Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của nội soi dải tần hẹp kết hợp với tiêu cự kép trong dự đoán mô bệnh học của polyp đại trực
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
HUỲNH MẠNH TIẾN
VAI TRÒ CỦA NỘI SOI DẢI TẦN HẸP
KẾT HỢP VỚI TIÊU CỰ KÉP TRONG
DỰ ĐOÁN MÔ BỆNH HỌC CỦA
POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG KÍCH THƯỚC NHỎ
CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA
MÃ SỐ: NT 62 72 20 50
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. QUÁCH TRỌNG ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Huỳnh Mạnh Tiến
.
.
MỤC LỤC
Polyp đại trực tràng....................................................................................4
Vai trò của nội soi dải tần hẹp kết hợp với tiêu cự kép trong dự đoán mô
bệnh học của polyp đại trực tràng kích thước nhỏ ...............................................14
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước..............................................30
Thiết kế nghiên cứu .................................................................................33
Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................33
Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................33
Cỡ mẫu của nghiên cứu ...........................................................................34
Xác định các biến số ................................................................................34
Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu................................41
Quy trình nghiên cứu ...............................................................................49
Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................49
.
.
Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng kích
thước nhỏ..............................................................................................................52
Một số đặc điểm lâm sàng và nội soi liên quan với polyp u tuyến đại trực
tràng kích thước nhỏ.............................................................................................65
Vai trò của nội soi dải tần hẹp kết hợp với tiêu cự kép trong dự đoán mô
bệnh học của polyp đại trực tràng kích thước nhỏ ...............................................69
Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng kích
thước nhỏ..............................................................................................................78
Mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và nội soi với polyp u tuyến
đại trực tràng kích thước nhỏ................................................................................88
Vai trò dự đoán mô bệnh học của nội soi dải tần hẹp kết hợp với tiêu cự
kép đối với polyp đại trực tràng kích thước nhỏ ..................................................93
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU
.
.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Diễn giải
BN Bệnh nhân
ĐLC Độ lệch chuẩn
ĐTC Độ tin cậy
ĐTT Đại trực tràng
GTTĐ Giá trị tiên đoán
KTC95% Khoảng tin cậy 95%
MBH Mô bệnh học
WLE Nội soi ánh sáng trắng
NSĐTT Nội soi đại trực tràng
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TB Trung bình
UTĐTT Ung thư đại trực tràng
c2 Phép kiểm Chi bình phương
.
.
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt Đối chiếu thuật ngữ Anh- Việt
ACG
American College of
Gastroenterology
Trường môn Tiêu hoá Hoa Kỳ
ASGE
American Society for
Gastrointestinal Endoscopy
Hiệp hội nội soi tiêu hoá Hoa Kỳ
BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể
DF Dual Focus Fuction/Mode Tiêu cự kép
EMR Endoscopic Mucosal Resection Cắt hớt niêm mạc qua nội soi
ESD
Endoscopic submucosal
dissection
Bóc tách dưới niêm mạc qua nội
soi
ESGE
European Society of
Gastrointestinal Endoscopy
Hiệp hội nội soi tiêu hoá Châu
Âu
Gene B-RAF
v-RaF murine sarcoma viral
homolog B gene
Gen BRAF
Gene KRAS Kirsten rat sarcoma virus gene Gen KRAS
IEE Image Enhanced Endoscopy Nội soi hình ảnh tăng cường
JGES
Japan Gastroenterological
Endoscopy Society
Hiệp hội nội soi tiêu hoá Nhật
NBI Narrow Band Imaging Nội soi dải tần hẹp
NICE
NBI International Colorectal
Endoscopic Classification
Phân loại quốc tế về nội soi dải
tần hẹp đối với đại trực tràng
OR Odd ratio Tỉ số chênh
SSL Sessile serrated lesion
Tổn thương răng cưa không
cuống
SSLsD
Sessile serrated lesion with
dysplasia
Tổn thương răng cưa không
cuống kèm loạn sản
TSA Traditional serrated adenoma U tuyến răng cưa cổ điển
WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
WLE White Light Endoscopy Nội soi ánh sáng trắng
.
.
i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại hình dạng đại thể tổn thương theo phân loại Paris.....................4
Bảng 1.2. Phân loại mức độ loạn sản theo Vienna cải tiến.......................................12
Bảng 1.3. So sánh hệ thống soi Evis Exera và Evis Lucera .....................................17
Bảng 1.4. Chiến lược dự đoán MBH trên IEE với polyp kích thước ≤ 5mm...........20
Bảng 1.5. Phân loại Kudo về dạng hốc tuyến niêm mạc của polyp ĐTT.................21
Bảng 1.6. Phân loại Sano về dạng mạch máu của polyp ĐTT ................................. 23
Bảng 1.7. Đặc điểm trên nội soi của polyp u tuyến và polyp tăng sản khi sử dụng NBI
với hệ thống máy Exera..........................................................................24
Bảng 1.8. Phân loại NICE.........................................................................................25
Bảng 1.9. Chương trình theo dõi của người trưởng thành có nguy cơ trung bình với
ckết quả nội soi ban đầu ..........................................................................29
Bảng 2.1. Phân loại BMI theo WHO ở người châu Á ..............................................35
Bảng 2.2. Phân loại NICE.........................................................................................38
Bảng 2.3. Phân loại polyp xuất phát từ niêm mạc đại trực tràng..............................40
Bảng 2.4. Phân loại mức độ loạn sản theo phân độ Vienna cải tiến.........................41
Bảng 3.1. Tần suất các triệu chứng đi kèm (N=343 BN) .........................................53
Bảng 3.2. Tiền căn hút thuốc lá và sử dụng rượu bia theo giới tính.........................54
Bảng 3.3. Phân bố BMI ............................................................................................55
Bảng 3.4. Đặc điểm vị trí phát hiện polyp trên khung đại tràng...............................56
Bảng 3.5. Kĩ thuật thu thập bệnh phẩm ....................................................................58
Bảng 3.6. Kết quả dự đoán MBH polyp trên WLE, NBI và NBI-DF ......................58
Bảng 3.7. Đặc điểm MBH của polyp theo WHO .....................................................60
Bảng 3.8. Phân loại mức độ loạn sản của polyp theo phân loại Vienna cải tiến ......60
Bảng 3.9. Đặc điểm mức độ loạn sản theo MBH .....................................................61
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa polyp u tuyến và các đặc điểm lâm sàng.................65
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa polyp u tuyến và các đặc điểm trên nội soi của polyp
.................................................................................................................66
Bảng 3.12. Kết quả phân tích đơn biến các yếu tố liên quan polyp u tuyến.............67
.
.
v
Bảng 3.14. Đối chiếu kết quả MBH và kết quả dự đoán trên WLE, NBI và NBI-DF
.................................................................................................................69
Bảng 3.15. Giá trị dự đoán bản chất MBH polyp u tuyến của polyp ĐTT kích thước
nhỏ của WLE, NBI và NBI-DF...............................................................70
Bảng 3.16. Đối chiếu kết quả MBH và kết quả dự đoán trên NBI và NBI-DF theo
nhóm kích thước......................................................................................71
Bảng 3.17. Giá trị dự đoán bản chất MBH polyp u tuyến của NBI và NBI-DF theo
nhóm kích thước......................................................................................72
Bảng 3.18. Đối chiếu MBH và kết quả dự đoán của NBI và NBI-DF theo vị trí.....73
Bảng 3.19. Giá trị dự đoán bản chất MBH polyp u tuyến của NBI và NBI-DF xét theo
vị trí .........................................................................................................74
Bảng 3.20. So sánh tỉ lệ độ tin cậy cao trên NBI và NBI-DF theo nhóm kích thước
.................................................................................................................75
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của độ tin cậy đến độ chính xác trong dự đoán bản chất MBH
polyp u tuyến của NBI và NBI-DF .........................................................76
Bảng 3.22. Đối chiếu kết quả MBH với kết quả dự đoán trên NBI và NBI-DF của
nhóm polyp ĐTT kích thước ≤ 5mm ở đoạn đại tràng chậu hông và trực
tràng đạt độ tin cậy cao............................................................................77
Bảng 4.1. So sánh hình dạng đại thể polyp qua các nghiên cứu...............................83
Bảng 4.2. Tỉ lệ polyp kích thước < 10mm và polyp u tuyến của một số nghiên cứu
trong và ngoài nước.................................................................................86
Bảng 4.3. Giá trị dự đoán MBH polyp ĐTT của WLE và NBI................................95
Bảng 4.4. Giá trị dự đoán MBH polyp ĐTT của NBI và NBI-DF .........................100
.
.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi của BN có polyp ĐTT kích thước nhỏ....................52
Biểu đồ 3.2. Phân bố giới tính của BN có polyp ĐTT kích thước nhỏ.....................52
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ than phiền chính của BN đến nội soi đại trực tràng.....................53
Biểu đồ 3.4. Mức độ chuẩn bị ruột theo thang điểm Aronchick...............................55
Biểu đồ 3.5. Hình dạng đại thể polyp theo phân loại Paris.......................................56
Biểu đồ 3.6. Phân bố polyp theo nhóm kích thước...................................................57
Biểu đồ 3.7. Phân bố MBH theo vị trí đại tràng ở nhóm kích thước ≤ 5mm ..........64
Biểu đồ 3.8. Phân bố MBH theo vị trí đại tràng ở nhóm kích thước 6-9mm ..........64
Biểu đồ 3.9. Bỉểu đồ Forrest về yếu tố nguy cơ liên quan đến polyp u tuyến .........68
.
.
i
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cách phân loại các tổn thương tân sinh ở ở hình ảnh mặt cắt ngang........5
Hình 1.2. Hình dạng đại thể polyp theo phân loại Paris trên nội soi ........................5
Hình 1.3. Các dạng mô bệnh học của polyp u tuyến................................................8
Hình 1.4. Mô bệnh học polyp tăng sản và các tổn thương răng cưa.......................10
Hình 1.5. Cơ chế phân tử hình thành polyp u tuyến và phát triển của UTĐTT......13
Hình 1.6. Cơ chế quang học của NBI khi khảo sát niêm mạc ống tiêu hoá............16
Hình 1.7. Sơ đồ hoạt động của hệ thống máy Evis Exera.......................................17
Hình 1.8. Sơ đồ hoạt động của hệ thống máy Evis Lucera .....................................18
Hình 1.9. Nguyên lý hoạt động của tiêu cự kép......................................................19
Hình 1.10. Dạng hốc tuyến của niêm mạc đại tràng ...............................................22
Hình 2.2. Phương pháp ước lượng kích thước polyp trong nội soi.........................37
Hình 2.3. Phân loại polyp dựa vào hình thái theo phân loại Paris..........................37
Hình 2.4. Các đặc điểm của polyp được mô tả theo phân loại NICE .....................39
Hình 2.5. Hệ thống máy nội soi NBI ......................................................................43
Hình 2.1. Đánh giá mức độ chuẩn bị ruột theo thang điểm Aronchick ..................45
Hình 2.6. Các giai đoạn đánh giá polyp trên WLE, NBI và NBI-DF .....................46
Hình 3.1. Minh hoạ hình dạng đại thể theo phân loại Paris....................................57
Hình 3.2. Minh hoạ dự đoán MBH polyp ĐTT trên WLE .....................................59
Hình 3.3. Minh hoạ phân loại NICE .......................................................................59
Hình 3.4. U tuyến ống loạn sản độ cao ...................................................................62
Hình 3.5. U tuyến ống loạn sản độ thấp..................................................................62
Hình 3.6. U tuyến ống- nhánh loạn sản độ cao .......................................................62
Hình 3.7. U tuyến ống- nhánh loạn sản độ thấp......................................................63
Hình 3.8. Polyp viêm ..............................................................................................63
Hình 3.9. Polyp tăng sản .........................................................................................63
.
.
ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quản lý polyp ĐTT kích thước nhỏ .......................................................27
Sơ đồ 1.2. Chương trình nội soi theo dõi sau cắt polyp dựa trên kết quả nội soi ban
đầu của US Multi-Society Task Force năm 2020....................................30
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu....................................................................................49
Sơ đồ 3.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ....................................................................51
.
.
MỞ ĐẦU
Theo GLOBOCAN (2020), tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là
một trong 5 bệnh lý ác tính hàng đầu phổ biến với tỉ lệ mới mắc đứng hàng thứ 3 ở
nữ giới và hàng thứ 4 ở nam giới [100]. Hơn 95% trường hợp UTĐTT được phát hiện
khi tổn thương đã tiến triển xa, không thể điều trị triệt để qua nội soi [4]. Nhiều công
trình nghiên cứu từ lâu đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa polyp u tuyến và
UTĐTT [117]. Nội soi đại trực tràng (NSĐTT) là phương tiện tầm soát đầu tay giúp
phát hiện và loại bỏ sớm polyp u tuyến, qua đó làm giảm hơn 31-71% nguy cơ mới
mắc UTĐTT [58]. Trong quá trình NSĐTT, hơn 90% các polyp được phát hiện có
kích thước nhỏ (<10mm) hoặc rất nhỏ (≤ 5mm). Trong đó, mặc dù phần lớn các tổn
thương là các polyp u tuyến (70-89%), nhưng chỉ một phần thực sự rất nhỏ là các
polyp u tuyến nguy cơ cao (0,2-0,7% ở nhóm kích thước ≤ 5mm và 1,5%-3,6% ở
nhóm kích thước 6-9 mm) và đặc biệt nhóm polyp không tân sinh vẫn chiếm một tỉ
lệ đáng kể [36, 111]. Vì vậy, nếu loại bỏ toàn bộ các polyp bao gồm cả nhóm không
tân sinh sẽ làm gia tăng gánh nặng chi phí y tế và tai biến thủ thuật không mong
muốn. Thách thức được đặt ra khi vừa muốn nhận diện sớm và tránh bỏ sót những
tổn thương ác tính nhưng vừa phải giảm thiểu tối đa chi phí và rủi ro can thiệp không
cần thiết. Nhằm giải quyết mục tiêu đó, nhiều hệ thống IEE (Image Enhanced
Endoscopy - Nội soi hình ảnh tăng cường ) đã được phát triển mạnh mẽ, trong đó hệ
thống nội soi nhuộm màu ảo NBI (Narrow Banding Imaging- Nội soi dải tần hẹp)
được ứng dụng rất rộng rãi ở nhiều quốc gia kể cả Việt Nam [60]. Hệ thống nội dải
tần hẹp dựa trên sự tác động của các dải tần ánh sáng hẹp lên mạch máu và bề mặt
niêm mạc tổn thương, giúp bác sĩ nội soi dự đoán dạng mô bệnh học (MBH) để xác
định chiến lược quản lý phù hợp đối [60]. NBI được nhiều nghiên cứu ghi nhận hiệu
quả trong dự đoán mô bệnh học (MBH) polyp đại trực tràng (ĐTT) với độ chính xác
đến 94-95% [43, 73]. Tuy nhiên, một số tác giả ghi nhận hiệu quả dự đoán MBH của
NBI bị ảnh hưởng bởi kích thước của polyp ĐTT và bác sĩ nội soi gặp khó khăn hơn
khi đánh giá các vi cấu trúc trên các polyp kích thước nhỏ [7, 48]. Năm 2012, tiêu cự
.
.
kép (DF- Dual Focus Mode/Fuction) là chế độ được trang bị trên hệ thống máy Evis
Exera III với khả năng phóng đại lên đến 100 lần. Chỉ bằng thao tác chuyển đổi đơn
giản trên một nút bấm, chế độ này sẽ giúp hiển thị rõ nét các vi cấu trúc, hứa hẹn khắc
phục nhược điểm của NBI trên polyp kích thước nhỏ. Hiệu quả dự đoán MBH vượt
trội của NBI kết hợp với tiêu cự kép (NBI-DF) đã được chứng minh bởi nhiều công
trình nghiên cứu với với giá trị tiên đoán âm trong dự đoán MBH polyp u tuyến đến
97-100%, mức độ tương đồng với kết quả MBH cuối cùng trong đề xuất chiến lược
nội soi đại tràng theo dõi sau cắt polyp đến 96-97% [61].
Tại Việt Nam, các dữ liệu nghiên cứu cho riêng trên nhóm polyp ĐTT kích
thước nhỏ còn hạn chế, việc áp dụng hệ thống NBI và NBI-DF vẫn còn khá mới. Liệu
rằng với tình hình thực tế trong nước, NBI-DF có thực sự hiệu quả hơn NBI đơn
thuần trong dự đoán MBH của polyp ĐTT kích thước nhỏ ? Hệ thống NBI-DF có nên
được ứng dụng rộng rãi ở nhiều cơ sở thực hành lâm sàng hay không? Xuất phát từ
thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Vai trò của nội soi dải tần
hẹp kết hợp với tiêu cự kép trong dự đoán mô bệnh học của polyp đại trực tràng
kích thước nhỏ”.
.
.