Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của vốn con người trong việc thoát nghèo bền vững của hộ gia đình tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TRẦN HẢI
VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI TRONG VIỆC THOÁT
NGHÈO BỀN VỮNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN
TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Vai trò của vốn con người trong việc thoát nghèo bền
vững của hộ gia đình tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được
sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Trần Hải
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả bằng sự nỗ lực và cố
gắng của bản thân. Tuy nhiên, để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được nhiều sự động
viên và giúp đỡ của rất nhiều người.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báu trong suốt hai năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại Học Mở
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô Khoa Sau Đại Học Trường Đại Học
Mở Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành
khoá học này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ và người dân đang
công tác, sinh sống trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh đã nhiệt tình hỗ trợ và
cung cấp các số liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thuấn đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Sau cùng, xin cảm ơn những góp ý và chia sẻ của các thành viên lớp ME7B đã hỗ
trợ nhiều thông tin cần thiết cho tôi. Xin dành lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè, và
đồng nghiệp đã luôn bên cạnh tôi những lúc khó khăn, động viên và cổ vũ tôi hoàn thành
tốt luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Trần Hải
iii
TÓM TẮT
Đề tài “Vai trò của vốn con người trong việc thoát nghèo bền vững của hộ gia đình
tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh” nhằm mục tiêu đánh giá tác động của vốn con người
đến xác suất thoát nghèo bền vững của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh
Tây Ninh dựa trên tiếp cận sinh kế bền vững và áp dụng mô hình phi tuyến tính Binary
Logistic để khám phá vấn đề nêu trên.
Số liệu phân tích bao gồm 279 hộ gia đình thoát nghèo năm 2012 của địa phương và
sau ba năm tiến hành điều tra thực tế 279 hộ gia đình này. Kết quả nghiên cứu xác nhận
rằng có 8 biến có tác động đến xác suất thoát nghèo bền vững của hộ gia đình tại đây và đại
diện cho bốn nhóm tài sản sinh kế, trong đó nhóm yếu tố vốn con người có tác động mạnh
mẽ nhất.
Dựa trên những kết luận đó, đề tài đã đề xuất một số gợi ý chính sách để cải thiện
thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo ờ nông thôn, bao gồm: Nâng cao
trình độ học vấn, hỗ trợ dạy nghề cho người nghèo; tập huấn, hướng dẫn người nghèo một
cách có hệ thống các kiến thức, kỹ năng cụ thể và cần thiết; tăng qui mô diện tích đất và
máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng như: đường xá, bệnh
viện, trường học, trường đào tạo nghề và một số chính sách khác.
Tuy đề tài còn một số hạn chế nhất định, nhưng kết quả nghiên cứu vẫn là tài liệu
tham khảo có giá trị để góp phần vào việc đưa ra các giải pháp nhằm giảm nghèo cho vùng
nghiên cứu.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ........................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................................. 1
1.1. Lý do nghiên cứu ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 3
1.4. Đối tượng, phạm vi và dữ liệu nghiên cứu ................................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 4
1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................................... 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 5
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................................... 6
1.7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................. 8
2.1. Vốn con người ............................................................................................................. 8
2.1.1. Khái niệm vốn con người .......................................................................................... 8
2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của vốn con người ................................................................. 10
2.1.3. Các yếu tố tác động đến vốn con người ................................................................... 11
2.1.4. Các tiêu chí phản ánh và đo lường vốn con người ................................................... 13
2.2. Nghèo, thoát nghèo và thoát nghèo bền vững ............................................................. 14
2.2.1. Các khái niệm ......................................................................................................... 14
2.2.1.1. Khái niệm về hộ gia đình ................................................................................ 14
2.2.1.2. Khái niệm về nghèo ........................................................................................ 15
v
2.2.1.3. Chuẩn nghèo ................................................................................................... 17
2.2.2. Khái niệm về giảm nghèo, thoát nghèo và thoát nghèo bền vững ............................ 18
2.2.3. Các yếu tố tác động đến thoát nghèo và thoát nghèo bền vững ................................ 21
2.3. Lý thuyết về nghèo .................................................................................................... 23
2.3.1. Mô hình nghèo đói của Nguyễn Minh Đức ............................................................ 23
2.3.2. Lý thuyết về tăng trưởng nông nghiệp và tình trạng nghèo nông thôn .................... 24
2.3.3. Vòng lẩn quẩn của nghèo ....................................................................................... 25
2.3.4. Khung phân tích sinh kế và phương pháp tiếp cận giảm nghèo theo các nguồn vốn
sinh kế ............................................................................................................................ 27
2.3.5. Lý thuyết về sinh kế và giảm nghèo ....................................................................... 29
2.3.6. Nghiên cứu về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững của Thái Phúc Thành ............ 31
2.4. Các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo, thoát nghèo, tái nghèo .............................. 33
2.4.1. Các yếu tố về hộ gia đình, chủ hộ............................................................................ 33
2.4.2. Các yếu tố về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ............................................... 38
2.4.3. Các yếu tố về địa lý, khí hậu ................................................................................... 39
2.4.4. Yếu tố về chính sách giảm nghèo, thoát nghèo bền vững ........................................ 39
2.5. Vị trí và mối quan hệ của vốn con người với thoát nghèo trong lý thuyết sinh kế ...... 41
2.6. Vai trò của vốn con người trong việc thoát nghèo bền vững ....................................... 46
2.7. Các nghiên cứu trước có liên quan đến vai trò của vốn con người đối với thu nhập và
thoát nghèo ....................................................................................................................... 46
2.8. Tổng hợp các nghiên cứu trước .................................................................................. 50
2.9. Mô hình nghiên cứu đề nghị ...................................................................................... 52
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 54
3.1. Mô hình hồi qui Binary Logistic ................................................................................ 54
3.2. Giới thiệu quy trình nghiên cứu ................................................................................. 56
3.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 57
3.3.1. Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................................... 57
3.3.2. Nghiên cứu chính thức ............................................................................................ 57
3.4. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................... 57
3.4.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 57
3.4.2. Mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ................................................... 59
3.5. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................... 66
vi
3.5.1. Nguồn dữ liệu ......................................................................................................... 66
3.5.2. Cách thu thập dữ liệu .............................................................................................. 66
3.5.3. Cỡ mẫu ................................................................................................................... 67
3.6. Phân tích dữ liệu ........................................................................................................ 68
3.6.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ........................................................... 68
3.6.2. Các kiểm định trong mô hình nghiên cứu ................................................................ 68
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 70
4.1. Thống kê mô tả các biến ............................................................................................ 70
4.1.1. Biến phụ thuộc (hộ thoát nghèo bền vững) .............................................................. 70
4.1.2. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và tuổi của chủ hộ ................................................... 70
4.1.3. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và giới tính của chủ hộ ............................................ 72
4.1.4. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và thành phần dân tộc của chủ hộ ........................... 74
4.1.5. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và quy mô hộ gia đình ............................................ 75
4.1.6. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và số người phụ thuộc ............................................. 76
4.1.7. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và số năm đi học của chủ hộ ................................... 78
4.1.8. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ ........... 80
4.1.9. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và nghề nghiệp của chủ hộ ...................................... 81
4.1.10. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và mức độ hiểu biết về kiến thức và kỹ năng sản
xuất của chủ hộ ................................................................................................................. 83
4.1.11. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và mức độ hiểu biết về kiến thức và kỹ năng quản lý
tài chính của chủ hộ .......................................................................................................... 84
4.1.12. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và mức độ hiểu biết về kiến thức và kỹ năng ứng
phó rủi ro của chủ hộ ........................................................................................................ 85
4.1.13. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và diện tích đất sản xuất của chủ hộ ...................... 86
4.1.14. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và máy móc, thiết bị sản xuất của chủ hộ .............. 87
4.1.15. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và hộ có thành viên tham gia các hội đoàn, đoàn thể,
các tổ chức chính trị xã hội của địa phương ...................................................................... 88
4.1.16. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và số tiền vay vốn tín dụng ................................... 89
4.1.17. Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững và khoảng cách từ nhà đến chợ gần nhất ............... 91
4.1.18. Tóm tắt thống kê mô tả các biến độc lập ............................................................... 92
4.2. Kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến ...................................................................... 95
vii
4.3. Phân tích hồi qui vai trò của vốn con người và các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả
năng thoát nghèo bền vững của hộ gia đình tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh ............... 95
4.3.1. Kết quả phân tích mô hình hồi qui Binary Logistic ................................................. 95
4.3.2. Kiểm định tổng quát độ phù hợp của mô hình nghiên cứu ....................................... 96
4.3.3. Kiểm định tính chính xác trong dự báo của mô hình ............................................... 97
4.3.4. Kết quả phân tích các biến của mô hình nghiên cứu ................................................ 97
4.4.5. Phân tích mức độ tác động đến khả năng thoát nghèo bền vững của từng yếu tố theo
xác suất cho trước ........................................................................................................... 104
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH................................................ 107
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 107
5.2. Gợi ý chính sách ...................................................................................................... 108
5.2.1. Nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khoẻ cho người nghèo .................................. 108
5.2.2. Nâng cao trình độ học vấn cho người nghèo ......................................................... 109
5.2.3. Hỗ trợ dạy nghề cho người nghèo ......................................................................... 109
5.2.4. Tập huấn, hướng dẫn người nghèo một cách có hệ thống các kiến thức, kỹ năng cụ
thể và cần thiết ................................................................................................................ 110
5.2.5. Tăng qui mô diện tích đất và máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất ........................ 111
5.2.6. Hỗ trợ điều kiện để cải thiện vốn xã hội của người nghèo ..................................... 111
5.2.7. Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng .............................................................................. 112
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 114
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 121
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các yếu tố cấu thành vốn con người .................................................................. 9
Hình 2.2: Mô hình nghèo đói của Nguyễn Minh Đức ....................................................... 23
Hình 2.3: Vòng lẩn quẩn của nghèo ................................................................................. 27
Hình 2.4: Khung phân tích sinh kế của nông dân nghèo ................................................... 28
Hình 2.5: Tài sản sinh kế ................................................................................................. 43
Hình 2.6: Mô hình sinh kế giản đơn ................................................................................. 45
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề nghị ............................................................................. 52
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 56
Hình 4.1: Nhóm tuổi của chủ hộ ...................................................................................... 71
Hình 4.2: Giới tính của chủ hộ ......................................................................................... 72
Hình 4.3: Thành phần dân tộc của chủ hộ ........................................................................ 74
Hình 4.4: Quy mô hộ gia đình .......................................................................................... 75
Hình 4.5: Số người phụ thuộc trong hộ ............................................................................ 77
Hình 4.6: Nhóm số năm đi học của chủ hộ ....................................................................... 78
Hình 4.7: Nhóm trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ ............................................... 80
Hình 4.8: Nghề nghiệp của chủ hộ ................................................................................... 81
Hình 4.9: Tình hình vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức ...................................... 89
Hình 4.10: Khoảng cách từ nhà đến chợ gần nhất ............................................................ 91
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các xã, thị trấn của huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh ......................................... 4
Bảng 2.1: Trình độ học vấn của hộ gia đình ở Việt Nam phân theo tình trạng giàu nghèo
năm 2009 ......................................................................................................................... 34
Bảng 2.2: Nghèo và giới tính của chủ hộ ở tỉnh Bình Phước ............................................. 35
Bảng 2.3: Bảng phân phối tỷ lệ nghèo theo dân số Việt Nam năm 2007 ........................... 37
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập, tình trạng nghèo và thoát
nghèo của hộ gia đình ...................................................................................................... 50
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt và kỳ vọng dấu của biến độc lập trong mô hình .......................... 63
Bảng 4.1: Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững ......................................................................... 70
Bảng 4.2: Đặc điểm tuổi của chủ hộ theo tình trạng thoát nghèo bền vững tại huyện Tân
Châu .............................................................................................................................. 72
Bảng 4.3: Nghề nghiệp của chủ hộ theo giới tính ............................................................. 73
Bảng 4.4: Đặc điểm giới tính của chủ hộ theo tình trạng thoát nghèo bền vững tại huyện
Tân Châu ...................................................................................................................... 73
Bảng 4.5: Đặc điểm thành phần dân tộc của chủ hộ theo tình trạng thoát nghèo bền vững tại
huyện Tân Châu ............................................................................................................... 74
Bảng 4.6: Đặc điểm quy mô hộ theo tình trạng thoát nghèo bền vững tại huyện Tân Châu
..................................................................................................................................... 76
Bảng 4.7: Đặc điểm số người phụ thuộc theo tình trạng thoát nghèo bền vững tại huyện Tân
Châu ................................................................................................................................ 77
Bảng 4.8: Đặc điểm số năm đi học của chủ hộ theo tình trạng thoát nghèo bền vững tại
huyện Tân Châu ............................................................................................................... 79
Bảng 4.9: Đặc điểm trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ theo tình trạng thoát nghèo
bền vững tại huyện Tân Châu .......................................................................................... 81
Bảng 4.10: Đặc điểm nghề nghiệp của chủ hộ theo tình trạng thoát nghèo bền vững tại
huyện Tân Châu ............................................................................................................... 82
Bảng 4.11: Đặc điểm mức độ hiểu biết về kiến thức và kỹ năng sản xuất của chủ hộ theo
tình trạng thoát nghèo bền vững tại huyện Tân Châu ....................................................... 83
Bảng 4.12: Đặc điểm mức độ hiểu biết về kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính của chủ
x
hộ theo tình trạng thoát nghèo bền vững tại huyện Tân Châu ........................................... 84
Bảng 4.13: Đặc điểm mức độ hiểu biết về kiến thức và kỹ năng ứng phó rủi ro của chủ hộ
theo tình trạng thoát nghèo bền vững tại huyện Tân Châu ................................................ 85
Bảng 4.14: Đặc điểm diện tích đất sản xuất của chủ hộ theo tình trạng thoát nghèo bền
vững tại huyện Tân Châu ................................................................................................. 86
Bảng 4.15: Đặc điểm máy móc, thiết bị sản xuất của chủ hộ theo tình trạng thoát nghèo bền
vững tại huyện Tân Châu ................................................................................................. 87
Bảng 4.16: Đặc điểm hộ có thành viên tham gia các hội đoàn, đoàn thể, các tổ chức chính
trị ở địa phương theo tình trạng thoát nghèo bền vững tại huyện Tân Châu ...................... 88
Bảng 4.17: Đặc điểm số tiền vay tín dụng của chủ hộ theo tình trạng thoát nghèo bền vững
tại huyện Tân Châu .......................................................................................................... 90
Bảng 4.18: Đặc điểm khoảng cách từ nhà đến chợ gần nhất theo tình trạng thoát nghèo bền
vững tại huyện Tân Châu ................................................................................................. 92
Bảng 4.19: Bảng thống kê mô tả các biến độc lập với 279 quan sát ................................. 92
Bảng 4.20: Kết quả hồi qui Binary Logistic của mô hình ................................................. 95
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định tính chính xác trong dự báo của mô hình .......................... 97
Bảng 4.22: Ước lượng xác suất thoát nghèo bền vững theo xác suất cho trước ............. 104
xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
CP Chính phủ
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND Hội đồng nhân dân
KT-XH Kinh tế - xã hội
LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội
MDPA Dự án phân tích hiện trạng nghèo đói ở ĐBSCL
NQ Nghị quyết
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
QĐ Quyết định
TTCP Thủ tướng chính phủ
UBND Uỷ ban nhân dân
UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
UNESCO Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc
VHSLL Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
VP CTMTQG GN Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
WB Ngân hàng Thế giới
XĐGN Xoá đói giảm nghèo
Trang 1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Lý do nghiên cứu
Con người có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Con người
vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình tăng trưởng và thoát nghèo. Vốn con người có
vai trò định hướng, khai thác, kết hợp, sử dụng các tài sản sinh kế khác như vốn tài chính, vốn
xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chất để tạo ra kết quả sinh kế, tăng trưởng và phát triển. Trong
nhiều nghiên cứu đã khẳng định vốn con người có tác động tích cực và là một trong những
yếu tố quyết định năng suất lao động, cải thiện tình trạng việc làm, tăng thu nhập. Tuy nhiên,
trên thực tế nhiều người có trình độ giáo dục, chuyên môn kỹ thuật cao hơn vẫn có thu nhập
thấp hơn, vẫn nghèo hơn; nhiều người nghèo được tập huấn, đào tạo nghề, hỗ trợ giáo dục
nhưng thu nhập vẫn không được cải thiện, vẫn không thoát nghèo; nhiều người được đào tạo
nghề vẫn tái nghèo hay thu nhập bị giảm; tình trạng rơi vào nghèo vẫn có thể xảy ra đối với
những người có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật,… Chương trình giảm nghèo ở nước ta sẽ
tiếp tục được triển khai thực hiện trong những năm tiếp theo với những yêu cầu mới về tính
bền vững, điều này được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo và được tái khẳng định trong Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/05/2010 của
Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020. Hỗ trợ người nghèo
về giáo dục, đào tạo, dạy nghề trong khuôn khổ chương trình giảm nghèo không chỉ là hỗ
trợ giảm chi tiêu mà có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vốn con người cho người
nghèo để thoát nghèo. Hỗ trợ người nghèo về giáo dục, đào tạo và dạy nghề đã được nhìn
nhận là “đột phá” trong giảm nghèo ở nông thôn - thể hiện rất rõ trong Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của TTCP phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012
phê duyệt chiến lược dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020.
Nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đảng bộ và chính
quyền tỉnh Tây Ninh luôn quan tâm và chú trọng đến công tác xóa đói, giảm nghèo (XĐGN),
xem công tác XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm nên có sự chủ động trong công tác chỉ đạo và
phối hợp chặc chẽ trong công tác XĐGN. Theo quyết định phê duyệt kết quả điều tra, rà soát
hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh của UBND tỉnh Tây Ninh (2014), năm
Trang 2
2011 tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo là 20.636 hộ, tỷ lệ 7,47%; năm 2012 tổng số hộ nghèo,
hộ cận nghèo là 13.699 hộ, tỷ lệ 4,89%; năm 2013 tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo là 11.736
hộ, tỷ lệ 4,12%; đến năm 2014 tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo chỉ còn 9.391, tỷ lệ 3,27%.
Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm, chất lượng giảm nghèo
thiếu bền vững, số hộ cận nghèo có nguy cơ tái nghèo cao. Tỉnh cũng đã chỉ ra một số nguyên
nhân của tình trạng nghèo như: Thiếu vốn sản xuất, thiếu đất sản xuất, ốm đau, bệnh tật, lao
động không có việc làm, đông người phụ thuộc, trình độ văn hoá còn thấp, trình độ chuyên
môn kỹ thuật còn thấp, thiếu các kỹ năng cần thiết...
Tân Châu là huyện biên giới của tỉnh Tây Ninh, điều kiện về kết cấu hạ tầng và phát
triển kinh tế còn nhiều khó khăn, hạn chế, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Các cấp ủy Đảng
và chính quyền của huyện luôn xem công tác XĐGN là một trong những chương trình mục
tiêu, mang một ý nghĩa chính trị, xã hội và kinh tế quan trọng và cũng là nền tảng thực hiện
công bằng xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Theo báo cáo kết quả
điều tra, rà soát hộ nghèo giai đoạn từ năm 2011 – 2015 trên địa bàn huyện Tân Châu của
UBND huyện Tân Châu (2015), theo chuẩn riêng của tỉnh quy định, năm 2011 toàn huyện
Tân Châu có 1.527 hộ nghèo, tỷ lệ 5,03%; hộ cận nghèo là 1.129 hộ, tỷ lệ 3,72%. Tuy nhiên,
đến năm 2015 vẫn còn 953 hộ nghèo, tỷ lệ 2,91%; 1.021 hộ cận nghèo, tỷ lệ 3,11%. Qua số
liệu trên nhận thấy số hộ nghèo, hộ cận nghèo có giảm, nhưng số lượng giảm không nhiều.
Trên thực tế, có nhiều hộ đã thoát nghèo nhưng sau một thời gian nhất định lại quay trở lại
hộ nghèo, còn gọi là hộ tái nghèo. Báo cáo của UBND huyện Tân Châu (2015) đã nêu ra một
số nguyên nhân của tình trạng nghèo và tái nghèo của huyện, những khó khăn mà huyện phải
đối mặt trong việc XĐGN là việc huy động các nguồn lực xã hội còn hạn chế; việc lồng ghép
các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và XĐGN còn lúng túng, chưa mang lại hiệu quả.
Ngoài ra, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tín dụng, y tế, giáo dục còn nhiều bất cập. Công
tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân thực hiện chưa hiệu quả, nên một
bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc XĐGN
và thoát nghèo bền vững.
Như đã nêu, hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề có thể nâng trình độ giáo dục, bằng cấp
chuyên môn kỹ thuật, cải thiện vốn con người của người nghèo. Nhưng mức độ tác động của
vốn con người đến thoát nghèo bền vững như thế nào? Cần phải làm gì hay làm như thế nào
để nâng cao vốn con người của người nghèo nhằm giúp họ thoát nghèo bền vững? Và thoát
nghèo bền vững ở cấp độ hộ gia đình được xét trên tiêu chí nào? Để trả lời các câu hỏi này