Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Vai trò của tổ chức công đoàn đối với việc tăng năng suất lao động của công nhân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
iii
Luận văn thạc sĩ
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG........................................................................................... vii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................... 3
1.6. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.............. 5
2.1. Khái niệm về năng suất ............................................................................ 5
2.1.1. Khái niệm năng suất cổ điển ............................................................... 5
2.1.2. Khái niệm năng suất theo cách tiếp cận mới....................................... 6
2.1.3. Khái niệm và phương pháp tính về năng suất lao động ...................... 7
2.2. Hàm sản xuất Coubb – Douglas............................................................ 10
2.3. Các yếu tố tác động đến năng suất lao động ........................................ 12
2.4. Vai trò của đoàn thể đối với năng suất lao động.................................. 19
2.5. So sánh sự khác nhau giữa các tổ chức Công đoàn ............................. 20
2.5.1. Công đoàn Trung Quốc ..................................................................... 20
2.5.2. Công đoàn Na Uy .............................................................................. 21
iv
Luận văn thạc sĩ
2.5.3. Công đoàn Mỹ................................................................................... 21
2.5.4. Công đoàn Việt Nam:........................................................................ 22
2.5.4.1. Sơ nét về Công đoàn Việt Nam...................................................... 22
2.5.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam: .......................... 23
2.6. Các nghiên cứu trước về Công đoàn liên quan đến năng suất lao
động ...........................................................................................................26
2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân do
Công đoàn tổ chức....................................................................................29
2.7.1. Hợp đồng lao động............................................................................ 29
2.7.2. Thỏa ước lao động tập thể................................................................. 30
2.7.3. Định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng .................. 31
2.7.4. Nội quy lao động............................................................................... 31
2.7.5. Chăm lo cho người lao động ............................................................. 32
2.7.6. Học vấn, tay nghề.............................................................................. 33
2.7.7. Tranh chấp lao động.......................................................................... 34
2.8. Mô hình nghiên cứu.................................................................................35
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN
CỨU................................................................................................37
3.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................37
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................... 37
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................ 38
3.2. Mô hình nghiên cứu.................................................................................39
3.2.1. Xây dựng mô hình nhân tố khám phá ............................................... 39
3.2.2. Thang đo các biến trong mô hình...................................................... 40
3.3. Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................44
v
Luận văn thạc sĩ
3.3.1. Cách thu thập mẫu nghiên cứu .......................................................... 44
3.3.2. Xử lý dữ liệu nghiên cứu................................................................... 44
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................. 48
4.1. Thống kê mô tả........................................................................................ 48
4.1.1. Thống kê mô tả đối tượng khảo sát................................................... 48
4.1.2. Thống kê mô tả các biến quan sát ..................................................... 51
4.2. Kiểm định mô hình ................................................................................. 57
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha ............................................. 57
4.2.2. Phân tích nhân tố EFA....................................................................... 60
4.3. Phân tích hồi quy .................................................................................... 67
4.3.1. Thống kê mô tả các biến trong phân tích hồi quy ............................. 67
4.3.2. Phân tích hệ số tương quan ............................................................... 68
4.3.3. Phân tích hồi quy............................................................................... 69
4.4. Dò tìm sự vi phạm................................................................................... 71
4.5. Kết quả phân tích các biến từ mô hình nghiên cứu............................. 72
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................. 78
5.1. Kết luận.................................................................................................... 78
5.2. Khuyến nghị ............................................................................................ 79
5.3. Những hạn chế và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo .......................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ viii
PHỤ LỤC. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CÔNG NHÂN........................ xii
vi
Luận văn thạc sĩ
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa năng suất và quản lý ................................................ 15
Hình 2.2 Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam................................................ 26
Hình 2.3 Mô hình các nhân tố do Công đoàn tổ chức ......................................... 36
Hình 4.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa.................................................. 71
Hình 4.2 Biểu đồ Q-Q Plot .................................................................................. 72
vii
Luận văn thạc sĩ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thang đo hợp đồng lao động ................................................................ 41
Bảng 3.2 Thang đo thỏa ước lao động tập thể ..................................................... 41
Bảng 3.3 Thang đo định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng....... 42
Bảng 3.4 Thang đo nội quy lao động ................................................................... 42
Bảng 3.5 Thang đo chăm lo cho người lao động ................................................. 43
Bảng 3.6 Thang đo học vấn, tay nghề.................................................................. 43
Bảng 3.7 Thang đo tranh chấp lao động .............................................................. 44
Bảng 3.8 Thang đo năng suất lao động................................................................ 44
Bảng 4.1 Thống kê mô tả đối tượng khảo sát ...................................................... 48
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến quan sát......................................................... 51
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha .................................................. 57
Bảng 4.4 Trị số KMO và đại lượng Bartlett's Test .............................................. 61
Bảng 4.5 Tổng số các nhân tố được rút ra ........................................................... 61
Bảng 4.6 Ma trận xoay nhân tố ............................................................................ 63
Bảng 4.7 Kết quả phân tích EFA và tên nhân tố được nhóm lại.......................... 64
Bảng 4.8 Kết quả phân tích EFA và tên nhân tố được nhóm lại.......................... 67
Bảng 4.9 Thống kê mô tả các biến trong phân tích hồi quy ................................ 67
Bảng 4.10 Ma trận hệ số tương quan ................................................................... 68
Bảng 4.11 Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy......................................... 69
Bảng 4.12 Kết quả phân tích hồi quy................................................................... 70
Bảng 4.13 Kiểm định độ phù hợp của mô hình ................................................... 70
1
Luận văn thạc sĩ
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của đề
tài.
1.1. Lý do chọn đề tài
Việc quản lý một công ty sản xuất ngày nay đang đặt ra một thách thức vô
cùng to lớn, người quản lý tối cao của công ty luôn đứng trước một chuỗi vô hạn
những vấn đề nảy sinh như: Nạn lạm phát kéo dài, giá năng lượng tăng cao,
nguyên liệu luôn thay đổi theo chiều hướng tăng, những qui định của chính phủ,
tình trạng thiếu vốn, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong và ngoài
nước, năng suất của công nhân thấp,… đó là những vấn đề mà người quản lý
doanh nghiệp phải giải quyết. Và từ l âu mọi người đã thừa nhận rằng để phát
triển một doanh nghiệp hoặc một nền sản xuất thì yếu tố năng suất lao động là
vấn đề then chốt và để thực hiện được việc này thì ngoài những yếu tố về vốn,
công nghệ thì phải kể đến yếu tố con người. Đối với con người thì việc tăng năng
suất lao động có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng như: Tay nghề của họ, tinh thần của
họ khi đến nơi làm việc, mức độ hài lòng đối với công việc, mức độ thỏa mãn đối
với người sử dụng lao động và đặc biệt là quyền lợi của họ có được đảm bảo hay
không khi chủ doanh nghiệp luôn lấy yếu tố lợi nhuận làm hàng đầu.
Từ các nhận định trên cho thấy các yếu tố tác động đến việc tăng năng suất
đối với người lao động chủ yếu là vào tay nghề, trình độ chuyên môn, tinh thần,
quyền lợi nhận được. Và để giúp cho việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động
trong doanh nghiệp thì tại Việt Nam đã có một tổ chức chính trị - xã hội làm việc
này, đó chính là tổ chức Công Đoàn.
Theo Luật Công Đoàn (2012), quyền và trách nhiệm của Công đoàn là cùng
với cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế quốc doanh, đơn vị sự nghiệp và hợp tác xã
tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi tiềm năng của người
lao động thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
2
Luận văn thạc sĩ
Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng pháp luật, chính s ách,
chế độ về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác
liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Như hiện
nay, tháng 08/2015 và tháng 09/2015, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (đại
diện cho người lao động) đang đàm phán với Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (đại diện cho người sử dụng lao động) về lương tối thiểu của người lao
động trong năm 2016.
Công đoàn có trách nhiệm đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chính sách,
chế độ về lao động.
Công đoàn tham gia với cơ quan, đơn vị tổ chức hữu quan giải quyết việc
làm, tổ chức dạy nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp, văn hóa, khoa học, kỹ
thuật cho người lao động.
Công đoàn tham gia xây dựng các chính sách xã hội và tham gia với cơ
quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Công đoàn có trách nhiệm cùng cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan chăm lo
đời sống văn hóa, hoạt động thể dục thể thao, tổ chức nghỉ ngơi, du lịch cho
người lao động.
Công đoàn cơ sở phối hợp với cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý và sử dụng
quỹ phúc lợi tập thể, phục vụ lợi ích của người lao động.
Từ những lý do trên và thực tế trong các doanh nghiệp hiện nay, tác giả đã
chọn đề tài “Vai trò của tổ chức Công Đoàn đối với việc tăng năng suất lao
động của công nhân”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Vai trò của tổ chức Công Đoàn đối với việc tăng
năng suất lao động của công nhân” nhằm:
Xem xét việc đánh giá của công nhân về vai trò của tổ chức Công Đoàn đối
với việc tăng năng suất lao động của công nhân.
Đưa ra một số hoạt động của tổ chức Công Đoàn có tác động đến việc tăng
năng suất lao động của người công nhân.
3
Luận văn thạc sĩ
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiêu cứu để trả lời những câu hỏi sau:
Ảnh hưởng của các hoạt động Công Đoàn đến năng suất lao động?
Kết quả tác động đến năng suất lao động và gợi ý những hoạt động gì đối
với tổ chức Công Đoàn để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và đảm bảo quyền lợi của người công nhân?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao
động của người công nhân mà yếu tố đó do Công đoàn tại nơi người công nhân
làm việc tạo nên. Đây là một tổ chức mà theo Bộ Luật Lao Động là phải thành
lập trong doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong doanh
nghiệp cũng như hỗ trợ tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng
của mình đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh
doanh.
Đối tượng nghiên cứu là người lao động trực tiếp sản xuất và đại diện là 03
doanh nghiệp ngành may, 01 doanh nghiệp ngành hóa chất và 01 doanh nghiệp
ngành thủy sản với 350 phiếu khảo sát công nhân đã có thời gian làm việc trên 06
tháng tại doanh nghiệp, trên tổng số gần 7.500 lao động tại các doanh nghiệp
này. Đây là các doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn, trụ sở hoạt động nằm ở
nhiều địa bàn khác nhau, từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh cho đến các quận
vùng ven, năng suất lao động chủ yếu phụ thuộc vào người công nhân vì làm sản
phẩm thủ công, máy móc không quyết định nhiều trong việc tạo ra sản phẩm.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Vận dụng những kiến thức đã học để xác định yếu tố tăng năng suất lao
động có liên quan đến tổ chức Công Đoàn qua đánh giá của công nhân trực tiếp
sản xuất.
Phân tích các hoạt động của Côn g Đoàn tại các doanh nghiệp để tìm ra các
hoạt động phù hợp và chưa phù hợp với công nhân trực tiếp sản xuất.