Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
778.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1959

Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG THỊ HOÀI PHƯƠNG

VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI

QUYẾT NỢ QUÁ HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật kinh tế. Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Bình

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

1.1. Lý do chọn đề tài

Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian quan trọng của quốc gia.

Hoạt động nhận tiền gởi và sử dụng số tiền đó để cấp tín dụng đã đáp ứng nhu cầu

vốn của nền kinh tế. Tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam, lợi nhuận từ

hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập của các ngân hàng.

Mục tiêu của kinh doanh tín dụng là thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất tiền gởi

với lãi suất tiền vay và thu hồi được nợ gốc. Tuy nhiên, nghiệp vụ này luôn tiềm

ẩn rủi ro cao, đó là khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút làm phát sinh những

khoản nợ quá hạn. Đây là căn bệnh phát sinh nằm ngoài ý muốn của ngân hàng và

người đi vay. Tình trạng nợ quá hạn phát sinh khi người đi vay không trả được nợ

cho ngân hàng khi đến hạn, có thể là nợ gốc hoặc nợ lãi, hoặc cả nợ gốc và nợ lãi.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỉ lệ nợ quá hạn toàn hệ

thống ngân hàng tại thời điểm 31/12/2005 là 4,78% với tổng mệnh giá là 22.066 tỉ

đồng. Tỉ lệ nợ quá hạn của khối ngân hàng thương mại cổ phần chỉ có 1,39% với

giá trị tuyệt đối là 970 tỷ đồng trong khi tỉ lệ nợ quá hạn của khối ngân hàng

thương mại nhà nước là 5.4% với giá trị tuyệt đối là 21.096 tỉ đồng. Trong khi đó,

Ngân hàng Thế giới đưa ra con số nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng thương mại

Việt Nam chiếm 15% tổng dư nợ. Sự khác biệt giữa hai con số trên xuất phát từ

quan điểm, tiêu chí, cách thức đánh giá nợ quá hạn khác nhau.

Hiện nay, theo số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến

cuối năm 2008, nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam khoảng 43.500 tỉ

đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng1

. Riêng Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Eximbank, nợ quá hạn chiếm 6,09% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu là 619 tỉ đồng.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế từ thị trường cho vay thế chấp nhà đất

tại Mỹ đã lan rộng và ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam, các chuyên gia tài

1 Thảo Vân (2009), Mua bán nợ xấu ngân hàng, tại sao không ?

http://nganhangtaichinh.com/news/?id=26495

3

chính - ngân hàng dự đoán số nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại Việt Nam

sẽ còn tăng lên đáng kể trong năm 2009.

Nhận thức được tầm ảnh hưởng của nợ quá hạn, Chính phủ Việt Nam đã

thực hiện tổng kiểm tra chất lượng tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng thương

mại. Ngày 05/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 149/2001/QĐ￾TTg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại. Sau

đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn các ngân hàng

thương mại thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tín dụng như: Quyết định số

1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối

với khách hàng, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và

sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng,

Quyết định 59/2006/ QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước về Quy chế mua bán nợ của tổ chức tín dụng, Quyết định số 51/2007/QĐ￾NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 31/12/2007 về việc ban hành

Quy chế hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước …

Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại đã áp dụng nhiều

biện pháp kĩ thuật để phòng ngừa và hạn chế tình trạng nợ quá hạn như: nâng cao

tiêu chí thẩm định tài chính và tài sản đảm bảo, xây dựng hệ thống xếp hạng tín

dụng nội bộ, tăng cường xử lí nợ nhóm hai…

Như vậy, vấn đề xử lí nợ quá hạn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân

hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ, và các định chế tài chính quốc

tế. Hiện nay, vấn đề xử lí nợ quá hạn đã được giải quyết bằng nhiều biện pháp, chủ

yếu là các biện pháp nghiệp vụ. Tuy nhiên, vai trò của pháp luật trong việc xử lý

nợ quá hạn không được chú trọng đúng mức. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài

“Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng

thương mại của Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Xuất phát từ việc nghiên cứu quá trình áp dụng quy định pháp luật để giải

quyết nợ quá hạn từ năm 2001 đến nay tại các ngân hàng thương mại của Việt

Nam, mục đích nghiên cứu của luận văn này nhằm:

- Tổng kết những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn;

- Phân tích những khó khăn, bất cập của việc áp dụng pháp luật giải quyết nợ

quá hạn;

- Đề xuất những giải pháp phòng ngừa và giải quyết nợ quá hạn;

4

- Kiến nghị những phương hướng hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả

xử lí nợ quá hạn.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nợ quá hạn là đề tài đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu

dưới góc độ kinh tế. Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu nợ quá hạn dưới cái

nhìn luật học. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Cơ sở lí luận về nợ quá hạn như khái niệm, đặc điểm và phân loại nợ quá

hạn, trích lập dự phòng, cơ cấu lại khoản vay, lãi suất và thời điểm áp dụng lãi suất

nợ quá hạn …

- Thực tiễn áp dụng pháp luật để xử lí nợ quá hạn tại một số ngân hàng

thương mại cổ phần.

- Kiến nghị những giải pháp nâng cao vai trò của pháp luật trong xử lí nợ quá

hạn tại các ngân hàng thương mại.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định chủ yếu là vai trò của pháp luật

trong việc giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam trong

khoảng thời gian từ năm 1997 trở lại đây – thời điểm Luật Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam thông qua.2

Để phản ánh thực tiễn áp dụng qui định pháp luật về nợ quá hạn tại các ngân

hàng thương mại Việt Nam, phạm vi nghiên cứu, khảo sát của đề tài được rộng mở

đến từng ngân hàng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại. Trong đó, tập

trung những vấn đề liên quan đến đề tài, những kinh nghiệm, cách xử lí… của một

số ngân hàng thương mại tiêu biểu.

3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua quá trình sưu tầm, tiếp cận và nghiên cứu các nguồn tài liệu có liên quan

đến đề tài, tác giả nhận thấy chưa có một ấn phẩm nào được xuất bản về giải quyết

nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới góc độ luật học. Tuy

nhiên, có một số bài viết, bài tham luận khoa học về nợ quá hạn được công bố trên

tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, như:

2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông

qua ngày 12/12/1997, được sửa đổi, bổ sung năm 2003.

5

TS. Hoàng Đức với bài viết “Xử lý nợ quá hạn trong các ngân hàng thương

mại Việt Nam hiện nay”3 đã đề cập đến khái niệm, nguyên nhân của nợ quá hạn.

Tác giả đề xuất thành lập công ty mua bán nợ để xử lí vấn đề nợ quá hạn.

Nhằm nhận diện nợ khó đòi, PGS.TS Phạm Quang Trung với bài viết:

“Kiểm soát nợ khó đòi nhìn từ góc độ ngân hàng”4 đã đưa ra các nguyên nhân của

nợ khó đòi. Thông qua đó, tác giả đưa ra các biện pháp kiểm soát nợ khó đòi dưới

góc độ ngân hàng.

Đề cập đến các biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng, có bài viết của

Khắc Luyện với nhan đề “Thu nợ quá hạn, nợ tồn đọng: Cần có biện pháp mạnh

và hợp lý”5

. Bài viết này đã tổng kết những biện pháp thu hồi nợ đã được áp dụng

tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Th.S Phạm Thị Loan có bài viết: “Tăng cường thông tin tín dụng hỗ trợ

việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về đánh giá, phân loại nợ của các tổ chức tín

dụng”6

. Qua đó, tác giả so sánh các tiêu chí phân loại nợ theo thông lệ quốc tế với

việc phân loại nhóm nợ tại Việt Nam, đề xuất những biện pháp để việc phân loại

nợ tại nước ta tiệm cận với thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, còn một số bài viết khác trong khi đề cập đến những hoạt động

chung của ngân hàng, hoặc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có phần

đề cập đến nợ quá hạn. Nhưng nhìn chung, tất cả những bài viết đã công bố chủ

yếu đề cập đến các biện pháp kỹ thuật để xử lí nợ quá hạn, dẫn chiếu đến qui định

pháp luật về nợ quá hạn, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc vai trò của

pháp luật trong việc xử lí nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng hai phương pháp: phương

pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.

Bên cạnh đó, trong quá trình thu thập tài liệu viết luận văn tác gỉa còn sử

dụng một số phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, bằng việc hỏi

chuyện, phỏng vấn sâu theo nhóm và cá nhân, thu thập tài liệu thống kê, biểu mẫu,

văn bản v.v…

Trong nghiên cứu tác giả vừa kết hợp điểm (chọn ngân hàng và vấn đề

mang tính điển hình) đồng thời kết hợp với nghiên cứu diện (nghiên cứu ở nhiều

ngân hàng thương mại); sau đó kết hợp phương pháp logích, thống kê, so sánh, đối

3 http://www.datc.com.vn

4 Tạp chí Ngân hàng số 04/2005

5 www.icb.com.vn

6 Tạp chí Ngân hàng số 5 năm 2006

6

chiếu… để làm sáng tỏ cơ sở lí luận, thực tiễn áp dụng pháp luật để xử lí nợ quá

hạn và kiến nghị những giải pháp nâng cao vai trò của pháp luật trong xử lí nợ quá

hạn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia thành 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ quá hạn và vai trò của pháp luật trong việc

giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết nợ quá hạn tại các

ngân hàng thương mại của Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò của pháp luật trong xử lý nợ quá hạn

tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam

7

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NỢ QUÁ HẠN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP

LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT NỢ QUÁ HẠN TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM

1.1. Lí luận về nợ quá hạn của ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nợ quá hạn

Nền kinh tế thị trường vận hành theo quy luật của thị trường như: cung -

cầu, giá trị, cạnh tranh… Những quy luật này được biểu hiện qua hình thức tiền tệ.

Vì vậy, nền kinh tế thị trường còn được gọi là kinh tế tiền tệ. Với đặc trưng đó,

mặc nhiên, ngành Ngân hàng và những hoạt động dịch vụ của nó đã trở thành một

trong những công cụ hàng đầu để điều hành kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia có nền

kinh tế thị trường. Trong đó, hoạt động tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng

trong nền kinh tế. Nó thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, cung ứng vốn, tăng

vòng quay vốn, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, trong hoạt động

tín dụng này, ngân hàng thương mại luôn đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn, đó là

những khoản nợ quá hạn.

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ cho vay – hoàn trả giữa một bên là

ngân hàng và bên kia là các tổ chức, pháp nhân hoặc thể nhân trong nền kinh tế.

Khoa học kinh tế cho rằng, nợ quá hạn là những khoản nợ mà vì nguyên

nhân nào đó không được thanh toán đầy đủ (có thể là tiền vốn, lãi hoặc vốn và lãi)

và đúng thời hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Theo các văn bản pháp luật của Việt Nam thì: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà

một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.”7 hoặc “nợ quá hạn là

những khoản nợ mà khi đến thời hạn trả nợ gốc hoặc lãi khách hàng không trả nợ

đúng hạn và không được điều chỉnh kì hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia

hạn nợ gốc hoặc lãi ”

8

.

Như vậy, theo pháp luật của Việt Nam, nợ quá hạn là những khỏan nợ, bao

gồm các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; các khoản chiết

khấu, tái chiết khẩu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; các khoản bao thanh

toán; và các hình thức tín dụng khác.

7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại

nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

8 Khoản 2 Điều 13 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng

Nhà nước ban hành Qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

8

Thời điểm chuyển khỏan nợ từ nợ trong hạn sang nợ quá hạn được quy

định tại khoản 2 Điều 13 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày

31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho

vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (sau đây gọi tắt là Quyết định số

1627/2001/QĐ-NHNN). Theo đó, khi đến thời hạn trả nợ gốc hoặc lãi mà khách

hàng không trả đủ hoặc trả nợ không đúng hạn thì ngân hàng thương mại chuyển

toàn bộ số dư nợ của khỏan vay sang nợ quá hạn. Vào cuối ngày đến hạn trả nợ

mà khách hàng chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì

ngân hàng thương mại chuyển khỏan nợ này sang nợ quá hạn. Trên thực tế, việc

chuyển đổi khoản nợ từ nợ trong hạn sang nợ quá hạn được thực hiện tự động vào

cuối ngày bằng phần mềm quản lý của các ngân hàng thương mại.

Để hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện việc chuyển nợ quá hạn

theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, ngày 03/09/2002 Ngân hàng Nhà nước

đã ban hành Công văn số 950/NHNN - CSTT (sau đây gọi là Công văn số

950/NHNN - CSTT) để hướng dẫn việc chuyển nợ quá hạn đối với trường hợp

chậm trả nợ gốc, lãi vốn vay. Theo đó, ngân hàng thương mại có thể thỏa thuận

trong hợp đồng tín dụng là trong khoảng thời gian vượt quá kì hạn trả nợ tối đa là

10 ngày làm việc mà khách hàng vay không trả được nợ thì toàn bộ dư nợ gốc còn

lại của khoản vay đó được chuyển sang nợ quá hạn. Như vậy, khoản nợ được

chuyển sang nợ quá hạn vào ngày thứ 1 đến ngày thứ 10 kể từ ngày đến hạn mà

khách hàng không trả được nợ. Trong khoảng thời gian 10 ngày này, việc chuyển

nợ quá hạn vào ngày nào phụ thuộc vào thỏa thuận thời điểm chuyển nợ quá hạn

giữa ngân hàng thương mại với khách hàng.

Tuy nhiên, qui định này đã bị bãi bỏ bởi Điều 4 của Quyết định số

127/2005/QĐ - NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối

với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN (sau đây

gọi tắt là Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN). Quyết định số 127/2005/QĐ￾NHNN đã qui định về thời điểm chuyển nợ quá hạn như sau: “Đối với khoản nợ

vay không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng

trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì số dư nợ

gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và tổ chức tín dụng thực hiện các biện

pháp để thu hồi nợ”9

.

9 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN.

9

Tóm lại, theo qui định pháp luật của Việt Nam hiện nay, ngay ngày đến hạn

trả nợ mà khách hàng không trả được nợ và không được ngân hàng thương mại

cho phép cơ cấu trả nợ thì đến cuối ngày, khoản vay này được xem là nợ quá hạn.

Khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá

hạn. Việc vi phạm nghĩa vụ trả nợ xảy ra trong hai trường hợp. Một là, khách hàng

không trả đầy đủ các khoản nợ trong từng phân kì trả nợ. Hai là, vào thời điểm đáo

hạn của khỏan vay mà khách hàng chưa trả hết nợ. Chế tài áp dụng đối với hai

trường hợp chuyển nợ quá hạn này là khác nhau. Đối với trường hợp một, ngân

hàng thương mại áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ gốc quá hạn.

Ngược lại, trường hợp thứ hai ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất nợ quá hạn

trên toàn bộ số dư nợ gốc quá hạn.

Khi đến thời hạn trả nợ mà khách hàng không được điều chỉnh kì hạn trả nợ

hoặc gia hạn nợ, ngân hàng cũng chuyển sang nợ quá hạn. Kết quả của việc điều

chỉnh kì hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ là kéo dài thời gian trả nợ cho khách hàng. Khi

đó, khỏan vay được xem là chưa đến hạn thanh toán và khách hàng chưa phải thực

hiện nghĩa vụ trả nợ. Như vậy, khoản vay mặc dù đã đến hạn nhưng thông qua

nghiệp vụ này khoản vay được xem là chưa đến hạn. Ngược lại, nếu ngân hàng

thương mại không chấp thuận yêu cầu điều chỉnh kì hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ

cho khách hàng thì khách hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn và đầy

đủ như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Trường hợp khách hàng bị thu hồi nợ trước hạn mà sau 30 ngày kể từ ngày

có thông báo thu hồi nợ trước hạn mà khách hàng không trả hết nợ thì toàn bộ số

dư nợ gốc của khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn.

Theo qui định của pháp luật, trong trường hợp khách hàng cung cấp thông

tin sai sự thật hoặc vi phạm hợp đồng thì ngân hàng thương mại có quyền chấm

dứt việc cho vay và thu hồi nợ trước hạn.10 Khi thực hiện thu hồi nợ trước hạn,

ngân hàng thương mại cho phép khách hàng trả nợ trong khoảng thời gian 30 ngày

kể từ ngày có thông báo thu hồi nợ trước hạn. Sau khoảng thời gian mà khách

hàng không trả hết nợ thì khoản vay chuyển sang nợ quá hạn và bị áp dụng mức

lãi suất nợ quá hạn.

Những hệ quả pháp lí áp dụng cho khoản nợ quá hạn là những chế tài đối

với khách hàng vay và ngân hàng thương mại. Đối với khách hàng vay đó là việc

ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khỏan vay này; trong

trường hợp khoản vay quá hạn đã lâu, ngân hàng thương mại có thể thu hồi nợ

10 Theo khoản 1 Điều 54 của Luật các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!