Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của toà án trong nhà nước pháp quyền việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vai trò của Toà án trong nhà nước pháp quyền
Việt Nam
Nguyễn Huyền Ly
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: GS.TSKH Nguyễn Đăng Dung
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Xác định nội hàm của quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền, những đặc
điểm của quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, vị trí trung tâm của
toà án trong việc thực hiện quyền tư pháp. Nghiên cứu một số vai trò quan trọng và nổi
bất của toà án trong nhà nước pháp quyền. Phân tích một số quy định pháp lý về vị trí,
vai trò của toà án; một số quy định của pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật tố
tụng toà án và pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức và hoạt động xét xử của toà án và
thực tiễn hoạt động xét xử của toà án trong thời gian từ năm 2002 đến nay. Trên cơ sở
những luận điểm đã nêu ra và những đánh giá vai trò của toàn án ở nước ta hiện nay, qua
đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của toà án trong nhà
nước pháp quyền Việt Nam.
Keywords: Lịch sử nhà nước; Nhà nước pháp quyền; Pháp luật Việt Nam; Tòa án
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đảm bảo quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân
công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là định hướng cơ bản
thực hiện công cuộc đổi mới hệ thống chính trị nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong ba nhánh
quyền lực nói trên, thì nhánh quyền tư pháp là nhánh quyền được tổ chức để thực hiện họat động xét
xử và những họat động phục vụ trực tiếp cho họat động xét xử như điều tra, công tố, bổ trợ tư pháp.
Tòa án nhân dân là nơi biểu hiện tập trung nhất của quyền tư pháp, họat động xét xử của Tòa án cũng
chính là họat động thể hiện chất lượng họat động và uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp và toàn thể
bộ máy nhà nước. Với ý nghĩa đó, việc cải cách Tòa án ở nước ta phải được xây dựng trên cơ sở
những quan điểm đúng đắn và đầy đủ về vị trí, vai trò của Tòa án trong hệ thống cơ quan nhà nước,
trong bộ máy nhà nước đặc biệt là trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, so với những yêu cầu đặt ra trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về vị trí,
vai trò của Tòa án trong việc tổ chức thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền công
dân, Qua thực tiễn họat động của Tòa án cho thấy rằng, họat động xét xử của Tòa án trong thời gian
qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng họat động xét xử được nâng cao, tình trạng xét xử
sai, gây oan cho người vô tội đã giảm đi đáng kể; Tòa án đã xét xử nghiêm minh các vụ án lớn,
nghiêm trọng. Vị trí, vai trò của Tòa án trong nhận thức, tâm thức của người dân đã và đang dần
được cải thiện.
Tuy nhiên, so với những yêu cầu đặt ra trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về vị
trí, vai trò của Tòa án trong việc tổ chức thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền
công dân, quyền con người và bảo đảm quyền tự do, dân chủ xã hội chủ nghĩa thì Tòa án ở nước
ta cần phải tiếp tục được cải cách một cách mạnh mẽ, toàn diện từ nhận thức, vấn đề pháp lý, đến
nguồn lực vật chất để phục vụ cho họat động xét xử.
Từ những vấn đề trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Vai trò của Tòa án trong nhà nước pháp
quyền Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn là thông qua việc làm rõ một số vấn
đề lý luận và đánh giá vị trí, vai trò của Toà án ở nước ta trong thời gian qua. Qua đó, luận văn đề
xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao vai trò của Toà án trong nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài.
Từ khi những định hướng cải cách tư pháp mà trung tâm là cải cách Toà án được đề cập
trong các văn kiện chính thức của Đảng, Toà án đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
công trình khoa học ở nước ta, như đề tài cấp nhà nước do TS. Trịnh Hồng Dương làm chủ
nhiệm hoàn thành năm 1996 “ Vị trí, vai trò và chức năng của Toà án nhân dân trong Bộ máy
nhà nước ta qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam” MS: 95-98-048/ĐT, đề tài cấp nhà nước do
TS. Uông Chu Lưu làm chủ nhiệm hoàn thành năm 2006, “Cải cách cơ quan tư pháp, hoàn thiện
hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu lực xét xử của toà án trong nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân”; luận án tiến sĩ của TS. Nguyễn Thanh Bình “Thẩm quyền giải
quyết của Toà án nhân dân trong giải quyết khiếu kiện hành chính”; luận án tiến sĩ của TS Tô
Văn Hoà “Tính độc lập của Toà án- nghiên cứu pháp lý về khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức,
Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam”. Toà án còn là đối tượng trung tâm của
nhiều công trình khoa học đề cập đến lĩnh vực đổi mới cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư