Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của tiêu đề trong văn bản báo chí từ góc nhìn phân tích diễn ngôn (khảo sát qua báo in báo quảng nam)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THANH TUẤN
VAI TRÕ CỦA TIÊU ĐỀ TRONG VĂN BẢN BÁO
CHÍ TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN
(KHẢO SÁT QUA BÁO IN BÁO QUẢNG NAM)
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 8.22.90.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Đà Nẵng, năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
N C M
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƢƠNG THỊ NHÀN
Phản biện 1: …………………………..
Phản biện 2: …………………………..
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Ngôn Ngữ học họp tại rường ại học ư phạm vào
ngày 18 tháng 10 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
hư viện rường ại học ư phạm – N
Khoa Ngữ văn, rường ại học ư phạm - N
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là công cụ quan yếu của
quá trình giao tiếp. Những năm gần đây, ngành khoa học nghiên cứu
về ngôn ngữ được đề cao và đã có nhiều công trình nghiên cứu về
ngôn ngữ đạt được những thành công nổi bật. Các nhà ngôn ngữ học
dần khẳng định được khả năng khám phá những nét bí ẩn, những
“mật mã” tiềm tàng của ngôn ngữ. Do vậy, nghiên cứu về ngôn ngữ
là một việc làm hết sức thú vị và hấp dẫn.
Trong những năm gần đây, phân tích diễn ngôn đã trở thành
một trong những đường hướng mới mẻ để giải mã địa hạt ngôn ngữ
còn nhiều điều bí ẩn. Dưới quan điểm của phân tích diễn ngôn, ngôn
ngữ không chỉ đơn thuần là công cụ giao tiếp mà còn là một quá trình
của giáo tiếp/ tương tác, một thực tiễn xã hội, một lối sống, một cách
hành động và là một bộ phận của nền văn hóa. ay nói cách khác,
phân tích diễn ngôn nghiên cứu ngôn ngữ như là một thực thể xã hội,
miêu tả sự hoạt động của ngôn ngữ trong các ngữ cảnh xã hội nhất
định. Từ đó có thể thấy, lí thuyết phân tích diễn ngôn là hướng đi mới
mẻ nhằm đáp ứng nhanh và kịp thời những yêu cầu mới đặt ra cho
ngành ngôn ngữ học. ặc biệt là đường hướng phân tích diễn ngôn
dựa trên cơ sở lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về
phương diện ngữ vực để nghiên cứu. ó là nghiên cứu những đặc
trưng về rường, Không khí và Cách thức. ồng thời, làm sáng tỏ
chức năng liên nhân được thể hiện qua đó.
iêu đề là một trong những thành tố quan trọng cấu tạo nên
một tác phẩm báo chí. Trong thời đại ngày nay, thông tin nói chung
và thông tin báo chí nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt, ảnh
hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với vai trò đặc
thù của mình, Báo Quảng Nam trong những năm qua đã không
ngừng cố gắng tổ chức, quản lí, thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin,
truyền thông, phổ cập kiến thức.
Thực tế đã chứng minh, cho tới nay đã có một số công trình
nghiên cứu lí thuyết phân tích diễn ngôn ở Việt Nam. Và một điều dễ
dàng nhận thấy, các tác giả thường lựa chọn một kiểu loại nào đó
2
thuộc thể loại diễn ngôn chính trị - xã hội như Diễn văn của các
nguyên thủ, Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, báo chí ... làm đối tượng
nghiên cứu của mình, góp phần làm rõ đặc trưng của thể loại này từ
góc độ phân tích diễn ngôn.Và đây cũng chính là mối quan tâm của
các nhà phân tích diễn ngôn trên thế giới. Cùng với những định
hướng trên, cũng như là người con đất Quảng nên chúng tôi quyết
định áp dụng lí thuyết của phân tích diễn ngôn vào đề tài nghiên cứu
“Vai trò của tiêu đề trong văn bản báo chí từ góc nhìn phân tích diễn
ngôn (khảo sát qua báo in Báo Quảng Nam)” của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
a. Ở thế giới
Khi nói đến người mở đầu cho việc nghiên cứu diễn ngôn
không thể không nói nhắc tới arris. Ông là người mở đầu cho việc
sử dụng khái niệm “phân tích diễn ngôn” (vào năm 1952) trong một
bài báo có tên Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis).
Vào năm 1957 thì khái niệm diễn ngôn cũng như phân tích
diễn ngôn mới được đến gần với độc giả hơn qua sự tiếp nối của
Mitchell và sau đó là inclair và Coulthard.
Tiếp đó, năm 1975, rice phác thảo được lí thuyết về hàm
ngôn (Theory of implicature) trong công trình nghiên cứu của mình
có tên là: Logic and conversation (Lôgích và hội thoại).
ến năm 1994, tác giả Schifrin tiếp tục tập trung vào việc khảo
sát và tập hợp được các đường hướng phân tích diễn ngôn.
Bên cạnh những tác giả trên, khi nói đến các nhà nghiên cứu
về phân tích diễn ngôn mà ở Việt Nam biết đến nhiều phải kể đến
Levinson (1983), Halliday (1985), Nunan (1997)...
b. Ở Việt Nam
Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm
(1985) là minh chứng đầu tiên cho những đóng góp đó. iếp sau đó
là Diệp Quang Ban với hai công trình liên quan là Giao tiếp. Văn
bản. Mạch lạc. Liên kết. Đoạn văn (2002) và Văn bản và liên kết
trong tiếng Việt (2006) cũng đã có những đóng góp nhất định cho
việc nghiên cứu diễn ngôn.
Ở giai đoạn phân tích diễn ngôn, có công trình Tìm hiểu văn
3
hóa qua ngôn ngữ (Tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2000) của ỗ Hữu Châu
đã đề cập đến những liên hệ giữa ngôn ngữ với những yếu tố văn
hóa, ngữ cảnh hay nói cách khác là những yếu tố ngoài ngôn ngữ.
Năm 2000, tác giả Nguyễn Thiện iáp đã đề cập đến một số
phân tích diễn ngôn như “các quan niệm về văn bản và diễn ngôn;
diễn ngôn và phân tích diễn ngôn; diễn ngôn và văn hóa; liên kết và
mạch lạc; ngữ cảnh và ý nghĩa; dụng học văn hóa, cấu trúc thông
tin; ngữ dụng học diễn ngôn...” trong công trình Dụng học Việt ngữ.
Tác giả Nguyễn Hòa với chuyên luận Phân tích diễn ngôn:
Một số vấn đề lý luận và phương pháp (2003).
Tác giả Diệp Quang Ban với công trình Giao tiếp, diễn ngôn
và cấu tạo văn bản (2012).
Tuy mới xuất hiện nhưng nghiên cứu về phân tích diễn ngôn
cũng đã có nhiều công trình ở bậc Tiến sĩ và hạc sĩ, như: Nguyễn
Thị Hà, Huỳnh Thị Chuyên, ỗ Thị Xuân Dung, Trần Thị Thùy
Linh, Nguyễn Thị Hồng Nga, Vũ Văn Lang, Nguyễn Thị Thu Hằng,
Trần Bình Tuyên...
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Vai trò của tiêu đề trong văn bản báo chí từ
góc nhìn phân tích diễn ngôn (Khảo sát qua báo in Báo Quảng Nam)
nhằm làm sáng tỏ vai trò về diễn ngôn của tiêu đề đối với văn bản
báo chí từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday.
Qua đó, luận văn cũng góp chứng minh ngôn ngữ như là một thực thể
của xã hội, có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố bên ngoài ngôn
ngữ. Bên cạnh đó, chúng tôi hi vọng với những kết quả nghiên cứu
của luận văn cũng sẽ góp một phần nào đó vào việc giải mã những
tiêu đề hay toàn văn của những bài báo nói chung ở Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như
sau:
- Về nghiên cứu lí thuyết: Chúng tôi xác lập khung lí thuyết áp
dụng cho phương pháp phân tích diễn ngôn nhằm xác định từng bước
khảo sát, phân tích cụ thể và những nội dung tiêu biểu (trọng tâm) mà
luận văn hướng đến. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ hệ thống hóa những
4
vấn đề lí luận và nghiên cứu tổng quan để làm cơ sở cho việc nghiên
cứu tiếp theo.
- Khảo sát và thu thập ngữ liệu một cách khách quan nhất.
- Từ khung lí thuyết đã xây dựng cùng với những vấn đề lí
luận đã được xác định, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, phân tích ngữ
liệu một cách có hệ thông trên những đặc trưng về rường, Không
khí và Cách thức.
- út ra được những nhận xét tổng quát nhất các đặc trưng về
rường, Không khí và Cách thức trong tiêu đề Báo Quảng Nam đã
được nghiên cứu.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
ối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm về diễn ngôn
của tiêu đề báo chí bao gồm các đặc điểm về rường, Không khí và
Cách thức.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều đường hướng phân tích diễn ngôn, tuy
nhiên để thực hiện đề tài này chúng tôi quyết định áp dụng đường
hướng phân tích diễn ngôn dựa trên cơ sở lí thuyết ngữ pháp chức
năng hệ thống của Halliday về phương diện ngữ vực để nghiên cứu.
ể thực hiện đề tài này, chúng tôi lựa chọn và khảo sát nguồn
ngữ liệu là tiêu đề chính của các bài báo mà cụ thể là tiêu đề báo in của
Báo Quảng Nam trong năm 2018. uy nhiên, chúng tôi chỉ lựa chọn
hai mục trong Báo Quảng Nam để tiến hành khảo sát, đó là mục Thời
sự và iêu điểm – Sự kiện. Chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát mục Thời
sự là 500 tiêu đề và mục iêu điểm – Sự kiện là 451 tiêu đề.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
hương pháp phân tích diễn ngôn: Chúng tôi tìm hiểu về đặc
điểm các rường được thực hiện hóa qua chức năng kinh nghiệm,
đặc trưng về Không khí được thực hiện hóa qua chức năng liên nhân
và đặc trưng về Cách thức được thực hiện hóa qua chức năng tạo văn
bản của tiêu đề đối với văn bản báo chí nói chung và của Báo Quảng
Nam nói riêng.
Bên cạnh đó chứng tôi còn sử dụng kết hợp các phương pháp
5
như: hương pháp phân tích định tính kết hợp định lượng và phương
pháp phân tích logic, ngữ nghĩa để làm rõ hơn vấn đề trong luận văn
của mình.
7. Ý nghĩa, đóng góp của luận văn
7.1. Về mặt lí luận
Qua những gì chúng tôi đã nghiên cứu, hi vọng luận văn này sẽ
góp một phần nào đó khẳng định thêm giá trị của phương pháp phân
tích diễn ngôn: nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ trên phương diện cấu
trúc mà cả trên phương diện chức năng trong các tình huống giao
tiếp, cụ thể là không chỉ đơn thuần quan tâm đến cơ chế hình thức
của hệ thống ngôn ngữ mà còn tìm hiểu về vai trò của nó trong phát
ngôn nhằm đạt được mục đích cụ thể nào đó trong giao tiếp.
7.2. Về mặt thực tiễn
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ góp một
phần nào đó vào việc làm sáng tỏ những đặc điểm diễn ngôn báo chí
nói chung và Báo Quảng Nam nói riêng, đặc biệt là tiêu đề báo chí
trên các phương diện: đặc trưng về rường, Không khí và Cách thức.
Luận văn cũng góp phần làm phong phú thêm phần thực hành cho
chuyên ngành Ngôn ngữ báo chí, một địa hạt hiện nay vẫn còn ít sự
nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ cũng như các nhà báo.
8. Bố cục của luận văn
Sau khi tiếp xúc với những vấn đề về lí luận được đề cập ở
chương 1, chúng tôi nhận thấy những đặc trưng về rường liên quan
đến chức năng miêu tả của diễn ngôn và những đặc trưng về Không
khí và Cách thức liên quan đến chức năng phi miêu tả của diễn ngôn
(đó là chức năng liên nhân và chức năng văn bản). Vì vậy, ngoài các
phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục thì chúng tôi
chia bố cục của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận.
rong chương này, chúng tôi trình một cách chi tiết về lí luận
phân tích diễn ngôn cũng như giới thiệu được quá trình hình thành và
phát triển của Báo Quảng Nam và những giá trị của Báo Quảng Nam
trong sự phát triển của tỉnh nhà.
Chƣơng 2. Đặc trƣng về Trƣờng trong tiêu đề Báo Quảng
6
Nam
Xuất phát từ cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo đường
hướng phân tích diễn ngôn trên cơ sở lí thuyết chức năng hệ thống
của Halliday về ngữ vực, chúng tôi tiếp tục làm rõ những đặc trưng
về rường thông qua việc phân tích các kiểu quá trình và các loại chu
cảnh thể hiện nội dung, kinh nghiệm và thế giới hiện thực được phản
ánh trong chương này.
Chƣơng 3. Đặc trƣng về Không khí và Cách thức trong
tiêu đề Báo Quảng Nam
Ở chương 3, chúng tôi tìm hiểu và phân tích những đặc trưng
về Không khí thông qua các biểu hiện chức năng liên nhân trong tiêu
đề Báo Quảng Nam. ồng thời, trong chương này, chúng tôi tiến
hành tìm hiểu cấu trúc ề - Thuyết và những điểm nổi trội trong cấu
trúc diễn ngôn của tiêu đề Báo Quảng Nam với những cách thức tiến
hành như trong chương 2.
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số vấn đề chung về lí thuyết phân tích diễn ngôn
1.1.1. Khái niệm diễn ngôn
Dựa vào những lí thuyết tiếp cận được, chúng tôi tán đồng với
quan điểm của Widdowson về khái niệm diễn ngôn.
- Với tư cách là sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh, diễn ngôn có tính
mục đích, thống nhất và có sự mạch lạc được ghi nhận lại bằng một
văn bản cụ thể. Và nó cũng bao gồm yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ
cảnh tình huống, yếu tố dụng học và tác động của các chiến lược văn
hóa ở người sử dụng ngôn ngữ.
- Vì là một sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh nên bắt buộc diễn
ngôn phải có tính chủ đề từ chủ đề bộ phận cho đến chủ đề chung có
tính mạch lạc. Và để tạo được mạch lạc thì diễn ngôn phải thể hiện
được khả năng liên kết trên nhiều phương diện và tổ chức sao cho
hợp lí giữa các yếu tố có giá trị giao tiếp tuân theo quy tắc cần và đủ.
1.1.2. Khái niệm phân tích diễn ngôn
“ hân tích diễn ngôn nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ hành
chức. Như vậy, không thể giới hạn phân tích diễn ngôn với việc miêu
tả các hình thức ngôn ngữ mà không quan tâm đến mục đích hay
7
chức năng mà các hình thức này tạo ra để đảm nhận trong thế giới
hoạt động của con người”. Khái niệm này đã làm nổi bật được đối
tượng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn là ngôn ngữ hành chức,
cũng như nhấn mạnh đến chức năng và tính mục đích của các hình
thức ngôn ngữ trong quá trình hành chức của chính nó.
1.1.3. Lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống
Theo Halliday, ông xem ngữ pháp như là một hết thống chứ
không phải là những quy tắc bắt buộc. Ông quan niệm, ngôn ngữ phải là
một tiềm lực về nghĩa và đồng thời, ông cũng đồng hóa nghĩa với chức
năng và sử dụng cú như một đơn vị cơ sở để giải thích chức năng đó của
ngôn ngữ.
1.1.4. Lí thuyết ngữ vực
Dựa vào quan điểm của Halliday, trong phạm vi luận văn này,
chúng tôi tập trung nghiên cứu tiêu đề của các bài báo ở Báo Quảng
Nam trên các phương diện ngữ vực, nghĩa là nghiên cứu về đặc đặc
trưng của các rường, Không khí và Cách thức được hiện thực hóa
qua chức năng kinh nghiệm, chức năng liên nhân và chức năng tạo
văn bản như đã được xác lập ở khung lí thuyết áp dụng như sau:
Ngữ cảnh tình huống Chức năng
rường ư tưởng (kinh nghiệm)
Không khí Liên nhân
Cách thức Tạo văn bản
1.1.5. Một số vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn
a. Tính chất quan yếu của diễn ngôn
Trong mối quan hệ giữa liên kết với mạch lạc diễn ngôn, tính
chất quan yếu của diễn ngôn có một vai trò và vị trí đặc biệt quan
trọng. Nó được hiểu như là sự phù hợp về mặt nội dung của các đóng
góp trong quá trình giao tiếp. Các đóng góp này chính là các yếu tố
quan yếu phát triển nội dung của chủ đề. Tác giả Nguyễn òa cũng
có quan niệm về yếu tố quan yếu như sau: Yếu tố quan yếu chính là
các đóng góp thể hiện tính giao tiếp của diễn ngôn. Dựa trên quan
điểm đó của tác giả, chúng tôi nhận thấy, tính giao tiếp bao gồm cả
nội dung mệnh đề/ biểu hiện và nội dung học.
8
b. Cấu trúc diễn ngôn và chức năng xã hội của diễn ngôn
Cấu trúc diễn ngôn là một trong những yếu tố không thể thiếu
trong việc tạo dựng nên một mạch lạc hoàn chỉnh của diễn ngôn. ể
tạo ra được sự mạch lạc đó thì bắt buộc diễn ngôn phải xây dựng
được một cấu trúc như thế nào cho phù hợp với việc xây dựng, duy
trì cũng như phát triển từng chủ để, từng ngữ cảnh cụ thể hợp lí; các
hình thức và nội dung của diễn ngôn phải có sự dung hợp gắn bó chặt
chẽ với nhau, lồng vào nhau, tồn tại trong nhau, chi phối, điều chỉnh
lẫn nhau, bao giờ cũng vậy, chúng phải có mặt ở trong một diễn
ngôn. Nếu như thiếu một trong các thành phần cấu trúc diễn ngôn,
nếu không phải vì tính mục đích của người viết thì việc truyền tải nội
dung sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, hay nói khác đi mạch lạc của diễn
ngôn sẽ không còn được trọn vẹn.
1.2. Khái niệm và chức năng của tiêu đề
1.2.1. Khái niệm tiêu đề
Dựa theo khái niệm của Vũ Quang ào, khi nghiên cứu “Vai
trò của tiêu đề với văn bản báo chí từ góc nhìn phân tích diễn ngôn
(Khảo sát qua báo in Báo Quảng Nam)”, theo chúng tôi, dùng thuật
ngữ “tiêu đề” là phù hợp nhất. Vì tiêu đề là tên gọi chính thức cho
một tác phẩm hoàn chỉnh, là điều kiện để phân biệt tác phẩm này với
tác phẩm khác. Và nó cũng là chính là tên gọi chính thức của một tác
phẩm hoặc một đoạn trích được đặt tên. Về nội dung, nó đại diện cho
đối tượng nó làm tên gọi. Về hình thức, nó có cấu trúc đơn hoặc
phức, gián cách hoặc không gián cách và thường được thể hiện bằng
những kiểu chữ, cỡ chữ và màu sắc riêng giúp người đọc dễ dàng
phân biệt nó với phần còn lại của văn bản.
1.2.2. Chức năng của tiêu đề
- Chức năng dự báo: Tính dự báo thể hiện ở chỗ tiêu đề hướng
sự chú ý của người đọc đến sự trình bày. Nó dẫn dắt, định hướng
người đọc đến nội dung văn bản. Vì tiêu đề luôn làm nổi bật chủ đề
tư tưởng của tác phẩm. ay nói cách khác, tiêu đề thường ngầm báo
những gì sẽ xảy ra trong văn bản, nó cũng chính là căn cứ xác định
sự thống nhất, hoàn chỉnh của văn bản. Khi tìm hiểu xong tác phẩm
chúng ta sẽ thấy rõ nguyên nhân vì sao tác giả đặt tên tiêu đề là như
9
thế. Qua đó, người đọc cũng hiểu được những suy nghĩ mà tác giả
muốn thể hiện…
- Chức năng định vị khái quát: Văn bản là một hệ thống tín
hiệu ngôn ngữ được tổ chức lại, nên tiêu đề cũng có thể xem như là
một tín hiệu của tín hiệu, một thứ “siêu tín hiệu”. Cho nên giữa phần
tiêu đề và phần nội dung tác phẩm có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ và
tất yếu, ít khi võ đoán và ngẫu hứng. So với các câu được sử dụng
trong văn bản, cả tiêu đề và câu văn bản đều mang nội dung thông
báo, tuy nhiên có một tầm quan trọng hơn nữa đó là khái quát được
cả vấn đề mà văn bản muốn nói đến.
1.2.3. Phân loại tiêu đề báo về phương diện ý nghĩa – chức
năng: iêu đề bình luận, tiêu đề xác nhận, tiêu đề câu hỏi, tiêu đề
kêu gọị, tiêu đề trích dẫn, tiêu đề gợi cảm.
1.3. Vài nét về Báo Quảng Nam
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và phát triển của lịch sử báo chí của Quảng
Nam gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của đất Quảng. Nhằm
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và trước mắt là phục vụ kịp thời
cho ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 – 1930, Tỉnh Ủy cho ra mắt tờ báo
Lưỡi Cày. Vào cuối tháng 10 năm 1930, cơ quan ỉnh ủy Quảng Nam
bị lộ và bị bắt cả người lẫn tài liệu. Báo Lưỡi Cày bị gián đoạn, nhưng
trong nhà giam của đế quốc các chiến sĩ cách mạng vẫn ra tờ báo lấy
tên là Mõ Nhà ha (sau đổi tên là Vắt Cơm Bi). Không thể in ấn được,
tờ báo được viết bằng tay trên giấy manh, truyền tay nhau đọc. Từ đây
công tác tuyên truyền, vận động cách mạng được đẩy lên một bước.
Năm 1942, ỉnh ủy chủ trương phát hành báo Cờ ộc Lập bằng thạch,
nhằm tuyên truyền phổ biến các tài liệu của ảng. Báo phát hành được
5 số thì cơ sở bị vỡ, nhiều đồng chí bị bắt nên phải tạm ngưng. Bước
sang năm 1945, tình thế cách mạng mới xuất hiện, Tỉnh Ủy quyết định
ra tờ báo Giải Phóng thay cho tờ Cờ ộc Lập. ến ngày 2 – 9 – 1955
tờ báo được đổi tên thành Quyết Tiến cho phù hợp với tình hình mới.
Năm 1962, tờ báo lại một lần nữa được đổi tên thành Giải Phóng.
Ngày 11 – 7 – 1975 tờ báo được đổi tên thành báo Quảng Nam – à
Nẵng để phù hợp với nhiệm vụ mới, mở ra thời kì phát triển mới của
10
báo ảng. Năm 1997, tỉnh Quảng Nam và à Nẵng lại chia tách. Với
điều kiện ban đầu còn khó khăn, thiếu thốn nhiều mặt, song với truyền
thống cách mạng lâu dài, tờ báo Quảng Nam đã vượt qua mọi trở ngại
để hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị được giao,
nhằm góp phần xây dựng quê hương trong giai đoạn mới. ến nay báo
Quảng Nam đã ra rằng ngày. ội ngũ những người làm báo cũng
không ngừng tăng lên, đến nay Báo Quảng Nam đã có 56 cán bộ, 02
văn phòng đại diện và 01 trụ sở Tòa soạn báo khang trang, đầy đủ các
trang thiết bị kĩ thuật tác nghiệp.
1.3.2. Vai trò của Báo Quảng Nam đối với đời sống - chính
tri của tỉnh Quảng Nam
- Nâng cao dân trí
- Phổ biến chủ trương, chính sách của ảng và Nhà nước
- Phổ biến tri thức khoa học
- Thỏa mãn nhu cầu đọc, nhu cầu giải trí của người dân
1.4. Tiểu kết
- Thứ nhất, diễn ngôn được xem như là đối tượng của nhiều
ngành khoa học khác nhau, trong đó có khoa học ngôn ngữ. Phân tích
diễn ngôn là một trong những đường hướng nghiên cứu còn rất mới
mẻ với đối tượng nghiên cứu cụ thể là ngôn ngữ được đặt trong hoàn
cảnh giao tiếp, trong quá trình sử dụng; nhấn mạnh đến những chức
năng và tính mục đích của các hình thức ngôn ngữ trong quá trình
hành chức của chính mình.
- Thứ hai, trong các đường hướng phân tích diễn ngôn, theo
chúng tôi, đường hướng phân tích diễn ngôn theo khung lí thuyết ngữ
pháp chức năng hệ thống của Halliday là một trong những đường
hướng tiêu biểu. ây là một trong những lí do chúng tôi quyết định
chọn để áp dụng vào đề tài nghiên cứu của mình.
- Thứ ba, chúng tôi đề cấp những khái niệm về tiêu đề trong
văn bản cũng như chức năng chính của tiêu đề đối với một văn bản
hoàn chỉnh nói chung và văn bản báo chí nói riêng. Về khái niệm tiêu
đề, chúng tôi nhận thấy, quan điểm của Vũ Quang ào là phù hợp
với luận văn nên chúng tôi lựa chọn khái niệm này. Còn về chức
năng của tiêu đề với văn bản, chúng tôi đề cập đến hai chức năng
11
chính là chức năng dự báo và chức năng định vị, khái quát.
- Cuối cùng, chúng tôi giới thiệu về Báo Quảng Nam những
đặc điểm nổi bật của Báo Quảng Nam như: lịch sử hình thành - phát
triển và vai trò của Báo Quảng Nam đối với đời sống – chính trị của
tỉnh Quảng Nam.
CHƢƠNG 2
ĐẶC TRƢNG VỀ TRƢỜNG TRONG TIÊU ĐỀ
BÁO QUẢNG NAM
2.1. Đặc trƣng về Trƣờng trong tiêu đề Báo Quảng Nam qua các
quá trình chuyển tác
Bảng 2.1. Bảng thống kê các kiểu quá trình trong tiêu đề Báo
Quảng Nam
TT Các kiểu quá trình Thời sự Tiêu điểm – Sự kiện
Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ %)
1 Quá trình vật chất 378 75,6 241 53,5
2 Quá trình tinh thần 69 13,8 149 33
3 Quá trình hành vi 18 3,6 28 6,2
4 Quá trình phát ngôn 10 2 9 2
5 Quá trình quan hệ 7 1,4 6 1,3
6 Quá trình tồn tại 18 3,6 18 4
Tổng 500 100 451 100
2.1.1. Quá trình vật chất
Quá trình vật chất là kiểu quá trình mô tả các hành động hay sự
kiện nào đó trong thế giới vật chất mà những sự kiện hành động này
thường là những hành động và sự kiện cụ thể, thể chất và có thể cảm
nhận cũng như quan sát được.
- Quá trình vật chất trong diễn ngôn tiêu đề Báo Quảng Nam ở
mục Thời sự
Xét cấu trúc chính của câu, kiểu quá trình vật chất thường gặp ở
đây chủ yếu là quá trình vật chất cụ thể, được biểu thị bằng các động từ
như: bắt giữ, tiếp, bàn giao, công bố, thăm, chúc, thu giữ, thẩm định,
kí kết, phát động, gỡ vướng, gặp mặt, trao tặng, giám sát...
- Quá trình vật chất trong diễn ngôn tiêu đề Báo Quảng Nam ở
mục iêu điểm – Sự kiện
Có thể liệt kê các từ như sau: sử dụng, hiến kế, thăm, bảo vệ,
12
cứu hộ, trao...Mỗi động từ trong hệ thống động từ góp phần lớn trong
việc truyền đạt thông tin cũng như định hướng cho người đọc những
sự kiện đã và đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Từ những điều đã đề cập, chúng tôi thấy rằng, quá trình vật
chất là kiểu quá trình phổ biến nhất trong tiêu đề Báo Quảng Nam.
Và các động từ xuất hiện trong quá trình vật chất của tiêu đề Báo
Quảng Nam là những động từ hành động thể hiện những sự kiện
mang tính tác động rất lớn.
2.1.2. Quá trình tinh thần
Xem xét các quá trình tinh thần trong tiêu đề Báo Quảng Nam,
chúng tôi nhận thấy: Tất cả các quá trình tinh thần đều được thể hiện
qua các động từ tâm lí như: giúp đỡ, hợp tác, hỗ trợ, cẩn trọng, lo
lắng... Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy, các quá trình tinh thần
trong tiêu đề Báo Quảng Nam nằm chủ yếu ở hai quá trình nhận
thức và mong muốn.
Trong quá trình tinh thần, chúng tôi nhận thấy, tác giả lựa chọn
lớp động từ phong phú đã thể hiện được sự thay đổi trong việc lựa
chọn ngôn từ thích hợp với từng tình huống cụ thể, nhằm đạt được
cái đích cuối cùng là thuyết phục và tác động vào nhận thức của
người tiếp nhận một cách có hiệu quả nhất. Từ đây, vai trò của tiêu
đề cũng được biểu hiện rất rõ với nội dung văn bản báo chí cũng như
trong việc tác động vào người tiếp nhận.
2.1.3. Quá trình hành vi
Quá trình hành vi là quá trình nằm giữa ranh giới giữa quá
trình vật chất và quá trình tinh thần. Vì thế, khi xem xét quá trình
hành vi trong tiêu đề Báo Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy, nó cũng
có những đặc điểm chung với cả hai quá trình này. Có thể thấy, quá
trình hành vi diễn giải những hành vi mà trong đó bao gồm tinh thần,
ngôn từ và ứng xử. Nó như một phiên bản khác sinh động của các
quá trình phát ngôn và tinh thần. Hiểu theo một cách khác thì cả nói
và cảm nhận đều được lí giải như là một hành động. Tuy nhiên, khi
tiến hành xem xét quá trình hành vi trong tiêu đề Báo Quảng Nam,
chúng tôi nhận thấy các quá trình hành vi trong tiêu đề Báo Quảng
Nam là những hành vi “tương tác” hành vi cận vật chất và cận tinh
13
thần mang tính tri nhận.
2.1.4. Quá trình phát ngôn
Quá trình phát ngôn là quá trình thể hiện bằng lời nói (ví dụ:
nói, bảo, khuyên, nhắc nhở, phát biểu, tâm sự, thảo luận, báo cáo...).
Ngoài ra, quá trình phát ngôn bao gồm các kiểu trao đổi ý nghĩa tượng
trưng khác nhau như: chi, ra hiệu, nháy... Khác với quá trình tinh thần
và quá trình hành vi, quá trình phát ngôn không yêu cầu tham thể thứ
nhất – Phát ngôn thể phải là người hay thực thể có ý thức. rong lĩnh
vực báo chí nói chung, cụ thể là tiêu đề Báo Quảng Nam nói riêng, quá
trình phát ngôn được thể hiện qua tổ hợp từ như: nhắc nhở, yêu cầu
báo cáo, yêu cầu, kể chuyện, tranh luận, đối thoại...
2.1.5. Quá trình hiện hữu/ tồn tại
“Về ngữ nghĩa, quá trình hiện hữu là quá trình thể hiện sự tồn
tại của một thực thể trong thời gian hay không gian. Về ngữ pháp –
từ vựng, quá trình hiện hữu khác với các quá trình khác, đặc biệt là
quá trình vật chất ở một số khía cạnh: Cấu trúc ngữ pháp, khả năng di
chuyển của vị trí trong câu về thời gian và địa điểm và khả năng cho
phép sự xuất hiện các cách diễn đạt tình thái, thể và của các chu cảnh
chỉ phương tiện và phẩm chất”. ừ đây, ta có thể hiểu rằng, quá trình
hiện hữu là một quá trình nhằm giải thích những đặc điểm chuyển tác
của sự hiện hữu hay biến mất.
2.1.6. Quá trình quan hệ
rong tiêu đề Báo Quảng Nam, quá trình quan hệ được biểu
hiện qua các từ như: bằng, là, vẫn là... Hệ thống các từ nằm trong
quá trình quan hệ góp phần làm cho sự kiện trong tiêu đề Báo Quảng
Nam được sáng rõ hơn. ồng thời, chúng là lớp từ làm cho tiêu đề
bài báo chặt chẽ và hợp lí. Ở đây, những chủ trương, đường lối của
các cơ quan lãnh đạo được kết nối với nhau.
2.2. Đặc trƣng về Trƣờng trong tiêu đề Báo Quảng Nam qua chu
cảnh chuyển tác
Theo Halliday, chu cảnh chủ yếu là một trong ba thành phần
kinh nghiệm trong cú và do đó, nó được phân loại theo tiêu chí ngữ
nghĩa và ngữ pháp, tức là theo tiêu chí định nghĩa và nhận diện.
Chúng tôi có bảng thống kê sau khi tiếp xúc với tiêu đề Báo Quảng