Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề tài : Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với
phát triển kinh tế Việt Nam
***********
Lời nói đầu
Trong gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt trung bình 7,3% giai đoạn 1990 - 2004 và GDP bình
quân đầu người tăng trung bình 5,7% hàng năm. Tỷ lệ nghèo giảm từ gần
80% năm 1986 xuống còn 29% vào năm 2002. Trong hơn một thập kỷ
qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao,
đồng thời có thành tích giảm nghèo nhanh nhất thế giới .
Những thành tựu đó cho thấy sự nỗ lực rất lớn của chính phủ Việt
Nam trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá , hiện đại hoá , phát triển nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa , và mở của nền kinh tế theo xu hướng toàn
cầu hoá kinh tế thế giới.
Bên cạnh sự nỗ lực từ trong nước , còn phải kể đến những tác động
rất lớn từ các yếu tố bên ngoài mà trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài
( FDI ) là một yếu tố hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt
Nam . Khi nước ta là một nước có xuất phát điểm thấp thì FDI đã góp
phần bổ sung vốn cho đầu tư , là một kênh để chuyển giao công nghệ, là
một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động , tăng kim
1
ngạch xuất khẩu , tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và giúp đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và cho đến nay đã được
coi la` một bộ phận cấu thành của nền kinh tế với mức đóng góp vào
GDP ngày càng tăng .
Ngày nay , FDI đã trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc
tế hoá sản xuất và lưu thông . Không có quốc gia nào dù lớn hay nhỏ , dù
phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa
lại không cần đến FDI và tất cả đều coi đó là nguồn lực quốc tế quan
trọng để khai thác và hoà nhập với cộng đồng quốc tế . Ngay cả những
cường quốc như Mỹ , Nhật cũng không thể tự giải quyết những vấn đề
kinh tế , xã hội đã , đang và sẽ diễn ra . Chỉ có thể bằng con đường hợp
tác mới đem lại hướng giải quyết tốt nhất những vấn đề đó .
Chính vì vậy , việc phân tích tác động của FDI đối với phát triển
kinh tế Việt Nam giúp ta có một cái nhìn sâu sắc hơn về FDI để từ đó
đánh giá đúng vai trò của nó , phát huy những mặt tích cực , hạn chế
những mặt tiêu cực của FDI , đồng thời tìm ra những vấn đề còn bức xúc
trong việc sử dụng nguồn vốn FDI và đưa ra những biện pháp thích hợp
nhằm tận dụng tối đa cơ hội mà nguồn vốn này mang lại , phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế nước nhà.
Chương 1 / Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước
ngoài
I / Khái niệm và bản chất của FDI
1/ Khái niệm
2
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI _ Foreign Direct Investment ) là
một hình thức đầu tư từ nước ngoài của các nhà đầu tư đối với một nước
tiếp nhận . Sự ra đời của FDI là một tất yếu của quá trình phân công lao
động quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá kinh tế . Trên thực tế có rất nhiều
quan niệm khác nhau về FDI và ở mỗi nước lại có khái niệm khác nhau
về FDI . FDI theo quan niệm chung là một hoạt động kinh doanh ở đó có
yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm theo sự di chuyển vốn là chuyển
giao công nghệ, kỹ năng quản lý và các ảnh hưởng kinh tế xã hội khác
đối với nước nhận đầu tư .
Theo Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài
được hiểu là việc các tổ chức, các cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào
Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào được Chính phủ Việt
Nam chấp nhận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình tổ chức các
hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam .
Nhìn từ góc độ kinh tế có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình
thức di chuyển vốn quốc tế trong đó người sở hữu đồng thời trực tiếp
tham gia điều hành và quản lý hoạt động sử dụng vốn đầu tư . Về thực
chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự đầu tư của các cá nhân, tổ chức
nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay
từng phần cơ sở đó . Tiền đề của việc xuất khẩu tư bản là “tư bản thừa”
xuất hiện trong các nước tiên tiến. Nhưng thực chất vấn đề đó là một hiện
tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan, khi mà quá trình tích tụ và
tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư ra
nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Đó chính là quá trình phát triển của
sức sản xuất xã hội, đến độ đã vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một
quốc gia, hình thành nên quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế .
3
Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam gồm có 4 hình thức sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh : là văn bản ký kết giữa hai hoặc
nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh
tại Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh
doanh cho mỗi bên mà không thành lập một pháp nhân mới. Hợp đồng
hợp tác kinh doanh phi được đại diện có thẩm quyền của các bên ký kết.
- Doanh nghiệp liên doanh : là doanh nghiệp được thành lập tại
Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên (bên
nước ngoài và bên Việt Nam). Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp
nhân, các bên tham gia liên doanh được chia lợi nhuận và chia rủi ro theo
tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào phần vốn pháp định của liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : là doanh nghiệp hoàn toàn
thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức nước ngoài do họ thành lập và
quản lý. Nó là một pháp nhân mới của Việt Nam dưới hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn.
- Đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO : đây là các hình thức
đầu tư đặc biệt thường áp dụng cho các công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng. Sự ra đời của các phương thức này nhằm tạo thêm nguồn vốn, xúc
tiến nhanh chóng việc ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời san sẻ
một phần gánh nặng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của ngân sách Nhà nước
2/ Bản chất của FDI
Bản chất của FDI là các hoạt động đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở
khai thác lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế nhằm tìm kiếm
4