Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng các giá trị trong tư tưởng về giáo dục của nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước
MIỄN PHÍ
Số trang
22
Kích thước
375.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1850

Vận dụng các giá trị trong tư tưởng về giáo dục của nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Vận dụng các giá trị trong tư tưởng về giáo dục

của Nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở

nước ta hiện nay

Đặng Hồng Hà

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Chuyên ngành: Triết học; Mã số: 60.22.80

Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Công Nhất

Năm bảo vệ: 2011

Abstract. Trình bày một cách có hệ thống những tư tưởng giáo dục của Nho giáo thông

qua một số triết gia tiêu biểu, từ đó đánh giá những mặt tích cực cũng như hạn chế trong tư

tưởng giáo dục của Nho giáo. Chỉ ra những ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Nho giáo đối

với sự nghiệp phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất một số định hướng vận

dụng các giá trị tư tưởng giáo dục của Nho giáo đối với việc phát triển giáo dục ở Việt

Nam hiện nay.

Keywords. Triết học phương Đông; Nho giáo; Tư tưởng triết học; Giáo dục

Content.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hóa lớn, rực rỡ và phong phú nhất của

nền văn minh phương Đông. Tư tưởng triết học Trung Quốc từ lâu đã khẳng định được vị

trí của mình trong tiến trình phát triển chung của lịch sử tư tưởng nhân loại với những tên

tuổi của các nhà triết học nổi tiếng. Nho giáo là một trong những học thuyết triết học và

chính trị xã hội lớn nhất trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại. Mặc dù ra đời từ rất sớm

nhưng Nho giáo đã dành sự quan tâm đặc biệt đến con người, đặc biệt là vấn đề giáo dục

con người. Đây là một trong những nội dung triết học chủ yếu và nổi bật nhất của Nho

giáo. Vì vậy, những tư tưởng triết học của Nho giáo nói chung và tư tưởng về giáo dục con

người nói riêng có một ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị - xã hội của Trung

Quốc.

Nho giáo du nhập vào nước ta được khoảng 2000 năm và đã có những ảnh hưởng to

lớn đối với xã hội và con người Việt Nam. Với hơn nghìn năm Bắc thuộc, tư tưởng giáo

dục Nho giáo đã để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống chính trị - xã hội, đặc biệt là trong

cách thức giáo dục của nước ta suốt chiều dài lịch sử. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng

giáo dục của Nho giáo có ý nghĩa lý luận to lớn đối với những người nghiên cứu và giảng

2

dạy triết học ở Việt Nam hiện nay. Đó là cách mỗi chúng ta học tập, kế thừa những giá trị

trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng và kế thừa những tinh hoa tinh thần của

nhân loại nói chung.

Cho đến nay, công cuộc đổi mới của Việt Nam đó trải qua hơn hai mươi năm và đạt

được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển

đất nước ta hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu

“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; công tác giáo dục và đào

tạo đã và đang được đặt lên hàng đầu bởi việc phát triển giáo dục - đào tạo trực tiếp giúp

con người nâng cao trí tuệ, hiểu biết và khả năng vận dụng tri thức khoa học kỹ thuật vào

sản xuất để không ngừng phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

cho nhân dân tiến tới thực hiện các mục tiêu cao cả mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra. Vì

vậy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo

cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Kế thừa tinh thần đó, Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân

trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất

nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng

với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là

đầu tư phát triển”. Bởi vậy, giáo dục và đào tạo đang trở thành một trong những vấn đề

cấp thiết ở nước ta hiện nay. Trước thực trạng nền giáo dục Việt Nam trong những năm

gần đây đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, cũng không tránh khỏi những thiếu

sót, bất hợp lý khiến nhiều người cho rằng nền giáo dục nước ta hiện nay đang gặp phải

“khủng hoảng trầm trọng”. Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay là cần đưa ra những

giải pháp nhằm góp phần xây dựng và phát triển nền giáo dục nước ta. Để làm được điều

đó, một trong những việc không thể bỏ qua là cần phải nghiên cứu tư tưởng giáo dục của

các bậc tiền bối trong lịch sử để kế thừa những tinh hoa trong quan điểm giáo dục của họ.

Đứng trên quan điểm lịch sử - cụ thể, tư tưởng giáo dục của Nho giáo tuy có nhiều

điểm hợp lý, tích cực nhưng không tránh khỏi những yếu tố hạn chế, không còn phù hợp

với thực tiễn nước ta hiện nay. Với chặng đường khoảng 2000 năm du nhập vào nước ta,

tư tưởng giáo dục nói riêng và tư tưởng triết học của Nho giáo nói chung có nhiều bước

thăng trầm, thịnh suy. Có thời kỳ, Nho giáo được đề cao, độc tôn nhưng có những lúc,

Nho giáo đã bị bài xích, xóa bỏ. Thời gian gần đây có nhiều ý kiến trái ngược nhau khi

đánh giá về tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp phát

triển giáo dục ở nước ta hiện nay. Có ý kiến cho rằng cần khôi phục những tư tưởng giáo

dục của Nho giáo nhưng cũng có ý kiến cho rằng cần xoá bỏ nó trong thời đại ngày nay vì

nó đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp nữa. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá tư tưởng

giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước ta

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!