một số trường hợp, cùng lúc kiểm toán viên còn có thể kết hợp thực

hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản cho cùng một nghiệp vụ, phương

pháp này gọi là thử nghiệm kép hay, thử nghiệm đôi. Thí dụ kiểm toán viên chọn

mãy hóa đơn bán hàng để kiểm tra việc tính tiền trên hóa đơn có chính xác hay

không. Dưới góc độ thử nghiệm kiểm soáy, việc kiểm tra sẽ cho kiểm toán viên

bằng chứng về thử thục kiểm soát đối với việc tính tiền trên hóa đơn có hữu hiệu

không, thông qua việc so sánh giữa tỷ lệ sai phạm trong mẫu với tỷ lệ sai phạm

chấp nhận được. Dưới góc độ thử nghiệm cơ bản, việc kiểm tra giúp kiểm toán viên

ước tính số tiền sai lệch trong tổng thể thông qua số tiền sai lệch được phát hiện

trong mẫu.

1.2. Quy trình thiết kế và thực hiện thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán

báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán Kiểm

toán (AASC) thực hiện

A. Mục tiêu kiểm toán

Việc thiết kế các thử nghiệm cơ bản đòi hởi phải lựa chọn những thủ tục phù

hợp với mục tiêu kiểm toán và cân nhắc khi xác định nội dung, thời gian và phạm vi

của chúng để có thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp

5

Trước hết để xây dựng các thử nghiệm cho từng khoản mục, chu trình ta cần

xác định được mục tiêu kiểm toán ứng với từng khoản mục và chu trình đó thông

qua các cơ sở dẫn liệu. Ta có sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình hình thành các mục tiêu kiểm toán của AASC

Từ những cơ sở dẫn liệu, người ta có nhiều cách để xây dựng hệ thống mục

tiêu kiểm toán. Dưới đây là cách xây dựng được áp dụng tại AASC:

Hiện hữu phát sinh

Kiểm toán viên có trách nhiệm thực hiện thu thập bằng chứng về sự hiện hữa

của các tài sản và công nợ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Chẳng hạn đối với

tài mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình kiểm toán viên áp dụng kỹ thuật

kiểm tra vật chất. Với tiền gửi ngân hàng, hàng gửi bán, khoản phải thu, khoản phải

trả kiểm toán viên thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận. Còn đối với tài sản vô hình,

tùy vào loại tài sản kiểm toán viên cần tính toán về các chi phí và so sánh xem nó có

tương ứng với lợi ích kinh tế có thể mang lại cho đơn vị trong tương lai hay không?

Riêng thu nhập và chi phí, kiểm toán viên cần xác minh xem các nghiệp vụ có

thực sự phát sinh và thuộc về đơn vị hay không, có đảm bảo tính đúng kỳ hay

không, doanh thu và chi phí có hợp lý hay không? Để xác minh được những điều

này kiểm toán viên có thể tiến hành bằng cách kiểm tra trực tiếp chứng từ gốc, hoặc

dựa trên mối quan hệ đối ứng để kiểm tra gián tiếp ở những tài khoản tài sản và

công nợ phải trả có liên quan.

6

Các báo cáo tài chính

Các bộ phần hợp thành của báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế

toán, báo cáo kết quả kinh doanh…)

Cơ sở dẫn liệu của từng bộ phận hợp thành

Các mục tiêu kiểm toán của từng bộ phận hợp thành

Các mục tiêu kiểm toán đặc thù của từng bộ phận hợp thành

Quyền và nghĩa vụ

Đối với một số loại tài sản, quyền sở hữu đã được kiểm tra đồng thời với sự

hiện hữu như tiền gửi ngân hàng. Nhưng cũng có những tài sản mà sự hiện hữu và

quyền sở hữu không gắn liền với nhau, như đất đai, nhà xưởng, phương tiện vận

tải… Do đó, kiểm toán viên phải kiểm tra tính sử hữu cũng như chủ quyền thực sự

của đơn vị đối với tài sản, bằng các xem xét những chứng thư, hợp đồng mua bán

biên lai nộp thuế trước bạ… Còn đối với hàng tồn kho, lại phải xem xét đến các hợp

đồng mua bán, hợp đồng đại lý…

Riêng đói với nợ phải trả, kiểm toán viên cũng phải xem chúng có còn thực sự

là nghĩa vụ của đơn vị hay không bởi vì trong một số trường hợp đặc biệt tuy các

khoản nợ phải trả thật sự hiện hữa nhưng có thể chúng đã không còn là nghĩa vụ của

đơn vị.

Đầy đủ

Kiểm toán viên cần phải thu thập được những bằng chứng chứng minh là mọi

nghiệp vụ, tài sản, nợ phải trả đều được ghi chép và phản ánh đầy đủ trong báo cáo

tài chính. Vấn đề này khá phức tạp, và đòi hỏi kiểm toán viên phải sử dụng phối

hợp nhiều kỹ thuật kiểm tra để thu thập đầy đủ các bằng chứng, chẳng hạn như các

thủ tục sau:

- Kiểm tra gián tiếp tại những khoản mục có liên quan. Ví dụ như sự đầy đủ

của các khoản phải thu được kiểm tra thông qua chứng từ của bộ phận kinh doanh,

tiêu thụ.

- Dựa vào sự quan sát và kết quả kiểm kê để phát hiện những tài sản không

được phản ánh trên sổ sách.

- Sử dụng thủ tục phân tích để phát hiện ra những trường hợp bất thường, và

hoạch định chiều hướng kiểm tra. Thí dụ như tỷ lệ lãi gộp sút giảm bất thường có

thể đã xuất phát từ việc ghi thiếu doanh thu hay việc chi phí trong tháng tăng cao

bất thường so với các tháng khác.

- Kiểm tra các nghiệp vụ xảy ra một thời gian ngắn sau thời điểm khóa sổ (hay

còn gọi là thủ tục kiểm tra sau niên độ). Thủ tục này có thể giúp phát hiện những

nghiệp vụ tài sản hay công nợ của kỳ này nhưng lại ghi vào kỳ sau.

- Đối chiếu các tài liệu có liên quan với nhau. Ví dụ như đối chiếu sổ quỹ với

biên bản kiểm kê quỹ…

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!