Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động dịch vụ môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
bé quèc phßng
häc viÖn chÝnh trÞ
®Æng v¨n s¸nh
VAI TRß cña QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM
Trong ho¹t ®éng DÞCH Vô M¤I TR¦êNG
luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ
Hµ Néi - 2013
bé quèc phßng
häc viÖn chÝnh trÞ
®Æng v¨n s¸nh
VAI TRß cña QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM
Trong ho¹t ®éng DÞCH Vô M¤I TR¦êNG
Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ chÝnh trÞ
M· sè: 62 31 01 02
luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc:
1. PGS, TS NguyÔn ThÕ Chinh
2. PGS, TS NguyÔn §øc §é
Hµ Néi - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án
là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đặng Văn Sánh
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 5
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG 31
1.1. Quan niệm, đặc điểm và phân ngành dịch vụ môi
trường ở Việt Nam hiện nay 31
1.2. Quan niệm, nội dung vai trò của Quân đội nhân dân
Việt Nam trong hoạt động dịch vụ môi trường 37
1.3. Kinh nghiệm quân đội một số nước tham gia hoạt động
dịch vụ môi trường và những bài học rút ra cho Quân
đội nhân dân Việt Nam 53
Chương 2 THỰC TRẠNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT
NAM THỰC HIỆN VAI TRÒ TRONG HOẠT
ĐỘNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG 70
2.1. Những ưu điểm, hạn chế của Quân đội về thực hiện vai
trò trong hoạt động dịch vụ môi trường 70
2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm phát huy vai
trò Quân đội trong hoạt động dịch vụ môi trường 112
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI
TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG 118
3.1. Quan điểm phát huy vai trò của Quân đội nhân dân
Việt Nam trong hoạt động dịch vụ môi trường 118
3.2. Những giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của Quân đội
trong hoạt động dịch vụ môi trường 125
KẾT LUẬN 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
PHỤ LỤC 171
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN
2 Hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu của LHQ CPC
3 Liên minh Châu Âu EU
4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
5 Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ GATS
6 Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT
7 Tổng sản phẩm quốc nội GDP
8 Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN
9 Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO
10 Viện trợ phát triển chính thức ODA
11 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD
12 Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn và kiểm dịch SPS
13 Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT
14 Chương trình phát triển Liên Hợp quốc UNDP
15 Tổ chức thương mại thế giới WTO
16 Trang tr
5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động dịch
vụ môi trường là vấn đề mà nghiên cứu sinh đã ấp ủ từ khi công tác ở Binh
chủng Hóa học. Nghiên cứu sinh đã tham gia lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động dịch
vụ môi trường do Bộ đội Hóa học phối hợp với một số lực lượng khác trong
và ngoài Quân đội tiến hành, nên đã có những tích lũy nhất định về lý luận,
thực tiễn xung quanh vấn đề Quân đội tham gia hoạt động dịch vụ môi
trường, nhất là trong lĩnh vực Hóa học.
Trên cơ sở yêu cầu của luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế
chính trị, mã số 62 31 01 02, cùng với quá trình tích lũy kiến thức và kinh
nghiệm trong thời gian công tác ở Binh chủng Hóa học, nghiên cứu sinh đã
lựa chọn vấn đề: “Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động
dịch vụ môi trường ” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.
Nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất quan điểm, giải
pháp phát huy vai trò của Quân đội trong hoạt động dịch vụ môi trường, ngoài
phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án kết cấu
thành 3 chương. Chương 1, luận giải một số vấn đề lý luận vai trò Quân đội
nhân dân Việt Nam trong hoạt động dịch vụ môi trường. Chương 2, làm rõ
thực trạng Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện vai trò trong hoạt động dịch
vụ môi trường. Chương 3, xác định quan điểm và đề xuất giải pháp phát huy
vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động dịch vụ môi trường.
2. Lý do chọn đề tài luận án
Hiện nay dịch vụ môi trường ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
lĩnh vực kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường hướng tới xu thế chung là
phát triển bền vững của các quốc gia. Dịch vụ môi trường góp phần ngăn
ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường xanh, sạch cho xã
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
6
Đối với Việt Nam, dịch vụ môi trường đang ngày càng trở thành một
nhu cầu hết sức bức thiết. Bởi lẽ, nước ta đang phải đối mặt với nguy cơ ô
nhiễm môi trường do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đồng thời, thu
nhập của người dân ngày càng được nâng cao, do đó, nhu cầu về chất lượng
cuộc sống thân thiện với môi trường cũng ngày càng cao. Mặt khác, nhu cầu
bảo đảm dịch vụ môi trường cho các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng do
yêu cầu về hàng hoá và dịch vụ thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Việt
Nam đang phải cam kết thực hiện ngày càng nhiều hơn các hiệp định quốc tế
về môi trường, đặc biệt là các cam kết về dịch vụ môi trường sau khi nước ta
chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Ngoài ra, với quá trình tự do hoá thương mại và sự phát triển nhanh của các
hoạt động công nghiệp, mức chi ngân sách cho các dịch vụ công về bảo vệ
môi trường ngày càng tăng, tạo ra gánh nặng lớn cho ngân sách nhà nước. Do
đó, cần phải đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ môi trường. Nhận thức sâu sắc
vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 249/QĐ-TTg,
ngày 10/2/2011 về việc phê duyệt "Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến
năm 2020", với mục tiêu phát triển dịch vụ môi trường nhằm cung ứng dịch
vụ bảo vệ môi trường cho các ngành, lĩnh vực, địa phương; tăng tỷ trọng đóng
góp của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế, tạo thêm việc làm và hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ môi trường, huy động tối đa sự tham
gia của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường, Nghị quyết 41-NQ/TW, ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) đề ra
chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích cá nhân, tổ chức và mọi thành
phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý
chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường. Nghị quyết Đại hội XI của
Đảng xác định một trong những nội dung trọng tâm trong Chiến lược phát triển
7
kinh tế xã hội 2011 - 2020 là: “Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi
trường, phát triển các dịch vụ môi trường, xử lý chất thải” [31, tr.137]. Nghị
quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, khóa XI, về “Chủ
động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường” (số 24-NQ/TW) cũng xác định: “Phát triển ngành kinh tế môi
trường trên cơ sở ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ bảo vệ môi trường
và tái chế chất thải” [32, tr.3].
Với tính chất là một tổ chức xã hội đặc thù, hoạt động của Quân đội
nhân dân Việt Nam có quan hệ tác động qua lại đối với môi trường. Hơn nữa,
phạm vi hoạt động của Quân đội rộng lớn, kể cả trên đất liền, trên không, trên
biển, biên giới, hải đảo và quân đội có những nguồn lực và lợi thế nhất định
về tổ chức biên chế, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học - công nghệ,
tính chất hoạt động, nên có khả năng tham gia hiệu quả vào nhiều hoạt động
dịch vụ môi trường của đất nước.
Thực tế trong những năm vừa qua, Quân đội đã tham gia hoạt động
dịch vụ môi trường trên nhiều lĩnh vực có hiệu quả, như: dịch vụ xử lý bom
mìn, khắc phục hậu quả hóa chất độc tồn lưu sau chiến tranh; dịch vụ xử
chất thải và khắc phục sự cố môi trường; dịch vụ quan trắc và phân tích,
đánh giá hiện trạng môi trường, tác động môi trường đối với dự án phát triển
kinh tế - xã hội, v.v..
Tuy nhiên, tham gia hoạt động dịch vụ môi trường là vấn đề mới đối với
Quân đội và trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tham gia hoạt
động dịch vụ môi trường của Quân đội có những hạn chế nhất định, vai trò của
Quân đội chưa được phát huy đúng với khả năng hiện có. Do đó, nghiên cứu
vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động dịch vụ môi trường ở
nước ta hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết cả về ý nghĩa lý luận và thực tiễn,
8
nhằm luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát huy lực lượng có nhiều ưu thế này
trong hoạt động dịch vụ môi trường, giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường của
đất nước; đồng thời, nghiên cứu vấn đề này còn góp phần phát triển lý luận vai
trò của Quân đội đối với kinh tế, thực hiện chức năng, nhiệm vụ “đội quân sản
xuất” trong tình hình mới. Với những ý nghĩa đó, vấn đề: “Vai trò của Quân
đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động dịch vụ môi trường” được tác giả lựa
chọn làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nhằm phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt
động dịch vụ môi trường dựa trên những ưu thế của Quân đội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong hoạt động dịch vụ môi trường.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung nghiên cứu, khảo sát vai trò của Bộ đội Hóa học, Bộ đội
Công binh và một số lực lượng khác trong hoạt động dịch vụ môi trường.
- Phạm vi thời gian: khảo sát vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong hoạt động dịch vụ môi trường từ năm 2000 và đến nay.
- Phạm vi không gian: trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Luận giải nội dung vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong
hoạt động dịch vụ môi trường.
- Phân tích kinh nghiệm Quân đội một số nước tham hoạt động dịch vụ
môi trường và rút ra những gợi ý đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện vai trò trong
hoạt động dịch vụ môi trường.
9
- Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động dịch vụ môi trường
thời gian tới.
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận án được thực hiện thành công góp phần cung cấp cơ sở khoa học
cho việc xác định chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội nhằm
phát huy vai trò của Quân đội trong hoạt động dịch vụ môi trường; góp phần
phát triển lý luận vai trò của Quân đội đối với phát triển kinh tế, thực hiện chức
năng “đội quân sản xuất” trong tình hình mới. Đồng thời, luận án dùng làm tài
liệu tham khảo nghiên cứu khoa học, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác -
Lênin, Kinh tế quân sự Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội.
10
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
Để bảo vệ môi trường, ngày nay quan điểm phát triển kinh tế môi
trường, trong đó có dịch vụ môi trường với vai trò của một ngành kinh tế
trong nền kinh tế quốc dân được các quốc gia nhìn nhận, đánh giá một cách
đúng đắn hơn. Đồng thời, với những ưu thế nhất định của Quân đội trong hoạt
động dịch vụ môi trường, nên ở nhiều quốc gia đã sử dụng có hiệu quả Quân
đội tham gia hoạt động dịch vụ môi trường trên nhiều lĩnh vực. Từ thực tiễn
đó, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu phát triển kinh tế môi trường,
trong đó có dịch vụ môi trường và phát huy vai trò Quân đội trong hoạt động
dịch vụ môi trường ở nhiều quốc gia, trong đó tiêu biểu là:
Công trình nghiên cứu: Ngành hàng hóa và dịch vụ môi trường toàn
cầu [94]. Công trình đề cập thực trạng, giải pháp phát triển ngành hành hóa và
dịch vụ môi trường trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Cuốn sách: Thương mại quốc tế, tái chế và môi trường [85]. Cuốn sách
đề cập đến thực trạng thương mại quốc tế về các sản phẩm tái chế liên quan
đến môi trường.
Công trình nghiên cứu: Thương mại dịch vụ môi trường - Đánh giá tác
động của nó đối với các quốc gia đang phát triển trong GATS [89]. Công
trình nghiên cứu khảo sát tác động và đề xuất các giải pháp phát huy tác động
tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của thương mại dịch vụ môi trường ở các
quốc gia đang phát triển.
Cuốn sách: Kinh tế môi trường [84]. Cuốn sách đề cập một số nội dung
liên quan đến đề tài luận án, như: nghiên cứu liên kết giữa kinh tế và môi
trường; các công cụ vĩ mô để phân tích chính sách và các tác động môi
11
trường; hiệu quả kinh tế - xã hội kinh tế môi trường; kinh tế học về chất lượng
môi trường; lý thuyết phân tích tác động đối với môi trường do một chương
trình, hành động gây ra; xây dựng khung tiêu chí đánh giá chính sách môi
trường; tiêu chuẩn về môi trường (tiêu chuẩn môi trường xung quanh, tiêu
chuẩn phát thải, tiêu chuẩn công nghệ); thuế phát thải và trợ cấp giảm ô
nhiễm, v.v..
Cuốn sách: Chính sách quản lý tài nguyên và môi trường [96]. Trong
cuốn sách này, tác giả đã đề cập nhiều nội dung liên quan đến đề tài luận án,
như: Sự cần thiết của công cụ chính sách trong quản lý tài nguyên và môi
trường; một số hình thức dịch vụ bảo vệ hệ sinh thái môi trường; nghiên cứu
quy định về tiêu chuẩn môi trường, giảm ô nhiễm; cấp phép phát thải ô nhiễm;
thuế, lệ phí, quỹ và trợ cấp cho môi trường; hiệp ước quốc tế về môi trường;
chính sách quốc gia và hoạch định chính sách quốc gia về môi trường v.v..
Báo cáo khoa học: Báo cáo của NATO về các vấn đề môi trường của
các căn cứ quân sự, năm 2008 [92]. Báo cáo đề cập kết quả hội thảo với chủ
đề “Các vấn đề môi trường của các căn cứ quân sự” được tổ chức tại National
Defence College tại Viên, Áo trong tháng 5/2006. Hội thảo này có 69 đại biểu
tham gia, đến từ 25 quốc gia khác nhau và từ 5 tổ chức của NATO, bao gồm
CCMS (Committee on the Challenges of Modern Society - Ủy ban về các vấn
đề thách thức của xã hội hiện đại), SHAPE (Supreme Headquarters Allied
Powers Europe - Tổng hành dinh Châu Âu), NATO School Oberammergau
(Trường Oberammergau của NATO), ENTEC (Euro NATO Training
Engineer Centre - Trung tâm huấn luyện công binh châu Âu của NATO) and
NAMSA (NATO Maintenance & Supply Agency - Cơ quan hậu cần và đảm
bảo NATO). Mục tiêu của hội thảo này là xác định cách thức, quy trình và kỹ
thuật mà các quốc gia đã áp dụng để xử lý các vấn đề môi trường nói trên
dưới góc độ, chia sẻ kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực này và thiết
lập một mạng lưới chuyên gia.
12
Bài báo khoa học: Lực lượng tuần duyên Mỹ ứng phó với cơn bão
Katrina [82]. Bài viết đề cập đến U.S. Coast Guard (lực lượng tuần duyên Mỹ)
ứng phó với cơn bão Katrina. Vai trò thường trực của Tuần duyên Hoa Kỳ là
trông coi biển, an ninh biển, và an toàn biển. Khẩu hiệu của Tuần duyên là
"Semper Paratus" trong tiếng Latin có nghĩa là "luôn sẵn sàng". Trong việc
tham gia các dịch vụ công giải quyết hậu quả cơn bão Katrina năm 2005, lực
lượng này đã sơ tán hơn 33.500 người, nhiều hơn bất kỳ cơ quan chức năng
liên bang nào khác của Mỹ, mặc dù nhà cửa của quá nửa số nhân viên của U.S.
Coast Guard ở vùng cơn bão đi qua đã bị cơn bão này tàn phá. Bài viết cũng đề
cập đến nguyên nhân giúp cho việc cứu trợ thiên tai của U.S. Coast Guard lại
có hiệu quả.
Bài báo khoa học: Quân đội Singapore: Mối quan tâm ngày càng lớn đối
với môi trường [103]. Bài viết cho rằng, Quân đội và hoạt động quân sự có thể
phải chịu các tác động môi trường theo hai hướng: Thứ nhất, sự suy giảm cả
các tài nguyên môi trường có thể dẫn đến tình trạng bạo lực và các xung đột vũ
trang giữa và trong các quốc gia; Thứ hai, các thay đổi bất lợi của môi trường
có thể ảnh hưởng đến Quân đội và hoạt động quân sự qua việc tạo ra các điều
kiện sức khỏe và kinh tế yếu kém nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà nước,
hoặc có thể dẫn đến nhiều thiên tai và kết cục là nhiều thảm họa nhân đạo hơn.
Đồng thời, bài viết khẳng định Quân đội và hoạt động quân sự cũng có nhiều
tác động đến môi trường và đề cập việc Quân đội Singapore nỗ lực tiến hành
nhiều hoạt động dịch vụ môi trường nhằm bảo vệ môi trường, v.v..
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
Dịch vụ môi trường ngày càng có vai trò quan trọng đối với phát triển
kinh tế, xã hội ở nước ta hiện nay; phát triển dịch vụ môi trường đang là vấn
đề bức thiết, được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Đồng thời, với chủ trương xã
hội hóa hoạt động dịch vụ môi trường; tham gia hoạt động dịch vụ môi trường
là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có Quân đội nhân dân Việt Nam. Do
13
đó, vấn đề hoạt động dịch vụ môi trường và phát huy vai trò của Quân đội
nhân dân Việt Nam trong hoạt động dịch vụ môi trường thu hút được sự quan
tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài Quân đội. Nên cho đến nay ở
nước ta đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến những vấn
đề này được công bố, trong đó tiêu biểu là:
Dự án:“Điều tra đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ môi trường ở
Việt Nam. Đề xuất chính sách phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với các
cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Viện nghiên
cứu Thương mại, Bộ Công thương [79]. Dự án đã hệ thống các quan niệm và
cách phân loại khác nhau về dịch vụ môi trường trên thế giới; nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển dịch vụ môi trường và thực hiện các cam kết mở cửa thị
trường dịch vụ môi trường của một số nước trên thế giới (Liên minh châu Âu,
Trung Quốc, Thái Lan) và rút ra bài học đối với Việt Nam; khảo sát, đánh giá
thực trạng hoạt động dịch vụ môi trường của Việt Nam và mức độ đáp ứng
yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt
động dịch vụ môi trường.
Đề án:“Dự án xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm
2030”, của Bộ Tài nguyên và Môi trường [19]. Đề án đã xác định quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ môi trường.
Luận án phó tiến sĩ khoa học quân sự: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở Việt Nam và vai trò Quân đội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước”, tác giả: Nguyễn Minh Khải [36]. Đây là công trình đầu tiên ở
Việt Nam trình bày tương đối hệ thống về vai trò của Quân đội với sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Luận án cho rằng, Quân đội phải có
trách nhiệm chính trong việc đảm bảo ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ
quyền và an ninh quốc gia, coi đó là sự đảm bảo bằng vàng cho quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tiến hành trong môi trường hoà bình và
14
ổn định: khẳng định rằng không có hoà bình và ổn định thì không thể công
nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa được. Đồng thời,
luận án cũng cho rằng, với tư cách là một nguồn lực của quốc gia, Quân đội
có thể và còn phải làm nhiều việc để trực tiếp tham gia vào quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thực
hiện vai trò đó của Quân đội.
Luận án tiến sĩ kinh tế: “Quân đội nhân dân Việt Nam với sự nghiệp xây
dựng nền kinh tế đất nước trong tình hình hiện nay”, tác giả: Vũ Thanh Chế
[29]. Luận án đề cập một cách toàn diện vai trò của quân đội đối với sự nghiệp
xây dựng nền kinh tế đất nước; phân chia hoạt động cơ bản của Quân đội ta
thành các nhóm và phân tích hiệu quả các nhóm hoạt động cơ bản đó, chỉ rõ
nâng cao hiệu quả các nhóm hoạt động cơ bản của Quân đội ta là biểu hiện tập
trung của việc nâng cao vai trò của Quân đội đối với sự nghiệp xây dựng nền
kinh tế đất nước; phân tích, khái quát một số thành tựu và tồn tại chủ yếu của
các nhóm hoạt động cơ bản của Quân đội ta trên góc độ tác động qua lại của
chúng đối với nền kinh tế; nêu lên phương hướng cơ bản và một số giải pháp
chủ yếu nâng cao hiệu quả các nhóm hoạt động đó nhằm phát huy hơn nữa vai
trò của Quân đội đối với sự nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước.
Luận án tiến sĩ kinh tế: “Vai trò Quân đội nhân dân Việt Nam trong quá
trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”, tác giả: Trần Văn Lý
[38]. Luận án phân tích làm rõ cơ sở lý luận vai trò Quân đội nhân dân Việt
Nam trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước và khái
quát, phân tích nội dung vai trò Quân đội trong quá trình này; đồng thời, luận
án phân tích tương đối toàn diện thực trạng thực hiện nội dung vai trò quân đội
trong hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua trên các lĩnh vực; đề xuất quan
điểm, giải pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và phương thức hành
động nhằm nâng cao vai trò Quân đội trong hội nhập kinh tế của đất nước.