Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của ngoại giao trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời trần (thế kỷ xiii).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------
ĐẬU THỊ THƯƠNG
Vai trò của ngoại giao trong công cuộc bảo vệ
đất nước dưới thời Trần (thế kỷ XIII)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
]
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động ngoại giao là một bộ phận quan trọng của đấu tranh dựng nước, giữ
nước lâu dài và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu hoạt động đó trong sự phát
triển phong phú qua các thời kì lịch sử để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết
có thể vận dụng kết quả cho hiện tại đó là một việc làm vừa có ý nghĩa khoa học, vừa
có ý nghĩa thực tiễn.
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam luôn
phải đương đầu với rất nhiều thiên tai địch hoạ. Qua những thăng trầm ấy, ngoại giao
Việt Nam đã từng bước được hình thành và phát triển, vừa mang đậm bản sắc dân tộc,
vừa kết tinh những tinh hoa của nhân loại để tạo nên một bản sắc riêng của nền ngoại
giao Việt Nam.
Ngoại giao Việt Nam truyền thống bắt nguồn từ ý chí đấu tranh kiên cường cho
độc lập, tự do của dân tộc với nhiều tấm gương điển hình như Lý Thường Kiệt, Trần
Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi... và nhiều bài học sâu sắc và bổ ích về quan hệ với lân bang,
ứng xử trong đối ngoại... Đó còn là lòng mong muốn hòa bình, hòa hiếu, thủy chung,
xuất phát từ bản chất nhân văn sâu sắc và truyền thống yêu chuộng hòa bình vốn có
của người Việt... Lịch sử đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt
Nam đã mang lại cho ngoại giao Việt Nam tính chiến đấu cao, bản chất hòa bình, hòa
hiếu, nhân nghĩa, thủy chung, “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường
bạo”.
Nối tiếp triều đại nhà Lý, triều đại nhà Trần là bước tiến mới trong lịch sử dân
tộc: giữ vững chủ quyền, đưa đất nước phát triển phồn thịnh. Nổi bật lên ở thời kỳ này
là kỳ tích của ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược. Song song với cuộc đối
đầu về quân sự, cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao cũng diễn ra không kém phần
quyết liệt, có đóng góp quan trọng cho thắng lợi sau cùng. Với địa thế hết sức thuận
lợi và có nhiều tài nguyên thiên nhiên, đất nước ta luôn nằm trong sự dòm ngó của các
thế lực ngoại xâm, trong đó có giặc Nguyên - Mông. Các triều vua Trần với sự đóng
góp của các tướng lĩnh tài giỏi đã lãnh đạo quân dân cùng đứng lên kháng chiến bảo vệ
3
độc lập dân tộc, làm nên một giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc với hào khí
Đông A.
Bất kì một cuộc chiến tranh nào xảy ra cũng không thể thiếu những cuộc đàm
phán ngoại giao giữa hai bên. Chiến tranh không chỉ trên lĩnh vực quân sự mà còn cả
trên lĩnh vực ngoại giao. Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại giao trong kháng
chiến, nhà Trần đã sử dụng các biện pháp, sách lược ngoại giao để đánh thắng mưu đồ
của quân xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Có thể nói, đây là thời kì thể
hiện rõ tài mưu lược về quân sự cũng như tài ngoại giao “vừa cứng rắn vừa mềm dẻo”
của nhà Trần.
Cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, bảo vệ đất nước mà tiêu biểu là cuộc
kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhân ta đã đi vào sử sách như một trang
chói lọi về những chiến công hiển hách mà quân dân nhà Trần đã đạt được. Có thể nói,
những chính sách ngoại giao của nhà Trần trong thời kỳ này thực sự sắc bén và linh
hoạt. Đó là cả một nghệ thuật mà cho đến ngày nay chúng ta cũng cần phải vận dụng
cả ngay trong quan hệ thời bình. Tìm hiểu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ những cơ
sở nào để nhà Trần đưa ra những chính sách cũng như biện pháp ngoại giao mà ta đã
sử dụng trong thời kì này. Qua đây, chúng ta cũng sẽ đi sâu vào phân tích, làm sáng tỏ
những nội dung của chính sách ngoại giao đó, những đóng góp to lớn của nhà Trần và
vai trò của ngoại giao trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời Trần.
Ngoài ra, tìm hiểu đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử
đấu tranh kháng chiến chống quân xâm lược đầy oanh liệt của quân dân ta, cũng như
một giai đoạn ngoại giao đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử dân tộc.
Chính vì những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Vai trò của ngoại giao
trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời Trần (thế kỷ XIII)” làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về nhà Trần cũng như những vấn đề liên quan đến đề tài đã thu hút
sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả:
Trong cuốn “Lịch sử Việt Nam (thế kỷ X – 1427)” Quyển 1 - tập 2 của tác giả
Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh nghiên cứu tổng quát về thời đại phong kiến
dân tộc ở Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XV. Trong đó tác giả có đề cập
4
đến các hoạt động ngoại giao đất nước ta dưới thời phong kiến độc lập trải qua các
triều đại trị vì. Đặc biệt, tác giả trình bày khá rõ về thời kì đấu tranh ngoại giao ở thời
Trần (1258 - 1285).
Cuốn “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim như tên gọi của nó, đó là tác
phẩm nghiên cứu về tiến trình lịch sử của Việt Nam qua các thời kì từ khi dựng nước
đến khi Thực dân Pháp vào xâm lược nước ta. Cuốn sách này cũng đã nêu lên một số
hoạt động ngoại giao của Đại Việt trong khi cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên
diễn ra.
Cũng là một chủ đề có liên quan, cuốn sách “Cuộc kháng chiến chống xâm
lược Mông - Nguyên” của Hà Văn Tấn và Trần Thị Tâm cũng nói về cuộc kháng chiến
chống Mông - Nguyên của triều đình nhà Trần và nhân dân ta. Tác giả cũng có trình
bày hoạt động ngoại giao của ta trong thời kì này. Đặc biệt là có trình bày về thời kì
đấu tranh ngoại giao nhằm phục vụ cho cuộc kháng chiến và vai trò của nó đối với
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Hay trong cuốn “Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước” của tác giả
Nguyễn Lương Bích. Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu gốc về lịch sử cổ -
trung đại Việt Nam và Trung Quốc, nhà sử học Nguyễn Lương Bích đã giới thiệu khá
cụ thể hoạt động ngoại giao của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, từ những ngày đầu
các vua Hùng lập quốc đến khi thực dân Pháp phát động chiến tranh xâm lược và hoàn
thành đánh chiếm Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX, trong đó, ngoại giao thời Trần cũng
được tác giả đề cập một cách khá rõ nét.
Ngoài ra, còn có một số tác phẩm, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài: Chuyện đi sứ - tiếp sứ (2001) của Nguyễn Thế Long, Ngoại giao Đại Việt (2000)
của Lưu Văn Lợi, Kế sách giữ nước thời Lý – Trần (1995) của Lê Đình Sỹ, Nguyễn
Danh Phiệt, An Nam chí lược (2002) của Lê Tắc…đây là những tài liệu quan trọng
giúp chúng tôi tham khảo, bổ sung cho đề tài.
Các tác phẩm trên đã đề cập đến một số nội dung xung quanh đề tài, đây là những
tư liệu quý giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu vai trò của ngoại
giao trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời Trần (thế kỷ XIII).
Để đạt được mục đích đề ra, chúng tôi cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Sưu tầm, thu thập tài liệu có liên quan đến vấn đề dang nghiên cứu.
- Giám định, lựa chọn. hệ thống hóa tư liệu để tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn về
các hoạt động ngoại giao thời Trần, và làm rõ nét vai trò của ngoại giao trong công
cuộc bảo vệ đất nước dưới thời Trần.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nhiên cứu của đề tài là hoạt động ngoại giao của nhà Trần trước,
trong và sau thời kì kháng chiến chống Nguyên Mông và vai trò của nó trong cuộc
chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chủ trương, chính sách, hoạt động ngoại giao
của các vua Trần.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được hoàn thành trên cơ sở nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Trong đó tư
liệu thành văn đóng một vai trò quan trọng, đó là các tác phẩm sử học, các công trình
nghiên cứu trên sách báo và tạp chí có liên quan. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng
nguồn tư liệu trên mạng internet.
Để tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này, chúng tôi đứng trên lâp
trường quan điểm Mác - Lênin và đường lối của Đảng. Cùng với đó, chúng tôi sử dụng
những phương pháp như có tính nguyên lý: phương pháp lịch sử, phương pháp logic.
Chúng tôi còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh đối
chiếu để chính xác hóa nguồn tư liệu và phân loại chọn lọc tư liệu phù hợp với yêu cầu
của đề tài.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng vận dụng phương pháp liên ngành để hoàn
thành khóa luận này. Tất cả những phương pháp trên được sử dụng để nhằm tiếp cận
và xử lý thông tin một cách chân thực và khoa học nhất giúp làm sáng tỏ vấn đề đang
nghiên cứu.
6. Đóng góp của khóa luận
6
Đề tài này góp phần tìm hiểu những chủ trương, chính sách, hoạt động ngoại
giao trong thời kì nhà Trần trị vì đất nước mà cụ thể là ngoại giao trong thời kì kháng
chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước dưới thời Trần. Qua đó thấy được vai trò
của các vua Trần cũng như vai trò của ngoại giao trong việc đấu tranh bảo vệ độc lập
dân tộc. Đồng thời cũng giúp người đọc hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử hào hùng
của dân tộc ta.
Bên cạnh đó, đây cũng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo thêm cho những ai muốn
tìm hiểu, nghiên cứu về thời Trần, về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông
và về một giai đoạn lịch sử ngoại giao của dân tộc.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm có hai
chương:
Chương 1: Ngoại giao Đại Việt trong các thời kỳ trước nhà Trần
Chương 2: Vai trò của ngoại giao trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ độc
lập dân tộc dưới thời Trần
7
NỘI DUNG
Chương 1
NGOẠI GIAO ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THỜI KỲ TRƯỚC NHÀ TRẦN
1.1. Khái niệm về ngoại giao
Khái niệm ngoại giao đã xuất hiện từ rất lâu, và cũng đã có rất nhiều những
định nghĩa khác nhau dành cho khái niệm này. Theo từ điển Oxford 1965: Ngoại giao
là việc tiến hành những quan hệ quốc tế bằng cách đàm phán, đó là công tác, nghệ
thuật của các nhà ngoại giao.
Với E.Stow, ông lại cho rằng ngoại giao là sự sắp đặt trí tuệ và lịch thiệp vào
việc tiến hành những quan hệ chính thức giữa các chính phủ.
Từ điển Tiếng Việt năm 1996 lại định nghĩa ngoại giao là sự giao thiệp với
nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và góp phần giải quyết những vấn
đề quốc tế chung. Như vậy tuy có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về ngoại giao,
mỗi định nghĩa lại chú trọng nêu bật những khía cạnh mà nó cho là chủ yếu và quan
trọng nhất của khái niệm, nhưng nếu xem xét lại thì tất cả những định nghĩa này đều
có cùng một vài điểm đặc thù; cho thấy ngoại giao là công việc để thực hiện những
nhiệm vụ chính trị đối ngoại của các quốc gia, là công cụ chính sách đối ngoại, là nghệ
thuật tiến hành đàm phán và kí kết giữa các quốc gia.
Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, định nghĩa sau có thể xem là định nghĩa
chung nhất và đầy đủ nhất. Ngoại giao là một khoa học mang tính tổng hợp của chính
trị, xã hội; là nghệ thuật của những khả năng; là hoạt động của các cơ quan đối ngoại
nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích,
quyền hạn của quốc gia, dân tộc trong nước và thế giới; từ đó góp phần giải quyết
những vấn đề chung bằng con đường đàm phán và các hình thức hòa bình.
Nói ngoại giao của một quốc gia nghĩa là nói quan hệ của nước đó đối với cộng
đồng quốc gia chung quanh, và quan hệ do xuất phát từ yêu cầu tạo một môi trường
quốc tế thuận lợi để đất nước sinh tồn và phát triển. Cộng đồng quốc tế phát triển từ
khi xuất hiện các Nhà nước chiếm hữu nô lệ, cho đến cộng đồng quốc tế toàn cầu như
ngày nay.
8
1.2. Vai trò của ngoại giao truyền thống
Việt Nam là nước có vị trí quan trọng trong giao lưu quốc tế. Việt Nam nằm ở
trung tâm Đông Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp Lào và
Campuchia, phía Đông và phía Nam nhìn ra biển Thái Bình Dương. Do có vị trí khá
thuận lợi nên Việt Nam từ sớm đã trở thành cầu nối giữa châu Á và Thái Bình Dương,
giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, nơi giao điểm của các tuyến
đường, các luồng hàng từ Bắc tới Nam và từ Đông sang Tây, là nơi gặp gỡ của các nền
văn hóa, văn minh lớn, mà ngay từ sớm là văn minh Ấn Độ và văn minh Trung
Quốc… Vì vậy mà trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ngay từ sớm
ông cha ta đã nhận thức rõ được hoạt động ngoại giao có vai trò và vị trí vô cùng quan
trọng. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, ngoại giao đã góp phần tích cực vào việc
bảo vệ quyền lợi quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đồng
thời củng cố hòa bình và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước.
Nói đến ngoại giao Việt Nam, chúng ta tự hào rằng đất nước ta có một nền
ngoại giao khá vững chắc, được xây dựng ngay từ những buổi đầu dựng nước. Đến khi
đất nước ta bị xâm lăng và trải qua quá trình đấu tranh chống giặc thì nền ngoại giao
đó càng được tôi luyện và phát huy. Phải nói rằng, trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc,
đất nước ta đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc xâm lăng của phong kiến phương
Bắc, của các đế quốc hùng mạnh. Nhân dân ta với truyền thống yêu nước đã kiên
quyết đứng lên chống giặc và giành được thắng lợi, bảo vệ vững chắc lãnh thổ Việt
Nam. Trong những chiến công ấy, ngoại giao cũng đóng một vai trò không kém phần
quan trọng. Một cuộc chiến tranh diễn ra không thể không có những cuộc đàm phán,
thỏa thuận để tìm lấy một biện pháp giải quyết có lợi nhất cho cả hai bên. Lịch sử
ngoại giao nước ta là một cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt nhằm đòi lại những quyền
lợi chính đáng cho dân tộc.
Trong các thời đại xã hội có giai cấp, nhất là thời phong kiến, quan hệ đối ngoại
giữa các nước phổ biến là một thứ quan hệ bất bình đẳng “cá lớn nuốt cá bé”, nước lớn
xâm lược nước nhỏ, xâm lược chưa được thì bắt nước nhỏ phải làm chư hầu, phiên
thuộc, phải nộp cống, phục dịch nước lớn. Nước lớn muốn gì, nước nhỏ phải cung
phụng không dám trái: vàng bạc, châu báu, những thú vật quý hiếm, kể cả bắt người
làm nô lệ… đủ thứ. Như với các triều đại phong kiến ở Trung Quốc, nước ta nhỏ bé