Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của uỷ ban trong nghị viện ở một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm có thể vận dụng ở nước ta
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nhµ n-íc vµ ph¸p luËt n-íc ngoµi
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2011 59
TS. Vò Hång Anh *
các nước, nghị viện là cơ quan lập
pháp. Hoạt động lập pháp của nghị viện
dựa trên nguyên tắc thảo luận tập thể, quyết
định theo đa số. Các vấn đề được đưa ra nghị
viện quyết định rất đa dạng bao trùm lên toàn
bộ hoạt động của nhà nước và xã hội. Ngoài
ra, nghị viện còn thực hiện chức năng giám
sát hoạt động của chính phủ - công việc phức
tạp đòi hỏi phải có thời gian, trình độ chuyên
môn, kĩ năng và cơ cấu được tổ chức một
cách hợp lí, khoa học. Thực tế cho thấy để
thực hiện tốt vai trò của mình, nghị viện của
các nước được tổ chức thành cơ quan hoạt
động thường xuyên với các thành viên hoạt
động chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nghị viện
còn thành lập các uỷ ban phụ trách các lĩnh
vực khác nhau. Trong lịch sử hình thành và
phát triển của nghị viện trên thế giới, các uỷ
ban ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
tổ chức và hoạt động của nghị viện.
Quốc hội Việt Nam đang trong quá trình
đổi mới, hoàn thiện. Trong điều kiện Quốc
hội hoạt động không thường xuyên, đa số
các đại biểu hoạt động bán chuyên trách thì
việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các uỷ
ban của Quốc hội sẽ góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội,
bảo đảm cho Quốc hội thực hiện đầy đủ
thẩm quyền hiến định của mình. Việc đổi
mới đó sẽ đạt được yêu cầu và mục tiêu khi
được tiến hành một cách khoa học, có sự
tham khảo kinh nghiệm của các nước.
1. Các loại các uỷ ban trong tổ chức
nghị viện ở các nước
Tổ chức nghị viện của các nước trên thế
giới chia thành hai loại: Nghị viện một viện
và nghị viện hai viện. Đối với những nước
có nghị viện hai viện thì ở cả hai viện đều
thành lập các uỷ ban thường trực. Tuy nhiên,
số lượng uỷ ban ở hạ viện thường nhiều hơn
số lượng uỷ ban ở thượng viện. Ví dụ, ở
Anh, Hạ viện có 35 uỷ ban thường trực được
xếp theo vần chữ cái A, B, C… trong khi đó
Thượng viện có 25 uỷ ban;
(1) Hạ viện Liên
bang Nga (Duma quốc gia) khoá 5 có 32 uỷ
ban, Thượng viện (Hội đồng nhà nước) có
27 uỷ ban(2)
(2); Hạ viện Ba Lan (Viện
Xâyim) có 25 uỷ ban, Thượng viện (viện
Nguyên lão) có 13 uỷ ban;
(3) Hạ viện Mỹ có
21 uỷ ban, Thượng viện có 20 uỷ ban.
(4)
Mỗi uỷ ban phụ trách một lĩnh vực hay
một số lĩnh vực cụ thể. Nghị viện một viện
thường có 2 loại uỷ ban: Uỷ ban thường trực
và uỷ ban lâm thời. Uỷ ban thường trực được
thành lập để hoạt động trong suốt nhiệm kì
của nghị viện, uỷ ban lâm thời được thành
lập để thực hiện một hay một số nhiệm vụ cụ
thể. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ uỷ ban lâm
thời tự giải thể.
Ở
* Viện nghiên cứu lập pháp
Văn phòng Quốc hội