Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của nữ giới trong gia đình qua một số nghiên cứu xã hội học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Đỗ Hương Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 213 - 217
213
VAI TRÒ CỦA NỮ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH
QUA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
Nguyễn Đỗ Hương Giang*
, Lèng Thị Lan
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và đạt được công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước vào
năm 2020, Việt Nam đã đề ra hàng loạt những chủ trương lớn cũng như các chính sách cụ thể. Bên
cạnh vấn đề xóa đói giảm nghèo là những vấn đề xã hội khác như khả năng tiếp nhận cơ hội của
hộ gia đình được tạo ra do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi mô hình chi tiêu, giảm mức sinh,
nâng cao trình độ học vấn, chăm sóc sức khỏe. Trong các vấn đề đặt ra, bình đẳng giới - nâng cao
địa vị phụ nữ cần phải được lồng ghép trong các giải pháp và là điều kiện tiên quyết nhằm hướng
đến phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Nghiên cứu này tập trung phân tích vai trò của phụ nữ
trong gia đình qua một số nghiên cứu xã hội học trong những năm qua.
Từ khoá: Vai trò, giới, gia đình,, nghiên cứu, xã hội học.
MỞ ĐẦU
*
Bàn về phụ nữ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn
lời của C.Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết
rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ
nữ giúp vào thì chắc chắn không làm nổi.
Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái
thì biết xã hội tiến bộ thế nào”. Người cũng
dẫn lời của Lênin: “Đảng cách mệnh phải
làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm
việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là
thành công” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr.
288) [11]. Tư tưởng này được khẳng định
trong Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà năm 1946 và được khẳng định lại trong
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 (được sửa đổi và bổ sung
năm 2001): “Công dân nam nữ có quyền
ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã
hội và gia đình. Nhà nước và xã hội tạo điều
kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt,
không ngừng phát huy vai trò của mình trong
xã hội” (Điều 63). Việc giải phóng phụ nữ,
nâng cao vị thế của phụ nữ, thực hiện “nam
nữ bình quyền” là một trong những mục tiêu
đấu tranh cơ bản của sự nghiệp các mạng xã
hội. Việc phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội là tất yếu của lịch sử phát
triển con người và xã hội.
*
Nghị quyết số 04/NQ-TW của Bộ Chính trị ra
ngày 27-7-1993 đã khẳng định: “Phụ nữ có vai
trò quan trọng trong xây dựng gia đình cần tạo
điều kiện để phụ nữ kết hợp hài hòa giữa nghĩa
vụ công dân và chức năng người mẹ trong việc
xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc”. Trong mỗi gia đình, phụ nữ là
người đảm nhiệm các vai trò sản xuất và đóng
vai chính trong vai trò tái sản xuất: tái sản xuất
sinh học, tái sản xuất sức lao động và tái sản
xuất ra cơ cấu cộng đồng.
Trong các mục tiêu và giải pháp nhằm phát
triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường, công bằng và tiến bộ xã hội trong đó
có bình đẳng giới và nâng cao địa vị phụ nữ
đồng thời là mục tiêu và điều kiện để đạt
được phát triển bền vững. Khi đánh giá sự
phát triển từ lăng kính giới, phát triển bền
vững đòi hỏi sự tham gia đầy đủ và bình đẳng
của phụ nữ ở các cấp độ. Trong phạm vi bài
viết này, chúng tôi bước đầu khái lược những
nghiên cứu về vai trò giới mà cụ thể ở đây là
phụ nữ để làm rõ hơn bức tranh về vai trò của
phụ nữ trong nghiên cứu khoa học xã hội, đặc
biệt là xã hội học để từ đó chỉ ra những
khoảng trống trong nghiên cứu về giới và vai
trò của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc
thiểu số.
NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Vai trò: Theo từ điển xã hội học Oxford: Vai
trò là một khái niệm then chốt trong lý thuyết