Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2002 - 2011
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------
Thái Thanh Thủy
VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƢỜI ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ TẠI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC VÙNG
KINH TẾ TRONG ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2002-2011
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Lê Thị Thanh Loan
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
iii
TÓM TẮT
Luận văn đƣợc thực hiện với mục tiêu nghiên cứu vai trò của vốn con ngƣời đối
với tăng trƣởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
giai đoạn 2002-2011. Trong đó, vốn con ngƣời đƣợc đo lƣờng bằng ba thƣớc đo: số năm
đi học bình quân của lực lƣợng lạo động, chi phí giáo dục bình quân của lực lƣợng lao
động và số lao động hiệu quả bình quân; tăng trƣởng kinh tế đƣợc mô tả bởi tốc độ tăng
tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) của các tỉnh, thành phố qua các năm.
Để thực hiện nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các nghiên cứu về lý thuyết và
nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây về vai trò và tác động của vốn con ngƣời đến tăng
trƣởng kinh tế.
Nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu từ Cục thống kê của 8 tỉnh, thành phố
thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 2002 đến 2011; bộ dữ liệu khảo sát mức
sống hộ gia đình các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008 và 2010 với tổng số 80 quan sát
để đƣa vào mô hình phân tích. Thông qua các phân tích thống kê mô tả và mô hình hồi
quy Random Effect (mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng ngẫu nhiên) với dữ liệu
bảng, nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng vai trò và tác động của vốn con ngƣời đến tăng
trƣởng kinh tế của các tỉnh, thành phố. Trong đó, vốn con ngƣời thể hiện qua 03 thƣớc đo
là số năm đi học bình quân của lực lƣợng lao động, chi phí giáo dục bình quân của lực
lƣợng lao động và số lao động hiệu quả bình quân tác động cùng chiều lên tăng trƣởng
kinh tế. Trong quá trình phân tích, nghiên cứu cũng tìm thấy các bằng chứng cho thấy chi
tiêu công của các tỉnh, ảnh hƣởng của doanh nghiệp nhà nƣớc và sản xuất nông nghiệp có
tác động ngƣợc chiều lên tăng trƣởng kinh tế.
Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đã rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết
để các cơ quan quản lý và những nhà hoạch định chính sách có thể phần nào căn cứ vào
đó hoàn thiện các chính sách, quy định nhằm nâng cao việc sử dụng vốn con ngƣời để
góp phần tăng trƣởng kinh tế bền vững.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT......................................................................................................................................iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. viii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:.......................................................................................... 3
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 3
1.4. Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu: ................................................................................... 3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................. 3
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu: ...................................................................................................... 4
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: ................................................................................................ 4
1.6. Kết cấu luận văn: ................................................................................................................. 4
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận về vốn con ngƣời........................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm về vốn con người ......................................................................................... 5
2.1.2. Đặc tính của vốn con người.......................................................................................... 6
2.1.3. Tác động của vốn con người............................................................................................. 7
2.1.4. Phân loại vốn con người................................................................................................... 7
2.1.5. Giáo dục đào tạo với việc hình thành và tích luỹ vốn con người ..................................... 8
2.1.6. Định nghĩa tăng trưởng kinh tế và các nhân tố quyết định tới tăng trưởng.......................... 10
2.1.7. Vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế. ................................................. 11
2.1.8. Đo lường vốn con người. ................................................................................................ 16
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về vốn con ngƣời và vai trò của vốn con ngƣời đối với tăng
trƣởng kinh tế............................................................................................................................ 20
2.2.1. Các nghiên cứu của thế giới ....................................................................................... 20
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của vốn con người ở Việt Nam .................... 23
Tóm tắt chƣơng 2...................................................................................................................... 27
CHƢƠNG 3: CÁC THƢỚC ĐO VỐN CON NGƢỜI, MÔ HÌNH, PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ
LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 28
v
3.1. Các thƣớc đo vốn con ngƣời ........................................................................................... 28
3.1.1. Số năm đi học bình quân........................................................................................... 28
3.1.2. Thước đo vốn con người dựa trên chi phí giáo dục: .............................................. 30
3.1.3. Thước đo vốn con người dựa trên thu nhập............................................................ 31
3.2. Mô hình nghiên cứu............................................................................................................ 34
3.2.1. Dữ liệu bảng .............................................................................................................. 34
3.2.2. Xây dựng mô hình hồi quy......................................................................................... 37
3.2.3. Xác định và mô tả các biến số................................................................................... 38
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ................................................................ 39
Tóm tắt chƣơng 3...................................................................................................................... 41
CHƢƠNG 4: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC TẠI CÁC
TỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM......................... 42
4.1. Tổng quan tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam ................................................................................................................ 42
4.1.1. Tổng quan về diện tích, dân số và lao động ............................................................... 42
4.1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế.................................................................................... 44
4.1.3. Tổng quan về tình hình giáo dục, đào tạo .................................................................. 45
Tóm tắt chƣơng 4...................................................................................................................... 48
CHƢƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................... 49
5.1. Thống kê mô tả: ................................................................................................................. 49
5.1.1. Tổng quan:.................................................................................................................. 49
5.1.2. Vốn con người của các tỉnh, thành phố ...................................................................... 53
5.1.3. Thực trạng kinh tế ở các tỉnh, thành phố.................................................................... 59
5.2. Phân tích ma trận hệ số tƣơng quan.................................................................................. 65
5.3. Kết quả hồi quy.................................................................................................................. 66
Tóm tắt chƣơng 5...................................................................................................................... 73
CHƢƠNG VI. KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ........................................... 74
6.1. Kết luận .......................................................................................................................... 74
6.2. Các kiến nghị chính sách................................................................................................ 74
6.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo................................... 79
Tóm tắt chƣơng 6...................................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 81
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích, dân số trung bình, mật độ dân số và lực lƣợng lao động năm 2011 tại
các tỉnh, thành phố............................................................................................................. 42
Bảng 4.2: Các số liệu về kinh tế năm 2011 của các tỉnh, thành phố ................................. 44
Bảng 4.3: Số trƣờng, giáo viên, học sinh phổ thông và số giáo viên học sinh Cao đẳng,
Đại học năm 2011 tại các tỉnh, thành phố ........................................................................ 45
Hình 4.1: Số năm đi học bình quân của lực lƣợng lao động năm 2002 so với năm 2010..........46
Hình 4.2: Chi phí giáo dục bình quân lao động năm 2002 so với năm 2010................... 47
Bảng 5.1: GDP bình quân lao động của các tỉnh, thành phố qua các năm........................ 48
Bảng 5.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................ 51
Hình 5.1: Số năm đi học bình quân của lực lƣợng lao động năm 2010 ............................ 54
Hình 5.2: Cơ cấu lao động chia theo trình độ giáo dục năm 2011 .................................... 55
Hình 5.3: Chi phí giáo dục bình quân lao động ở các tỉnh, thành phố.............................. 56
Hình 5.4: Chi phí giáo dục ở mỗi cấp học ở các tỉnh, thành năm 2011 ............................ 57
Hình 5.5: Số lao động hiệu quả bình quân năm 2011 ....................................................... 58
Hình 5.6: GDP năm 2011 và tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2002-2011............................. 59
Hình 5.7: GDP bình quân LĐ 2011 và tốc độ tăng trƣởng của GDP bình quân LĐ ........ 60
Hình 5.8: GDP năm 2011 và GDP bình quân lao động 2011 ........................................... 60
Hình 5.9: GDP và chi tiêu ngân sách nhà nƣớc của các tỉnh thành năm 2011.................. 61
vii
Hình 5.10: GDP và tỷ trọng chi tiêu ngân sách nhà nƣớc trong GDP .............................. 62
Hình 5.11: Tốc độ tăng trƣởng của khu vực nhà nƣớc, GDP và giá trị sản xuất công
nghiệp giai đoạn 2002-2011 .............................................................................................. 62
Hình 5.12: GDP và tỷ trọng khu vực nhà nƣớc trong sản lƣợng công nghiệp 2011......... 63
Hình 5.13: Tốc độ tăng trƣởng của GDP và tỷ trọng của khu vực nhà nƣớc trong giá trị
sản xuất công nghiệp, giai đoạn 2002-2011 ...................................................................... 64
Hình 5.14: GDP và tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP năm 2011..................... 65
Bảng 5.3: Ma trận tƣơng quan các biến độc lập................................................................ 66
Bảng 5.4: Kiểm định Hausman cho mô hình ƣớc lƣợng................................................... 67
Bảng 5.5: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên ............................................ 67
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ARG : Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế
CNH : Công nghiệp hóa
DNNN : Doanh nghiệp nhà nƣớc
E : Chi phí giáo dục bình quân của lực lƣợng lao động
EL : Số lao động hiệu quả bình quân
G : Chi tiêu của chính phủ
GDP : Tổng sản phẩm trong nƣớc
H : Mức vốn con ngƣời
HĐH : Hiện đại hóa
K : Vốn
L : Lao động
LĐ : Lao động
NGTK : Niên giám thống kê
R&D : Nghiên cứu và phát triển
S : Số năm đi học bình quân của lực lƣợng lao động
SOE : Ảnh hƣởng của doanh nghiệp nhà nƣớc
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
VHLSS : Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
WB : Ngân hàng Thế giới
Y : Sản lƣợng
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Vốn con ngƣời có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế vì nó là
một trong các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm. Các mô hình tăng
trƣởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến vai trò của các loại vốn phi vật chất,
trong đó có vốn con ngƣời. Các nguồn lực khác nhƣ vốn vật chất, vốn tài nguyên thiên
nhiên chỉ tồn tại dƣới dạng tiềm năng và chúng chỉ phát huy tác dụng khi kết hợp với vốn
con ngƣời. Vì vậy, vấn đề về vai trò của vốn con ngƣời và tác động của nó đến tăng
trƣởng kinh tế đã và đang đƣợc các quốc gia trên thế giới đầu tƣ nghiên cứu.
Việt Nam đã trải qua những đổi thay to lớn và đạt đƣợc nhiều thành tựu kinh tế -
xã hội, đƣợc hầu hết các nhà quan sát quốc tế đánh giá cao. Cùng với quá trình chuyển
đổi, tốc độ tăng trƣởng GDP thực tế trong 21 năm qua (1990-2011) đạt bình quân
7,25%/năm và tốc độ tăng trƣởng GDP/ngƣời đạt 5,77%/năm. Tỷ lệ ngƣời dân sống dƣới
ngƣỡng nghèo giảm từ 63,7%/ năm 1993 xuống còn 16.85% /năm 2008 (WB, 2012).
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận đó, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với
những thách thức và khó khăn lớn vì theo nhiều chuyên gia kinh tế, những thành tựu trên
đây của Việt Nam có đƣợc là do công cuộc đổi mới đã huy động đƣợc các nguồn lực
trong nƣớc và thu hút đƣợc đầu tƣ nƣớc ngoài cho tăng trƣởng kinh tế và xóa đói giảm
nghèo. Tuy nhiên, khi đất nƣớc bƣớc sang thế kỷ XXI, kỷ nguyên của “các nền kinh tế tri
thức”, thì vai trò của vốn con ngƣời với tăng trƣởng kinh tế đã trở thành mối quan tâm
không chỉ của các nhà nghiên cứu mà cả của các nhà hoạch định chính sách trong việc
giải quyết các vấn đề liên quan tới tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam.
Một số dấu hiệu suy giảm tốc độ tăng trƣởng và năng lực cạnh tranh cũng nhƣ
hiệu quả đầu tƣ của nền kinh tế Việt Nam đã khiến các nhà nghiên cứu và hoạch định
chính sách nhận ra rằng, sau một giai đoạn tăng trƣởng nhanh dựa trên tích lũy vốn vật
chất, Việt Nam nên bắt đầu tìm kiếm những mô hình tăng trƣởng kinh tế khác mà trong
2
đó chú trọng hơn tới sự tích lũy vốn con ngƣời, đặc biệt là tại những vùng kinh tế trọng
điểm của đất nƣớc.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) bao gồm 8 tỉnh – thành thuộc cả
miền Đông và miền Tây Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình
Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Chiếm gần 15% dân số, hơn 9%
diện tích, tạo ra hơn 37% GDP, gần 40% kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc, đóng góp gần
60% ngân sách quốc gia, VKTTĐPN là vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất, là trung tâm
công nghiệp, thƣơng mại, tài chính hàng đầu cả nƣớc. GDP tính theo đầu ngƣời của
VKTTĐPN cao gần gấp 2,5 lần mức bình quân cả nƣớc; hơn 2,5 lần so với Vùng đồng
bằng sông Hồng, là vùng có GDP đầu ngƣời cao thứ 2 trong nƣớc. VKTTĐPN còn là
vùng có hạ tầng cơ sở tốt nhất, có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nƣớc (NGTK 2011). Đây là
những chỉ số xác định trình độ và lợi thế phát triển quan trọng bậc nhất của Vùng này so
với cả nƣớc.
Nghiên cứu vai trò của vốn con ngƣời đến tăng trƣởng kinh tế là một vấn đề tƣơng
đối mới ở Việt Nam. Đã có những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng
kinh tế ở Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu về vai trò và tác động của vốn con ngƣời đến
tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam chƣa có nhiều và lạc hậu về số liệu, đặc biệt là nghiên
cứu trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
2008-2010.
Vì những lý do trên, đề tài đƣợc mang tên: “Vai trò của vốn con ngƣời đối với
tăng trƣởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
giai đoạn 2002-2011”.
Mặc dù vốn con ngƣời bao gồm cả giáo dục, sức khỏe, cũng nhƣ nhiều khía cạnh khác
của “vốn xã hội”, nhƣng nghiên cứu này chỉ tập trung vào giáo dục, nhƣ là nhân tố cơ
bản nhất của vốn con ngƣời.