Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

vai trò của hồ chí minh đối với cách mạng tháng 8 1945
MIỄN PHÍ
Số trang
58
Kích thước
286.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1323

vai trò của hồ chí minh đối với cách mạng tháng 8 1945

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Cách mạng tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, một

trong những bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta, một mốc son

chói lọi trong “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng. Thắng lợi của cách mạng

tháng Tám là kết quả tổng hợp của những nhân tố bên trong và nhân tố bên

ngoài, trong đó những nhân tố bên trong là quyết định. Cách mạng tháng

Tám là sự nghiệp vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân ta.

Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, mỗi bước đi của Người đều

gắn liền với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Vì thế cống hiến của Người đối

với cách mạng tháng Tám là rất to lớn. Không chỉ là Người đề ra đường lối

chỉ đạo mà còn trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh đến thắng lợi.

Nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc những cống hiến của Hồ Chí Minh đối với

những thắng lợi của cách mạng tháng Tám (1945) sẽ góp phần tích cực vào

công việc nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và nghiên

cứu lịch sử Đảng thời kỳ lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền. Đồng

thời góp phần đấu tranh chống lại một số quan điểm sai lầm xuyên tạc sự

nghiệp cách mạng của Người.

Hiện nay cùng với yêu cầu chủ nghĩa Mac-Lênin, thì việc nghiên cứu

tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu một cách đầy đủ đúng đắn và sáng tạo tư

tưởng của Người vào cuộc sống trở nên cấp thiết. Quá trình hình thành, phát

triển tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng sôi nổi

vào phong phú của Người, với các thời kỳ cách mạng vẻ vang của Đảng.

Nghiên cứu vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng tháng Tám, góp

phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về một loạt vấn đề của một thòi kỳ

lịch sử quan trọng: về cách mạng giải phóng dân tộc, về đoàn kết dân tộc,

đoàn kết quốc tế, về phương pháp cách mạng, về xây dựng một nhà nước

kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân…

Nghiên cứu vai trò của Hồ Chí Minh với cách mạng tháng Tám góp

phần bồi dưỡng nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân đặc biệt là thế

hệ trẻ. Đồng thời, góp phần củng cố niềm tin của thế hệ trẻ vào sự nghiệp

cách mạng của Đảng và nhân ta. Đặc biệt nghiên cứu những hoạt động và

vai trò cảu Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám còn nhằm bác bỏ

những quan điểm phản động của giới sử học tư sản khi cho rằng “cách mạng

tháng Tám là sự ăn may” để chứng minh cách mạng tháng Tám là sự chuẩn

bị chu đáo của Đảng và nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã

chớp thời cơ “ngàn năm có một” đứng lên tổng khỏi nghĩa giành chính

quyền về tay nhân dân.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Nghiên cứu về vai trò của Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam là

một đề tài được rất nhiều người quan tâm.

Viện Mac-Lênin-Hồ Chí Minh cũng cho ra đời một số công trình

nghiên cứu về vai trò của Người. Đầu tiên phải kể tới cuốn “Chủ tịch Hồ Chí

Minh: tiểu sử và sự nghiệp, nhà xuất bản sự thật, 1970” có một chương viết

về hoạt động của Người trong thời kỳ 1940- 1945, nhưng chỉ mới tóm tắt

những hoạt động chính, những đánh giá chung về cống hiến của Người đối

với cách mạng tháng Tám.

Cuốn “Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam sơ thảo, tập 1, 1920-1954,

nhà xuất bản sự thật, 1982” cũng có một chương viết về quá trình Đảng lãnh

đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền trong thời gian 1939-1945 đồng thời

cũng nêu khái quát một số hoạt động cách mạng tiêu biểu của Hồ Chí Minh

thời kỳ này.

Cuốn “Sự nghiệp quân sự và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà xuất bản

quân đội nhân dân, 2002” của Viện lịch sử quân sự Việt Nam cũng trình bày

khá sâu sắc về vai trò của Hồ Chí Minh trong việc đề ra chủ trương, đường

lối đấu tranh cho cách mạng tháng Tám.

Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu sự nghiệp của Hồ Chí

Minh được đăng trên nhiều tạp chí. Tuy nhiên các công trình chưa đi sâu

trình bày và đánh giá một cách đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về vai trò của

Hồ Chí Minh với cách mạng tháng Tám 1939-1945.

3. Nhiệm vụ của đề tài

- Dựng lại bức tranh toàn cảnh, chân thực về hoạt động của Hồ Chí

Minh từ năm 1939 đến năm 1945.

- Nghiên cứu làm rõ những cống hiến của Hồ Chí Minh đối với thắng

lợi của cách mạng tháng Tám, qua đó góp phần vạch rõ đường lối cách

mạng của Người trong việc hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng chỉ đạo cách

mạng, vai trò của Người trong sáng lập mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ

trang cách mạng, trong hoạt động đối ngoại, chỉ đạo tổng khởi nghĩa, khai

sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ

yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra tôi còn

sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh đối chiếu phân tích, đánh giá tổng

hợp để làm sáng tỏ vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng tháng Tám

1945

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ TƯ TƯỞNG,

XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI CỨU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH CHO

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

1. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và yêu cầu cấp bách của cách mạng

Việt Nam.

Ngày 1-1-1939, phát xít Đức tấn công Ba-lan. Chiến tranh thế giới thứ

hai chính thức bùng nổ và nhanh chóng lan rộng ra khắp các châu lục và địa

dương lôi cuốn loài người vào cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất trong lịch

sử. Chủ nghĩa phát xít trở thành kẻ thù chính, chủ yếu, trước mắt và chống

chủ nghĩa phát xít là nhiệm vụ chính chủ yếu, trước mắt của tất cả các lực

lượng cách mạng, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Đấu tranh chống ách áp

bức, bóc lột của phát xít Nhật- Pháp- một bộ phận của chủ nghĩa phát xít thế

giới, nhân dân Việt Nam đã đứng về phe đồng minh và cách mạng Việt Nam

trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của các

dân tộc trên thế giới.

Chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến

nước ta, làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam. Là một nước tham

chiến ngay từ đầu, Chính phủ Pháp đã thi hành một chính sách cực kỳ phản

động không chỉ đối với nhân dân Pháp mà còn đè nặng lên nhân dân các

thuộc địa. Việt Nam là thuộc đại của Pháp tiếp tục bị đàn áp bởi những

chính sách cai trị phản động. Đảng cộng sản Đông Dương và các tổ chức

cộng sản bị thực dân Pháp tấn công điên cuồng. Báo chí tiến bộ bị đóng cửa.

Những quyền lợi mà quần chúng giành được trong thời kỳ đấu tranh dân chủ

bị thủ tiêu. Hàng loạt cán bộ, đảng viên và quần chúng bị bắt bớ, giam cầm

đầy đọa trong các nhà tù và các trại tập trung do pháp lập thêm. Đồng thời

với chính sách đàn áp khủng bố, thực dân Pháp còn ra lệnh tổng động viên,

bắt lính đưa sang Pháp phục vụ chiến tranh, bắt phu xây dựng các công trình

quân sự ở Đông Dương .

Chính sách kinh tế thời chiến của Pháp đã được thực hiện nhằm vơ vét

sức ngừơi, sức của ở Đông Dương phục vụ cho cuộc chiến tranh ở Pháp. Trừ

bọn tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản thì mọi giai cấp tầng lớp

trong xã hội Việt Nam đều bị ảnh hưởng tai hại bởi chính sách cai trị thời

chiến của đế quốc Pháp. Giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề, ngày phải

làm việc từ 10 đến 12h, tiền lương bị cắt giảm, sa thải. Nông dân thì càng

đói khổ và cùng cực hơn với sưu cao thuế nặng, phải nhổ lúa trồng đay, bị

bắt đi phu đi lính… Giai cấp tiểu tư sản cũng lâm vào cuộc sống lao đao, bế

tắc thất nghiệp, đóng cửa sập tiệm. Tư sản dân tộc bị phá sản hàng loạt.

Tình cảnh nhân dân Việt Nam ngày càng tệ hại hơn khi “chính quốc”

Pháp đầu hàng phát xít Đức (6-1940) và ở Đông Dương, chính quyền thực

dân Pháp đã chấp nhận sự chiếm đóng của Phát xít Nhật. nhân dân Việt Nam

vốn đã cực khổ nay phải chịu cảnh “một cổ đôi tròng” lại càng điêu đứng

hơn.

Dưới ách áp bức bóc lột của đế quốc, phát xít Pháp- Nhật làm cho

mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với Pháp – Nhật ngày

càng gay gắt. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam là phải giải quyết

ngay mâu thuẫn đó, phải chĩa mũi nhọn chính vào bọn đế quốc, phát xít,

đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phát xít giành độc lập dân tộc. “Bước

sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác là

con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da

trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng dân tộc”[ 1; 55-56]

Lịch sử đặt lên vai Đảng ta- đội tiên phong cách mạng của giai cấp

công nhân, bộ tham mưu duy nhất của dân tộc và lãnh tụ của Đảng, của dân

tộc- Hồ Chí Minh một sứ mệnh nặng nề. Hồ Chí Minh là người nhìn xa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!