Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của niềm tin và nhận thức rủi ro trong việc tiếp tục sử dụng thương mại xã hội: Đề tài nghiên cứu khoa học / Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Văn Thi, Nguyễn Thị Thanh Thảo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
VAI TRÒ CỦA NIỀM TIN VÀ NHẬN THỨC RỦI RO TRONG
VIỆC TIẾP TỤC SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI XÃ HỘI
Mã số: CT-2105-128
Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN DUY THANH
TP. HỒ CHÍ MINH - 2021
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
VAI TRÒ CỦA NIỀM TIN VÀ NHẬN THỨC RỦI RO
TRONG VIỆC TIẾP TỤC SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI XÃ HỘI
Mã số: CT-2105-128
Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN DUY THANH
Thư ký: NGUYỄN VĂN THI
Thành viên: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
TP. HỒ CHÍ MINH - 2021
i
LỜI NÓI ĐẦU
Thương mại xã hội đang là xu hướng mới của sự đổi mới truyền thông và công nghệ
thông tin trong thương mại điện tử. Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông xã
hội đang làm thay đổi các mối quan hệ xã hội và sự tương tác xã hội giữa các tổ
chức và người tiêu dùng. Khái niệm thương mại xã hội và các khái niệm có liên quan
khác đang rất được sự quan tâm của nhiều học giả, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu
liên quan đến việc tiếp tục sử dụng thương mại xã hội. Nghiên cứu này dựa trên nền
tảng lý thuyết của lý thuyết mạng xã hội, lý thuyết chuyển giao niềm tin, lý thuyết sự
phù hợp công việc-công nghệ, và các nghiên cứu có liên quan để đề xuất và kiểm
định một mô hình lý thuyết về vai trò của niềm tin và nhận thức rủi ro của người tiêu
dùng trong việc tiếp tục sử dụng hệ thống thông tin trong bối cảnh của thương mại
xã hội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mô hình nghiên cứu giải thích được khoảng
65,3%% việc tiếp tục sử dụng hệ thống thông tin, một sự giải thích tương đối cao
trong bối cảnh mới của thương mại xã hội ở Việt Nam.
Mặc dù đề tài nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu đề ra, nhưng nghiên cứu
chắc còn những điểm hạn chế. Những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, quý
thầy cô, và bạn bè sẽ giúp tác giả hoàn thiện hơn trong những nghiên cứu tiếp theo.
TP. HCM, ngày 30 tháng 05 năm 2021
Chủ nhiệm đề tài
Nguyễn Duy Thanh
iii
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG................................................................................ vi
Chương 1 GIỚI THIỆU.......................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 3
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.6 Cấu trúc báo cáo của nghiên cứu...................................................................... 4
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 7
2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết ............................................................................... 7
2.1.1 Thương mại xã hội........................................................................................... 7
2.1.2 Cơ sở lý thuyết................................................................................................. 8
2.2 Mô hình nghiên cứu....................................................................................... 10
2.2.1 Nhận thức rủi ro............................................................................................. 10
2.2.2 Chất lượng trang web .................................................................................... 10
2.2.3 Niềm tin ......................................................................................................... 11
2.3 Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 13
2.4 Ý nghĩa mô hình ............................................................................................ 15
2.5 Tóm tắt chương 2........................................................................................... 16
iv
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 18
3.1 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 18
3.2 Quy trình nghiên cứu...................................................................................... 18
3.2.1 Thang đo nghiên cứu ...................................................................................... 18
3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 20
3.2.3 Thang đo các khái niệm.................................................................................. 25
3.3 Thống kê mô tả mẫu....................................................................................... 29
3.4 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................... 30
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................. 32
4.1 Kiểm định thang đo ........................................................................................ 32
4.1.1 Đánh giá sơ bộ................................................................................................ 32
4.1.2 Đánh giá chính thức........................................................................................ 33
4.2 Kiểm định mô hình và các giả thuyết............................................................. 40
4.3 Thảo luận kết quả ........................................................................................... 42
4.4 Tóm tắt chương 4 ........................................................................................... 44
Chương 5 KẾT LUẬN ......................................................................................... 44
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 44
5.2 Hàm ý quản trị................................................................................................ 45
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo......................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................ix
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. xiv
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................xvii
PHỤ LỤC 3 ...........................................................................................................xviii
BÀI BÁO KHOA HỌC................................................................................................
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
AVE Phương sai trích trung bình
CFA Phân tích nhân tố khẳng định
CFI Chỉ số Comparative Fit
COC Niềm tin cộng đồng
COT Cam kết cộng đồng
CR Độ tin cậy tổng hợp
CUS Tiếp tục sử dụng thương mại xã hội
EFA Phân tích nhân tố khám phá
EON Dễ dàng điều hướng
GFI Chỉ số Goodness–of–Fit
INS Hỗ trợ thông tin
KMO Chỉ số Kaiser–Meyer–Olkin
ML Phương pháp ước lượng khả dĩ nhất
NET Niềm tin thành viên
RMSEA Chỉ số Root Mean Square Error of Approximation
SEM Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính
SEQ Chất lượng dịch vụ
SOS Hỗ trợ xã hội
TAM Mô hình chấp nhận công nghệ
TLI Chỉ số Tucker–Lewis
TRU Niềm tin
TVE Tổng phương sai trích
UTAUT Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ
WEQ Chất lượng trang web