Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của siêu âm tĩnh mạch cảnh trong tiên lượng tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
¯¯¯
NGUYỄN NHO TIẾN
VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TĨNH MẠCH CẢNH TRONG
TIÊN LƯỢNG TÁI NHẬP VIỆN Ở BỆNH NHÂN SUY TIM
CHUYÊN NGÀNH: NỘI TIM MẠCH
MÃ SỐ: CK 62 72 20 25
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. BS. CHÂU NGỌC HOA
2. TS. BS. ĐỖ THỊ NAM PHƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được công
bố ở bất kỳ nơi nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Nho Tiến
.
.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
ALMMPB Áp lực mao mạch phổi bít
ALNP Áp lực nhĩ phải
ALTM Áp lực tĩnh mạch
BPTNMT Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
BTM Bệnh thận mạn
DTMCN Diện tích mặt cắt ngang
HA Huyết áp
PSTM Phân suất tống máu
RLCHLP Rối loạn chuyển hóa lipid
RLCN Rối loạn chức năng
STMBC Suy tim mất bù cấp
THA Tăng huyết áp
TM Tĩnh mạch
TMCD Tĩnh mạch chủ dưới
TMCT Tĩnh mạch cảnh trong
TMCTP Tĩnh mạch cảnh trong bên phải
TMDĐ Tĩnh mạch dưới đòn
.
.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
ARNI Angiotensin Receptor-Neprilysin
Inhibitor
Ức chế thụ thể angiotensin -
neprilysin
AUC Area Under the ROC Curve Diện tích dưới đường cong ROC
BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể
BNP B-type natriuretic peptide Peptide lợi niệu natri type B
CCA Common carotid artery Động mạch cảnh chung
IJV Internal Jugula vein Tĩnh mạch cảnh trong
RVD Respiratory variation in diameter Thay đổi đường kính theo hô hấp
.
.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo Framingham [2]................................. 5
Bảng 1.2 Định nghĩa các thể suy tim theo phân suất tống máu của Hội tim châu Âu
2021 [57]....................................................................................................... 7
Bảng 1.3 Phân nhóm suy tim theo phân suất tống máu thất trái theo đồng thuận mới
của HFSA, HFA/ESC, JHFS 2021 [12] ....................................................... 7
Bảng 1.4 Phân độ suy tim theo NYHA [1]................................................................ 8
Bảng 1.5 Giai đoạn suy tim theo AHA/ACC 2008 [1].............................................. 8
Bảng 1.6 Yếu tố liên quan suy tim tái nhập viện trong 30 ngày [45]...................... 17
Bảng 2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu................................................................................... 32
Bảng 2.2 Định nghĩa biến số.................................................................................... 33
Bảng 3.1 Tuổi, các chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu ............................... 43
Bảng 3.2 Tỷ lệ thay đổi của diện tích mặt cắt ngang tĩnh mạch cảnh trong phải theo
phân nhóm tuổi, giới tính, tình trạng hút thuốc lá và thể trạng .................. 48
Bảng 3.3 Tỷ lệ thay đổi diện tích mặt cắt ngang tĩnh mạch cảnh trong phải theo tình
trạng bệnh lý đi kèm................................................................................... 49
Bảng 3.4 Tỷ lệ thay đổi diện tích mặt cắt ngang tĩnh mạch cảnh trong phải trên siêu
âm theo các thuốc điều trị........................................................................... 51
Bảng 3.5 Liên quan giữa tỷ lệ thay đổi diện tích mặt cắt ngang tĩnh mạch cảnh trong
phải trên siêu âm với các yếu tố cận lâm sàng ........................................... 52
Bảng 3.6 Tuổi, các chỉ số nhân trắc theo kết quả siêu âm....................................... 54
Bảng 3.7 Kết quả siêu âm tĩnh mạch cảnh trong phải và bệnh lý đi kèm................ 55
Bảng 3.8 Kết quả nghiệm pháp siêu âm với sinh hiệu và ngày điều trị................... 56
Bảng 3.9 Phân bố bệnh lý suy tim theo phân nhóm kết quả siêu âm tĩnh mạch cảnh
trong phải.................................................................................................... 56
Bảng 3.10 Kết quả siêu âm tĩnh mạch cảnh trong phải và cận lâm sàng................. 57
Bảng 3.11 Kết quả siêu âm tĩnh mạch cảnh trong phải và các thuốc điều trị.......... 58
Bảng 3.12 Liên quan giữa kết quả siêu âm tĩnh mạch cảnh trong phải và các nhóm
yếu tố tuổi, giới, thể trạng, hút thuốc lá...................................................... 59
.
.
Bảng 3.13 Liên quan giữa kết quả siêu âm tĩnh mạch cảnh trong phải và các yếu tố
bệnh lý ........................................................................................................ 60
Bảng 3.14 Liên quan giữa kết quả siêu âm tĩnh mạch cảnh trong phải và các nhóm
thuốc điều trị............................................................................................... 61
Bảng 3.15 Phân tích hồi qui logistic các yếu tố làm tăng khả năng kết quả siêu âm
tĩnh mạch cảnh trong phải dương tính........................................................ 62
Bảng 3.16 Biến cố tái nhập viện trong 30 ngày giữa hai nhóm kết quả siêu âm tĩnh
mạch cảnh trong phải.................................................................................. 65
Bảng 3.17 Biến cố tử vong trong 30 ngày giữa hai nhóm kết quả siêu âm ............. 65
Bảng 3.18 Liên quan giữa tái nhập viện trong 30 ngày và các yếu tố tuổi, giới, thể
trạng, hút thuốc lá ....................................................................................... 66
Bảng 3.19 Liên quan giữa biến cố tái nhập viện trong 30 ngày và bệnh lý............. 66
Bảng 3.20 Liên quan giữa tái nhập viện trong 30 ngày và thuốc điều trị chính khi xuất
viện ............................................................................................................. 67
Bảng 3.21 Liên quan giữa biến cố tái nhập viện trong 30 ngày và sinh hiệu, số ngày
điều trị......................................................................................................... 69
Bảng 3.22 Liên quan giữa biến cố tái nhập viện trong 30 ngày và cận lâm sàng.... 69
Bảng 3.23 Liên quan giữa biến cố tái nhập viện trong 30 ngày và các phân nhóm suy
tim............................................................................................................... 70
Bảng 3.24 Phân tích hồi qui logistic các yếu tố làm tăng khả năng tái nhập viện trong
30 ngày ....................................................................................................... 71
Bảng 3.25 Phân tích hồi qui Cox các yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm tái nhập viện
trong 30 ngày.............................................................................................. 72
Bảng 4.1 So sánh độ tuổi trung bình một số nghiên cứu ......................................... 74
Bảng 4.2 So sánh tỷ lệ (%) các bệnh lý đồng mắc trong các nghiên cứu ................ 76
Bảng 4.3 So sánh tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị chính trong các nghiên cứu .......... 78
Bảng 4.4 Tình hình bệnh nhân suy tim tái nhập viện và tử vong sau 30 ngày xuất viện
ở các nước trong khu vực [78].................................................................... 84
.
.
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhập viện tái nhập viện vì suy tim trong 30 ngày của một số nghiên
cứu .............................................................................................................. 84
Bảng 4.6 Tỷ lệ tái nhập viện trong 30 ngày theo kết quả nghiệm pháp siêu âm tĩnh
mạch cảnh trong phải theo Simon [85]....................................................... 87
Bảng 4.7 Các dấu hiệu tiên lượng nhập viện sớm [33]............................................ 93
.
.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Hướng dẫn của Bộ Y tế 2020 tiếp cận chẩn đoán suy tim mạn theo Hội
tim châu Âu 2016 [1],[74]............................................................................ 6
Biểu đồ 1.2 Diễn tiến tự nhiên bệnh lý suy tim làm giảm chức năng tim và chất lượng
cuộc sống và tăng tỷ lệ tử vong và tái nhập viện [61]................................ 13
Biểu đồ 1.3 Đường cong ROC của diện tích mặt cắt ngang tĩnh mạch cảnh trong phải
so với áp lực nhĩ phải [85].......................................................................... 21
Biểu đồ 1.4 Đường hồi quy áp lực nhĩ phải và áp lực mao mạch phổi bít của 129 bệnh
nhân suy tim [63]........................................................................................ 28
Biểu đồ 1.5 Thay đổi trên siêu âm và nồng độ BNP trong máu bệnh nhân [90]..... 30
Biểu đồ 2.1 Các bước nghiên cứu............................................................................ 42
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ nam, nữ........................................................................................ 44
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi........................................................... 44
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ hút thuốc lá.................................................................................. 44
Biểu đồ 3.4 Đặc điểm thể trạng của bệnh nhân (theo BMI) .................................... 45
Biểu đồ 3.5 Đặc điểm bệnh lý đồng mắc................................................................. 45
Biểu đồ 3.6 Đặc điểm suy tim theo phân suất tống máu khi nhập viện................... 46
Biểu đồ 3.7 Thời gian điều trị của các bệnh nhân suy tim....................................... 46
Biểu đồ 3.8 Tần suất các thuốc điều trị của đối tượng nghiên cứu.......................... 47
Biểu đồ 3.9 Phân phối tỷ lệ thay đổi của diện tích mặt cắt ngang tĩnh mạch cảnh trong
phải ............................................................................................................. 48
Biểu đồ 3.10 Tỷ lệ thay đổi DTMCT TMCTP trên siêu âm theo nhóm suy tim..... 50
Biểu đồ 3.11 Kết quả nghiệm pháp siêu âm đánh giá tỷ lệ thay đổi diện tích mặt cắt
ngang tĩnh mạch cảnh trong phải................................................................ 53
Biểu đồ 3.12 Tỷ lệ nghiệm pháp siêu âm tĩnh mạch cảnh trong phải dương tính theo
phân nhóm nhân trắc và tình trạng hút thuốc lá ......................................... 54
Biểu đồ 3.13 Tỷ lệ biến cố trong 30 ngày sau xuất viện.......................................... 64
Biểu đồ 3.14 Tỷ lệ sống sót tích luỹ ........................................................................ 72
.
.
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Siêu âm tĩnh mạch cảnh trong phải. (a) tư thế nằm ngửa, đầu quay trái, (b)
hình ảnh siêu âm thu được [48]. ................................................................. 19
Hình 1.2 Mặt cắt ngang cổ bên phải cho thấy tĩnh mạch cảnh trong phải dãn lớn (v)
trong lúc thực hiện nghiệm pháp Valsalva [53].......................................... 19
Hình 1.3 Tỷ lệ thay đổi đường kính trước sau tĩnh mạch cảnh trong phải [8] ........ 23
Hình 2.1 Máy siêu âm hiệu GE Venue Go có đầu dò mạch máu được dùng siêu âm
tại giường ở Viện Tim Tp. HCM................................................................ 37
Hình 2.2 Đầu dò siêu âm dành riêng cho mạch máu ............................................... 37
Hình 2.3 Dụng cụ đo áp lực khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva .......................... 37
Hình 2.4 Hình ảnh mặt cắt ngang tĩnh mạch cảnh trong phải trước và sau khi làm
nghiệm pháp Valsalva tương ứng với áp lực nhĩ phải [85]........................ 39
.
.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 3
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1 Suy tim và phân loại mức độ suy tim................................................................ 4
1.2 Gánh nặng của suy tim...................................................................................... 8
1.3 Các giai đoạn suy tim dễ bị tổn thương .......................................................... 10
1.4 Tình trạng tái nhập viện, tử vong của bệnh nhân suy tim và lý do tái nhập viện
sớm.................................................................................................................. 12
1.5 Các dấu hiệu tiên lượng bệnh nhân suy tim tái nhập viện trong 30 ngày ....... 16
1.6 Siêu âm tĩnh mạch cảnh trong tiên lượng bệnh nhân suy tim tái nhập viện ... 18
2. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 31
2.1 Thiết kế nghiên cứu:........................................................................................ 31
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:.................................................................. 31
2.3 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................... 31
2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: ............................................................... 31
2.5 Định nghĩa biến số .......................................................................................... 33
2.6 Cách thức tiến hành nghiên cứu:..................................................................... 36
2.7 Các bước thu thập số liệu và xử lý số liệu ...................................................... 39
2.8 Đạo đức trong nghiên cứu............................................................................... 42
3. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ............................................................................... 43
3.1 Đặc điểm nhân trắc học và lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu: ............. 43
3.2 Tỷ lệ thay đổi diện tích mặt cắt ngang tĩnh mạch cảnh trong phải trên siêu âm
và một số yếu tố ảnh hưởng ............................................................................ 47
.
.
3.3 Kết quả nghiệm pháp siêu âm đánh giá tỷ lệ thay đổi diện tích mặt cắt ngang
tĩnh mạch cảnh trong phải............................................................................... 53
3.4 Các yếu tố liên quan đến kết quả siêu âm tĩnh mạch cảnh trong phải ............ 59
3.5 Tỷ lệ tái nhập viện, tử vong trong 30 ngày sau xuất viện của bệnh nhân suy
tim và các yếu tố liên quan.............................................................................. 64
4. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 74
4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...................................................................... 74
4.2 Kết quả nghiệm pháp siêu âm tĩnh mạch cảnh trong phải và một số yếu tố liên
quan................................................................................................................. 78
4.3 Tỷ lệ tái nhập viện và các yếu tố liên quan đến tái nhập viện trong 30 ngày . 82
KẾT LUẬN............................................................................................................. 97
HẠN CHẾ............................................................................................................... 99
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 100
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 113
.
.
MỞ ĐẦU
Suy tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng gánh nặng bệnh
tật và tử vong cũng như nguy cơ tái nhập viện [3],[102]. Ước tính hiện nay có khoảng
64,34 triệu người trên toàn thế giới bị suy tim, hầu hết các nghiên cứu công bố tỷ lệ
mắc bệnh 1 - 2% dân số trưởng thành [14],[52],[78]. Dữ liệu Châu Âu và Bắc Mỹ
cho thấy 1 - 2% tổng số bệnh nhân nhập viện có liên quan đến suy tim [7], hơn 1 triệu
lượt nhập viện hàng năm, trong đó 80 - 90% do suy tim mạn mất bù cấp [15]. Tuy tỷ
lệ bệnh nhân sống sót sau khi được chẩn đoán suy tim có cải thiện trong các thập kỷ
gần đây nhưng tỷ lệ tử vong và tái nhập viện vẫn còn cao; khoảng 42% bệnh nhân
được chẩn đoán suy tim sẽ tử vong trong vòng 5 năm [94]; 25% bệnh nhân suy tim
tái nhập viện trong 30 ngày [79]. Tại Việt Nam, dù chưa có nghiên cứu chính thức,
nhưng theo tần suất mắc bệnh của thế giới, ước tính khoảng 320 ngàn đến 1,6 triệu
người bị suy tim. Thống kê của bệnh viện Tim Hà Nội năm 2016 cho thấy tỷ lệ nhập
viện do suy tim chiếm 15% tổng số bệnh nhân nhập viện [78].
Gánh nặng tài chính của suy tim, chủ yếu là do chi phí nhập viện liên quan
đến hội chứng suy tim mất bù cấp, dự kiến sẽ tăng đáng kể trong những thập kỷ tiếp
theo [78]. Suy tim mất bù cấp là sự xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy
tim làm bệnh nhân phải đến phòng khám, phòng cấp cứu, hoặc nhập viện ngoài kế
hoạch điều trị [34]. Nguyên nhân do tăng áp lực đổ đầy thất gây sung huyết phổi và
hệ thống. Phát hiện suy tim mất bù cấp khi tình trạng lâm sàng có bằng chứng sung
huyết như triệu chứng khó thở, khó thở phải ngồi, tăng cân, phù chi dưới, tăng áp lực
tĩnh mạch cảnh trên khám lâm sàng, hoặc X-quang có bằng chứng ứ máu tại phổi.
Điều trị suy tim mất bù cấp chủ yếu bằng thuốc lợi tiểu và kế hoạch xuất viện thường
xoay quanh việc cải thiện các dấu hiệu lâm sàng và cải thiện triệu chứng. Bệnh nhân
bị suy tim mất bù cấp có áp lực mao mạch phổi bít và áp lực đổ đầy thất trái tăng
cao. Đánh giá chính xác áp lực đổ đầy thất rất quan trọng cho việc ra quyết định liên
quan đến điều trị suy tim. Áp lực nhĩ phải đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có
tương quan với áp lực mao mạch phổi bít và áp lực đổ đầy cũng như kết cục của bệnh
nhân suy tim [25],[26],[60],[63]. Do đó, đo áp lực nhĩ phải là một phần cơ bản trong
.
.
theo dõi và điều trị suy tim [85]. Đánh giá áp lực tĩnh mạch cảnh trong phải cho phép
dự đoán áp lực tĩnh mạch trung tâm phản ánh trực tiếp áp lực nhĩ phải.
Trong thực hành lâm sàng, đánh giá tĩnh mạch cảnh khi khám lâm sàng tại
giường để ước tính áp lực tĩnh mạch trung tâm chỉ chính xác khoảng 50% trường hợp
và không được thực hiện thường xuyên [19],[33]. Đánh giá này cũng có sự khác biệt
đáng kể giữa các bác sĩ lâm sàng được đào tạo tốt. Phương pháp đặt ống thông tim
phải xâm lấn là tiêu chuẩn vàng để đo áp lực nhĩ phải, ngày càng được thực hiện
nhiều hơn trong quản lý bệnh nhân suy tim, mang theo cả gánh nặng về an toàn và
tài chính. Vì vậy, các nhà lâm sàng muốn tìm thấy một phương pháp không xâm lấn
và thuận tiện để có thể dự đoán áp lực nhĩ phải một cách chính xác. Nhiều nghiên cứu
từ trước đến nay đã chứng minh, so với thông tim phải, siêu âm tĩnh mạch cảnh trong
phải có thể sử dụng để phát hiện những bệnh nhân tăng áp lực nhĩ phải với giá trị tiên
đoán âm lên đến 94% [84].
Nghiên cứu chúng tôi thực hiện phương pháp siêu âm đánh giá tỷ lệ thay đổi
diện tích mặt cắt ngang tĩnh mạch cảnh trong phải phối hợp với nghiệm pháp
Valsalva, để dự đoán áp lực nhĩ phải. Qua đó, xác định vai trò tiên lượng của siêu âm
tĩnh mạch cảnh trong phải với tình trạng tái nhập viện vì suy tim mất bù cấp trong
vòng 30 ngày của bệnh nhân suy tim.
.
.