Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------
THANONGSONE SIBOUNHEUANG
VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN, TƯ LIỆU VÀ
THƯ VIỆN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
KHOA HỌC XÃ HỘI LÀO HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2014
THANONGSONE SIBOUNHEUANG CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC KHÓA 201
1
- 201
6
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, thông tin có ảnh hưởng sâu sắc tới các hoạt động của con người.
Thông tin đang càng ngày càng chứng tỏ là nguồn tài nguyên đặc biệt và một
trong những nguồn lực quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, là công
cụ điều hành sản xuất và quản lý xã hội. Thông tin tham gia trực tiếp vào lực
lượng sản xuất, và là nhân tố có ý nghĩa tiên phong quyết định sự thành bại của
mỗi tổ chức, cá nhân.
Suy cho cùng, mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người, đều dựa trên
một hình thức giao lưu thông tin nào đó. Việc nghiên cứu thông tin, phát huy tác
dụng tích cực của thông tin đã dần được con người chú ý với mức độ sâu sắc hơn.
Thông tin, tư l văn
hoá, , khoa học… Trình độ chuyển tải tri thức của chúng
hay , khoa học và văn
hóa, và hơn thế còn hể hiện trình độ phát triển con người.
Thực tế lịch sử phát triển văn hoá , sự hình thành thư viện như một
thành tố trong thiết chế văn hoá của mỗi cộng đồng, xã hội, quốc gia, là quan
trọng và là tất yếu, bởi vì, thường
nghiên cứu chuyên sâu, và những người có nhu cầu thông
tin
liệu khác. Thư viện chính là nơi lưu giữ chủ yếu, đồng thời l
cao trình độ một cách hiệu quả và bền vững nhất.
Rộng hơn, th
, chuyển giao
thông tin, tri thức của mỗi quốc gia dân tộc và nhân loại, là nơi cấp “vốn văn hóa”
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia dân tộc.
3
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển hiện đại, họat động thông
tin, tư liệu và thư viện càng trở nên phổ biến, có tính chuyên nghiệp, có ý nghĩa
lớn đối với sự phát triển của quốc gia. Vai trò của chúng ngày càng được các
quốc gia coi trọng, được nhìn nhận một cách đúng đắn hơn, đồng thời có chương
trình khai thác, phát triển chúng một cách chuyên nghiệp, hiện đại, nhằm đáp ứng
những nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế -xã hội.
Lào là một quốc gia có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp. Do
những điều kiện lịch sử, địa lý đặc biệt của mình đã chưa tạo ra các điều kiện tốt
cho sự phát triển của th
, thông tin tư liệu còn sơ sài và sức
sống của chúng chịu ảnh hưởng lớn bởi việc xâm chiếm và cũng như các chính
sách văn hóa thực dân của Pháp và Mỹ.
Thời Pháp thuộc, người Pháp xây dựng thư viện nhưng do trình độ dân trí
thấp nên việc sử dụng thư viện, khai thác thông tin, tư liệu còn hạn chế. Đến lượt
người Mỹ, hệ thống thư viện đã phát triển tới các tỉnh lỵ nhưng phần lớn tài liệu
được viết bằng tiếng Anh nên đã hạn chế người sử dụng do rào cản ngôn ngữ.
Hiện nay công tác thông tin, tư liệu thư viện cũng mới bắt đầu được phát
triển cùng với sự phát triển của khoa học và giáo dục của đất nước. Tuy nhiên,
cũng như nhiều nước trong quá trình phát triển, Lào đang gặp phải những khó
khăn về mặt xã hội và con người, những vướng mắc này cần có sự luận giải, tư
vấn của khoa học xã hội. Ở khía cạnh đó, công tác thông tin tư liệu thư viện để
cung cấp tư liệu cho nghiên cứu xây dựng và phát triển khoa học xã hội Lào lại là
việc có ý nghĩa và cần thiết.
Hơn nữa, trước xu thế hội nhập và phát triển trên mọi lĩnh vực, công tác
thông tin, tư liệu và thư viện của Lào cũng đang bộc lộ những hạn chế, những mặt
bất cập to lớn, cũng cần có những bước bổ sung, phát triển mới bằng một hệ
thống chính sách bài bản và khoa học. Để làm được điều đó, vấn đề cần xác định
và giải quyết trước hết là chỉ rõ vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện để đề ra
những định hướng giải pháp cụ thể cho hoạt động này, cũng từ đó, kiến nghị tới
các cấp lãnh đạo cao nhất đề ra được đường hướng chính sách về phát triển thông
4
tin, tư liệu và thư viện. Vì vậy, với việc chọn đề tài này, chúng tôi muốn nghiên
cứu, tìm hiểu những vấn đề về vai trò cơ bản nhất của thông tin, tư liệu và thư
viện, nghiên cứu đánh giá hoạt động này ở Lào, từ đó có những định hướng, kiến
nghị giúp hoạt động này trở nên chuyên nghiệp, hiện đại hơn và mang lại hiệu quả
ứng dụng cao hơn
2. Mục đích nghiên cứu của Luận án:
Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, làm rõ vai trò của thông tin, tư liệu và thư
viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội ở Lào hiện nay, luận án cố gắng chỉ
ra các vấn đề, các nguyên nhân từ phía thông tin, tư liệu trong quan hệ giữa thông
tin – tư liệu – thư viện với khoa học xã hội ở Lào, từ đó nêu lên một số định
hướng và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin, tư liệu và
thư viện tại Lào trong thời gian tới, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học xã
hội Lào nói riêng và xã hội Lào nói.
Nhiệm vụ của Luận án:
Luận án có 3 nhiệm vụ cơ bản:
Một là, chỉ ra vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển
của khoa học xã hội.
Hai là, nêu lên một số vấn đề về thực trạng, vai trò của thông tin, tư liệu và
thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào gần 40 năm qua
Ba là, đưa ra những định hướng, giải pháp thúc đẩy việc phát huy vai trò
thông tin, tư liệu và thư viện đối với khoa học xã hội, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của sự phát triển khoa học xã hội ở Lào hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ của thông tin tư liệu và thư
viện với sự phát triển của khoa học xã hội Lào trong gần 40 năm qua. Tưụ, trung
lại đó chính là mối quan hệ giữa thông tin và sự phát triển khoa học xã hội Lào.
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của thông tin – tư liệu – thư viện đối với
khoa học xã hội.
Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu nói trên được xem xét chủ yếu
là ở Lào: mối quan hệ giữa thông tin, tư liệu và thư viện với khoa học xã hội ở
Lào.
5
Về lý luận, luận án tìm hiểu mối quan hệ này trong các tài liệu triết học,
khoa học luận và thư viện học.
Về mặt thực tiễn, luận án giới hạn những nghiên cứu của mình trong phạm
vi thực trạng ở Lào. Những nội dung đề cập đến Việt Nam chủ yếu là để đối
chiếu, so sánh rút ra những bài học kinh nghiệm và những kết luận lý thuyết.
Về mặt thời gian, do thực tế quy định, luận án cũng chủ yếu là xem xét mối
quan hệ giữa thông tin, tư liệu và thư viện với khoa học xã hội Lào trong khoảng
40 năm qua.
Các vấn đề đặt ra về vai trò của thông tin tư liệu, thư viện đối với hoạt
động của khoa học xã hội ở Lào là khá nhiều. Trong khuôn khổ của một luận án
triết học về ngành khoa học thông tin tư liệu và thư viện, chúng tôi chỉ chú trọng
đến những vấn đề lớn, đặt ra từ phương diện triết học, đặc biệt là các vấn đề đặt ra
đối với sự phát triển còn có nhiều hạn chế, lạc hậu của khoa học xã hội Lào hiện
nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận và phương pháp luận:
- Chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Nhân dân cách
mạng Lào.
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Lào, đặc biệt là các văn kiện Đại hội
VII, VIII, IX của Đảng Nhân dân cách mạng Lào.
Lôgic triển khai của Luận án: Luận án phân tích lí giải từ cấp độ các hiện
tượng để nắm được thực trạng và bản chất của nó, tìm ra các vấn đề cần giải
quyết; tìm ra các nguyên nhân của thực trạng và từ đó nêu lên các định hướng và
giải pháp khắc phục.
+ Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, hệ
thống hóa, so sánh - đối chiếu… và các phương pháp liên ngành khoa học xã hội.
Để tiến hành nghiên cứu, Luận án sử dụng phương pháp khảo cứu tư liệu,
văn bản, đặc biệt các tài liệu về lịch sử, pháp lý về thông tin, tư liệu và thư viện
Lào. Luận án có sử dụng một số tài liệu thống kê, nghiên cứu định lượng và một
số báo cáo của các cơ quan nhà nước về tình hình thông tin, tư liệu và thư viện tại
Lào.
6
Bên cạnh các tài liệu kinh điển, các lí thuyết và các quan điểm về phương
pháp luận triết học thì chúng tôi còn sử dụng các nguồn tư liệu và các tài liệu thứ
cấp khác nghiên cứu về xã hội Lào trong những năm qua. Nguồn tư liệu quan
trọng cho nghiên cứu và xây dựng Luận án này là các báo cáo về thông tin, tư liệu
của thư viện quốc gia Lào; của Viện KHXH Lào, thư viện trung tâm ĐHQG
Lào... thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến hoạt động thông
tin thư viện tại Lào; các nguồn tài liệu về thông tin thư viện Lào tại Việt Nam và
thế giới…
Trong Luận án này, chúng tôi cũng sử dụng các báo cáo của World Bank,
UNDP, IMF, số liệu thống kê của Nhà nước Lào, một số đề tài về kinh tế, xã hội
Lào, ví dụ như đề tài "Đất nước Lào, xã hội Lào và sự phát triển của con người
Lào" (2011) do Viện KHXH Việt Nam và Viện KHXH Quốc gia Lào phối hợp
nghiên cứu, các tài liệu thứ cấp của các cuộc điều tra về kinh tế -xã hội Lào.
5. Đóng góp của Luận án:
Đây là luận án đầu tiên được thực hiện trong lĩnh vực thông tin thư viện ở
Lào và cũng là luận án triết học đầu tiên về lĩnh vực này. Luận án đã:
- Khái quát một cách tương đối hệ thống vai trò thông tin, tư liệu và thư viện
đối với sự phát triển khoa học xã hội từ khía cạnh triết học.
- Nêu được thực trạng phát triển của khoa học xã hội ở Lào hiện nay.
- Nêu được thực trạng thông tin, tư liệu và thư viện Lào; sơ bộ đánh giá được
lịch sử hoạt động của lĩnh vực này.
- Đưa ra được các giải pháp phát triển thông tin, tư liệu và thư viện ở Lào
trong giai đoạn tới.
Đây cũng là cái mới của Luận án
6. Bố cục của Luận án:
Luận án gồm 4 chương: chương Tổng quan tài liệu nghiên cứu và 3 chương
nội dung, gồm 8 tiết.
7
Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tài liệu về thông tin, tư liệu và thư viện; về hoạt động thông tin tư liệu nói
chung cũng như về vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với hoạt động của
xã hội, của khoa học xã hội phục vụ cho việc nghiên cứu viết Luận án, được
chúng tôi tập hợp, tra cứu từ các nguồn tư liệu của Nga (bao gồm tài liệu Liên Xô
trước đây), tài liệu tiếng Anh được dịch qua tiếng Việt, tài liệu tiếng Anh, tài liệu
tiếng Việt (do người Việt viết) và tài liệu tiếng Lào.
1.1. TÀI LIỆU TỪ TIẾNG NGA VÀ TÀI LIỆU TIẾNG ANH VÀ
ĐƯỢC DỊCH QUA TIẾNG VIỆT
Từ những thập niên giữa thế kỷ XX, đã có khá nhiều công trình bàn về thông
tin.
Dưới cách nhìn của triết học, những nghiên cứu về thông tin, bản chất, đặc thù
và ý nghĩa của thông tin đã được đặt ra khá sâu và đặc biệt sôi nổi trong giới triết
học, khoa học luận và thư viện học của Liên Xô (cũ) và Bungari. Nổi bật trong số đó
là các công trình: I.A.Boga-chep-va I.E, Vật chất, phản ánh, nhận thức, 1971, Nxb
Đại học Voronhet (tài liệu số 12); Các vấn đề phương pháp luận, logic học và
phương pháp luận của sự nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Leningrad, 1970 (tài
liệu số 23); Cu-xnhin-vê-ep, Các phạm trù triết học của nhận thức và khoa học hiện
đại, Nxb Đại học, 1964 (tài liệu số 53); Lecto-roxiti- Vê a, Chủ thể, khách thể, nhận
thức, Nxb Khoa học, 1980 (tài liệu số 55); Lecto-roxiti- Vê a, Chủ thể, khách thể,
nhận thức, Nxb Khoa học, 1980 (tài liệu số 55); "Vấn đề thông tin trong khoa học
hiện đại" của A.D Ursul, Matxcơva, 1975; "Phản ánh, thông tin, điều khiển" của
Tôđô Páplốp, Xôphia, 1973…. Đây là những công trình đã đi sâu luận giải những
vấn đề như bản chất triết học của thông tin, mối quan hệ giữa thông tin và tri thức
khoa học, thông tin và các quá trình điều khiển… dựa trên nền tảng của lý luận phản
ánh.
Hoặc tác giả Xi-Vi-Rốp V.I với công trình Những vấn đề phương pháp luận
của khoa học thông tin, bản dịch Viện Thông tin KHXH, 197?, kí hiệu kho:
VD00000168, V.G.Afanaxep (1979), Thông tin xã hội và quản lí xã hội, Viện Thông
8
tin KHXH, Hà Nội cũng đã đề cập tới nhiều nội dung, khía cạnh của khoa học thông
tin, vai trò của thông tin đối với quản lý xã hội.
Ngày nay, nước Nga không còn là nước Nga thời Liên bang Xô Viết, song
những thành tựu của khoa học thông tin hiện nay được kế thừa rất lớn từ các nghiên
cứu nói trên. Năm 1995, nước Nga đã ban hành luật về thông tin gọi là "Luật Liên
bang Nga về thông tin, tin học hóa và bảo vệ thông tin", với 5 chương, 25 điều, đã
thể hiện rõ mối quan hệ liên kết giữa các tài nguyên thông tin thuộc các thư viện trên
cơ sở công nghệ hiện đại, đảm bảo tính tương hợp, chuẩn hóa, thống nhất các tiêu
chuẩn và qui tắc nghiệp vụ-kĩ thuật.
Về mối quan hệ thông tin, tư liệu trong mối quan hệ với nghiên cứu khoa
học, đáng chú ý có bài viết "Mối quan hệ giữa quá trình thông tin và các giai đoạn
nghiên cứu khoa học" của G.I.Gol'dgamar, Nguyễn Hữu Hùng dịch, trong tài liệu
dịch Thông tin học, Ủy ban KHKT Nhà nước (Việt Nam).
Trong đó, tác giả đã đề cập nhiều nội dung, đáng chú ý, có khá nhiều quan
niệm thể hiện sự cấp tiến, rất có ý nghĩa tham khảo với chúng ta ngày nay.
Chẳng hạn, tác giả cho rằng "cán bộ khoa học và chuyên gia cần được
thông tin ngắn gọn, tổng hợp và có dữ kiện, muốn thế cần phải đào tạo chuyên
môn và bổ túc trình độ cho các cán bộ hiện có; trang bị cho các cơ quan thông tin
những phương tiện kĩ thuật tìm, xử lý, in chụp, truyền và phổ biến thông tin tư
liệu hiện đại"[69: tr.1], hoặc "cơ quan thông tin tham gia giải quyết những vấn đề
nghiên cứu khoa học, thiết kế và công nghệ trước cả khi đưa đề tài vào kế hoạch
hàng năm hoặc kế hoặc viễn cảnh"[69: tr.2].
Tác giả cũng cho rằng "ở giai đoạn trước khi nghiên cứu và phát triển các
chuyên gia quan tâm chủ yếu đến thông tin ngắn gọn và tổng hợp", do vậy, tác giả
coi trọng bài tổng quan có phân tích cũng như đề ra các yêu cầu đối với bài tổng
quan có phân tích, "cần phải phân tích so sánh khi nghiên cứu các số liệu trong và
ngoài nước ở các bài tổng quan. Trong khi sử dụng bài tổng quan như vậy, người
cán bộ khoa học, cán bộ lãnh đạo của cơ quan chỉ đạo và cơ quan hành chính có
thể dự báo và xác định được những xu hướng khoa học kĩ thuật tiến bộ nhất"[69:
3].
9
Tác giả cũng đề cập đến ý nghĩa của tìm tin theo chuyên đề và tìm tin theo
hệ thống, vai trò của cơ quan thông tin "cần phải giúp người nghiên cứu biết được
tình hình của vấn đề ở một giai đoạn nhất định", đồng thời người nghiên cứu phải
xác định được nhu cầu tìm tin, thời hạn và thường xuyên theo dõi các thông tin
khoa học kĩ thuật mới mẻ tránh mất thời gian và tốn kém. Trong bài viết khá dài,
tác giả cũng đã chỉ dẫn nhiều yếu tố kĩ thuật về tìm tin, mà đối với hôm nay vẫn
còn có ý nghĩa tham khảo được.
Cuốn "Thông tin KHXH. Cải tổ" (Viện Thông tin KHXH, dịch và xuất bản,
1988) của Viện sĩ V.A.Vinogradov cũng đã đề cập đến hoạt động thông tin. Trong
cuốn này, tác giả đã trình bày khái quát về mặt lý luận những vấn đề rất cơ bản
của hoạt động thông tin khoa học xã hội. Sự phát triển của khoa học xã hội đòi
hỏi phải tăng cường công tác thông tin khoa học. Trên cơ sở phân tích những
chức năng cơ bản của công tác thông tin khoa học xã hội, tác giả chỉ ra các
phương hướng hoạt động quan trọng nhất của công tác thông tin khoa học xã hội
như tổ chức hoạt động, xây dựng hệ thống các ấn phẩm, đào tạo và xây dựng đội
ngũ cán bộ và những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thông tin khoa
học xã hội.
Tác phẩm đề cập ở trên đây là công trình bàn đến thông tin khoa học xã hội
thời cải tổ Liên Xô, hiện nay vẫn còn có giá trị khoa học, có ý nghĩa tham khảo bổ
ích. Ví dụ, tác giả đề cập đến hệ thống các ấn phẩm thông tin và những con đường
hoàn thiện, vấn đề tự động hóa và đồng bộ các quá trình thông tin và hoạt động
thông tin; nhu cầu dùng tin và sự thỏa mãn nhu cầu thông thông tin, có nhiều vấn
đề được tác giả trình bày chưa hề tỏ ra lạc hậu với chúng ta hiện nay.
Bài "Vai trò của các chuyên gia khoa học thông tin và thư viện với tính cách
là các nhà quản lý: một phân tích so sánh" (The Role of the Library and
Information science professionals as managers: a comparative analysis), viết bởi
hai tác giả: Parvez Ahmad, Mohd Yaseen, Electronic Journal of Academic and
Special Librarianship, 2009, 10 (3) [93], Mục đích và nội dung cơ bản của bài viết
này đề cập đến các năng lực cốt lõi của Thư viện & Thông tin Khoa học (LIS) các
chuyên gia quản lý của các tổ chức.
10
Trong bài viết này, các tác giả đã nghiên cứu so sánh giữa các chuyên gia
LIS và các nhà quản lý của các tổ chức và tìm thấy tương đồng hơn là khác biệt.
Trong bài viết này, các tác giả cũng trình bày và thảo luận về các kỹ năng chuyên
nghiệp và kỹ năng công nghệ cần thiết cho các chuyên gia và các nhà quản lý
khoa học thư viện.
Tác giả Athena Michael, John Wiley & Sons với bài “Libraries and
Sustainability in Developing Countries: Leadership Models Based on Three
Successful Organizations” (Thư viện và sự bền vững ở các quốc gia đang phát
triển: mô hình lãnh đạo dựa trên ba tổ chức thành công), các tác giả đã khẳng định
có mối quan hệ giữa phát triển bền vững với thư viện và ngược lại thư viện với
giáo dục, khoa học và qua đó tác động tới phát triển bền vững. Các giả đã đưa ra
những gợi ý khuyến cáo, trên cơ sở những kinh nghiệm quốc tế”[88]
Trong bài: "Vai trò của thư viện và giáo dục khoa học thông tin trong sự
phát triển quốc gia" (The Role of library and information science education in
national development)[83], của nhiều tác giả đăng trên tạp chí: Library
Philosophy and Practice, 2009, các tác giả cho rằng, thông tin là một yếu tố quan
trọng trong việc phát triển quốc gia, và năng lực sử dụng các công cụ thông tin
được coi là một nguồn sức mạnh (Bordbar, nd). Trong thế kỷ 21, các chính phủ
phải nhận ra điều này cần thiết phải sử dụng thông tin và sự hiểu biết như là một
phương tiện phát triển (Noruzi, 2006). Cán bộ thư viện và các chuyên gia thông
tin đóng một vai trò quan trọng phát triển. Sự hợp tác và hỗ trợ của cán bộ thư
viện là một cơ sở cho bất kỳ sự chuyển động để đạt được phát triển. Bằng cách
này, hợp tác và cung cấp các thông tin hữu ích trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bối
cảnh chính trị và xã hội, phát triển sẽ là chuyện khả dĩ.
Các tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển và khoa học thông tin
thư viện và các hoạt động của thông tin thư viện. Cho đến nay, khoa học và công
nghệ được coi là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển, và nó đã được ưu tiên
trong các trường đại học. Quá trình tiến bộ phụ thuộc vào kiến thức, sáng tạo, có
trách nhiệm, và những người có lòng tự tin. Tiến bộ dựa trên sức mạnh của người
dân. Điều đó bao gồm các thư viện đang cung cấp các thông tin hữu ích cho các
11
cá nhân và các tổ chức người chơi rất quan trọng trong phát triển. Thư viện cung
cấp một môi trường mà mọi người sử dụng có thể phát triển. Để đóng vai trò quan
trọng trong phát triển, cán bộ thư viện phải nhận được giáo dục chuyên môn phù
hợp. Thay đổi cấu trúc của giáo dục đại học trong sự hòa hợp với những lý tưởng
của phát triển quốc gia và thay đổi xã hội nhanh chóng....
Tác giả Steven W. Witt trong bài "Cuộc cách mạng trong khoa học và vai trò
của các thư viện khoa học xã hội" (Revelution in science and the role of social
sciences libraries) trong: Social Science library (ILFA 144, tr.11-21), tác giả đã
đề cập đến vai trò của các thư viện khoa học xã hội trong sự phát triển của khoa
học xã hội. Tác giả đã khẳng định rằng, dịch vụ thông tin và thư viện có mối liên
hệ gần gũi với cấu trúc xã hội, tạo điều kiện nghiên cứu và sản sinh tri thức...
Trong phạm vi bài viết này, tác giả xoáy sâu vào vai trò của các thư viện khoa học
xã hội đối với sự phát triển khoa học xã hội. “Library and Information Science in
Developing Countries: Contemporary Issue” (Thư viện và thông tin khoa học
trong nước đang phát triển: Các vấn đề đương đại), của A. Tella (University of
Ilorin, Nigeria) and A.O. Issa (University of Ilorin, Nigeria)[86]. Công trình khám
phá mối quan hệ giữa phát triển công nghệ toàn cầu và tác động của công nghệ
mới vào thực hành thư viện, thư viện giáo dục và khoa học thông tin. Các chương
sách và những nghiên cứu trường hợp trong tác phẩm này đã cung cấp cái nhìn
sâu sắc và hỗ trợ cho các học viên và nhà điều hành quan tâm đến việc quản lý
kiến thức, thông tin và phát triển tổ chức trong các loại môi trường làm việc khác
nhau và cộng đồng học tập.
Trên thực tế, các học giả phương Tây cũng quan tâm nhiều đến thông tin, tư
liệu và thư viện, cũng như vai trò, ý nghĩa của thông tin, tư liệu và thư viện trong
sự phát triển của xã hội và khoa học, bên cạnh xu hướng quan tâm đến thông tin
và công nghệ về thông tin, thông tin và thông tin học. Trong các nghiên cứu nói
trên, quan tâm sâu sắc, đề cập đến thông tin và thư viện phần lớn là các nghiên
cứu cũng như khuyến cáo của Hiệp hội thư viện thế giới (IFLA).
12
1.2. TÀI LIỆU TIÊNG VIỆT
Trong vòng gần 20 năm nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ, ngành khoa học thông tin, tư liệu và thư viện được chú ý quan tâm
nghiên cứu khá nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là ngành thông tin- thư viện học. Dưới
góc độ triết học về thông tin cũng dần dần được các tác giả chú ý tiếp cận.
Xét riêng về lĩnh vực thông tin, ngoài thông tin học, thì thông tin còn được
tiếp cận từ các ngành khoa học điều khiển học, máy tính, tin học...chủ yếu là công
trình của các học giả là giảng viên giảng dạy ở các khoa Thông tin-thư viện, khoa
công nghệ thông tin, khoa điều kiển học...từ góc độ tiếp cận của mình, họ nhìn
nhận thông tin dưới những quan điểm và phương pháp không giống nhau.
Đáng chú ý là các sách dạng giáo trình đại học được lần lượt xuất bản trong
hàng chục năm qua cũng đã cung cấp những kiến thức thông tin khá bổ ích cho
đông đảo sinh viên.
Các loại sách giáo trình này có hai loại, một loại quan tâm tới thông tin từ
góc nhìn của thông tin học- thư viện học và giáo trình của nghành khoa học công
nghệ thông tin, điều khiển học, tin học.
Về loại giáo trình tiếp cận từ góc độ thông tin học –thư viện học, đáng chú là
các công trình của các tác giả Nguyễn Minh Hiệp, Đoàn Phan Tân, Phan Văn.v.v.
với các giáo trình cơ sở khoa học thông tin và thư viện.
Nguyễn Minh Hiệp với cuốn: Cơ sở khoa học thông tin và thư thư viện, Nxb
ĐHQG TP.Hồ Chí Minh, 2008, chủ yếu bàn về vai trò thông tin của thư viện, gắn
chặt thông tin với thư viện.
Tác giả cho rằng, giai đoạn quản lí thông tin được được xem như bắt đầu
cùng với sự ra đời của Thông tin học. Cuộc bùng nổ thông tin và sự phát triển như
vũ bão của công nghệ thông tin và viễn thông đã đưa con người đến kỷ nguyên
số. Nghiệp vụ thông tin thư viện đòi hỏi người cán bộ thư viện phải quản lí những
thông tin hữu ích và có ý nghĩa được gọi là tri thức, tập hợp chúng thành những
bộ sưu tập trong thư viện số. Việc xây dựng thư viện số là đã bắt đầu bước sang
một giai đoạn phát triển mới của ngành thông tin thư viện: giai đoạn quản lí tri
thức [17:2]
13
Tác giả cũng đã chỉ nhưng loại hình cơ quan thông tin gồm có: thư viện,
trung tâm thông tin, trung tâm tài nguyên, trung tâm học liệu, cơ sở lưu trữ, .v.v.
phục vụ thông tin cho người sử dụng theo yêu cầu và bằng nhiều hình thức:
- Tài liệu vật chất thông qua thư viện học, với công tác thư viện;
- Thông tin tư liệu thông qua thông tin học với hoạt động thông tin;
- Tài nguyên điện tử thông qua thư viện số với công nghệ mới;
Ở đây, tác giả xác định thư viện là một cơ quan thông tin cơ bản và quan
trọng trong lưu trữ, truyền tải thông tin...
Xem xét từ phương diện quản lí, theo tác giả, ngành thông tin thư viện đã
trải qua 3 giai đoạn phát triển: quản lí tài liệu, quản lý thông tin và quản lý tri thức
[17:2].
Về phương diện quản lí tri thức, ngày nay, thông tin đã vô cùng trở nên thiết
yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó đã hình thành một "hoạt
động thông tin" bởi những người lao động thông tin trong khu vực thông tin, do
đó vai trò của thông tin- thư viện hay nói cụ thể hơn là quản lí thông tin trở nên
hết sức quan trọng.
Tác giả cũng đề cập đến đến quản lí tri thức, theo đó, quản lí tri thức là quản
lí công nghệ thu nhập thông tin có ý nghĩa và hữu ích, đồng thời cũng quản lí
công nghệ giúp độc giả hình thành tri thức, là sự phối hợp cao độ giữa tri thức và
thông tin với thông tin thư viện. Tác giả cũng cho rằng, ngày nay, người ta quan
niệm rằng, giá trị thư viện không phải ở chỗ thư viện có bao nhiêu tài nguyên
thông tin mà thư viện thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin hiệu quả như thế nào từ
nhiều nguồn tài liệu khắp nơi thông qua công nghệ mới.
Trong cuốn sách nói trên, tác giả Nguyễn Minh Hiệp đã khái quát những cơ
sở khoa học của công tác thông tin tư liệu, làm rõ một số khái niệm mới về thông
tin, thông tin tư liệu, đặt vấn đề như thế nào là thông tin tư liệu, tài liệu, thông tin
khoa học, làm rõ và lý giải một số vấn đề thuộc về nghiệp vụ thông tin thư viện.
Tuy nhiên, đây là cuốn sách thuộc chuyên nghành thông tin -thư viện, nên tác giả
đã tiếp cận, nghiên cứu vấn đề từ góc độ chuyên môn sâu của mình. Có rất nhiều
14
kiến thức lý thú, chúng tôi thấy cần tiếp nhận và tiếp tục triển khai trong luận án
này.
Ngoài ra, tác giả Đoàn Phan Tân với cuốn: Thông tin học, Nxb ĐHQG Hà
Nội, 2000 và Phan Văn với cuốn Thông tin học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001, cũng
đã trình bày nhiều nội dung cơ bản về thông tin, quá trình thông tin và thông tin
học; các loại hình tài liệu-nguồn tin; các hệ thống thông tin, cách xử lý tài liệu và
sản phẩm thông tin; việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin...và hai tác giả cũng đã cho
thấy vai trò của thông tin đối với sự phát triển của khoa học của xã hội và tiến bộ
xã hội. Hai công trình này đã gắn chặt thông tin học trong mối quan hệ gắn bó với
thư viện học.
Loại giáo trình khác có đề cập đến thông tin với tư cách là cơ sở nền tảng đó
là các giáo trình của nghành khoa học công nghệ thông tin, điều khiển học, tin
học, chủ yếu xem xét mổ xẻ thông tin và tìm những biện pháp phát huy hiệu ứng
của thông tin, chủ yếu đó là các giáo trình tin học dùng cho sinh viên ngành mạng
truyền thông và máy tính, và tin học dùng chung cho sinh viên đại học và cao
đẳng.
Trong một loạt các công trình, giáo trình tin học gần đây của các tác giả Hồ
văn Quân, 2005; Đặng Văn Chuyết- Hà Quốc Trung, 2011.v.v.
Tác giả Hồ Văn Quân, 2005, trong công trình: Lý thuyết thông tin, Nxb Đại
học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, cho rằng, khái niệm thông tin là một khái niệm
trừu tượng, và thông qua việc nêu những ví dụ cụ thể, tác giả đi đến 5 kết luận về
thông tin. Đáng chú ý tác giả cho rằng, mặc dù thông tin có thể tồn tại dưới nhiều
dạng, nhưng cái mà bên nhận (thông tin) quan tâm không phải là cái vỏ bọc chứa
thông tin mà chính là nội dung ngữ nghĩa của thông tin. Vỏ bọc là dạng vật chất
chứa thông tin như sóng điện từ, dòng điện, sóng ánh sáng,...sau này, người ta gọi
nó là tín hiệu, còn ngữ nghĩa là một dạng phi vật chất. Có thể coi tín hiệu là phần
xác, thông tin là phần hồn [53: 2,3].
Tác giả cuốn cũng có đề cập đến trạng thái tồn tại của thông tin, theo tác giả
"thông tin thường tồn tại trong trạng thái “được truyền”, nhưng nếu suy xét kĩ
chúng ta thấy thông tin còn tồn tại trong một trạng thái nữa là “trạng thái lưu trữ",
15
song "có thể đồng nhất trạng thái lưu trữ như là một trạng thái truyền đặc biệt, nó
truyền từ thời điểm hiện tại (lúc được lưu trữ) đến thời điểm tương lai (lúc xem
lại)”. Đây là một quan điểm khá biện chứng về trạng thái tồn tại thông tin, có thể
hiểu rằng, lưu trữ tài liệu chính là lưu trữ thông tin.
Bàn về ý nghĩa của khái niệm thông tin, tác giả cũng đã khẳng định tính
quan trọng của thông tin trong đời sống con người. Tác giả cho rằng, quá trình
sống của con người là "là quá trình quan sát, tiếp nhận và xử lí thông tin từ môi
trường xung quanh, nếu thiếu thông tin từ môi trường xung quanh thì các đối
tượng này khó có thể tồn tại và phát triển. Vì vậy, có thể xem thông tin như là một
nhu cầu cơ bản, một điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của đối tượng
sống"[53:18]
Tác giả khẳng định nhu cầu thông tin của xã hội ngày nay là hết sức to lớn,
"trong xã hội ngày nay nhu cầu thông tin của con người rất lớn, điều này được thể
hiện rõ trong quá trình sống, làm việc và tham gia các hoạt động của chúng ta.
Trong bất kì quá trình nào, chúng ta cũng phải xử lí thông tin để đưa ra những
quyết định và hành động đúng đắn"[53:18], rồi tác giả đi đến kết luận: quá trình
sống của chúng ta là một quá trình xử lí thông tin, chính vì vậy mà xã hội chúng
ta ngày nay được gọi là xã hội thông tin".
Cũng với công trình “Lý thuyết thông tin”, hai tác giả Đặng Văn Chuyết và
Hà Quốc Trung, trong một mục nhỏ của cuốn sách, đã đề cập đến các khái niệm
"thông tin", "tín hiệu", "dữ liệu"...các tác giả phân tách tín hiệu với thông tin, tín
hiệu có thể tồn tại độc lập với thông tin, tín hiệu chỉ đóng vai trò là vật mang tin,
trong trường hợp có thông tin, tín hiệu trở thành biểu diễn vật lý của thông tin và
được gọi là dữ liệu [53:7]
Tuy nhiên, những công trình nói trên đây, chủ yếu dành cho sinh viên
chuyên ngành khoa học kĩ thuật, nên các tác giả tập trung vào cung cấp cho bạn
đọc các cơ sở lí thuyết thông tin về biểu diễn, về độ đo, về cách thức bảo đảm
chính xác và hiệu quả của thông tin, chứ không nghiên cứu thông tin với tính cách
là thông tin, tư liệu đặt trong mối quan hệ với thư viện.