Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi: Sách chuyên khảo / Nguyễn Trần Phúc, Phạm Thị Tuyết Trinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Trần Phúc
Phạm Thị Tuyết Trinh
VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................. 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. 5
DANH MỤC HÌNH............................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ............................................................. 7
CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HTNH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓI ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.................................................................................15
Giới thiệu chương ......................................................................................15
Khái niệm, đặc trưng và chức năng của HTNH ..........................................15
2.2.1. Khái niệm HTNH................................................................................15
2.2.2. Đặc trưng của HTNH ..........................................................................17
2.2.3. Chức năng của HTNH.........................................................................18
Khái niệm tăng trưởng kinh tế và đo lường tăng trưởng kinh tế .................20
Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế...............................................21
Vai trò của HTNH đối với tăng trưởng kinh tế ...........................................24
Các nghiên cứu liên quan ...........................................................................27
Quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam...................................................30
2.7.1. Giai đoạn 1990-2010 ...........................................................................30
2.7.2. Giai đoạn 2011-2020 ...........................................................................33
Yêu cầu đối với HTNH trong quá trình chuyển đổi kinh tế ........................38
Kết luận chương ........................................................................................39
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA HTNH ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT
NAM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI.......................................................41
Giới thiệu chương 3 ...................................................................................41
Sự phát triển của HTNH Việt Nam ............................................................42
3.2.1. Giai đoạn 1990-1995: Đổi mới căn bản ...............................................42
3.2.2. Giai đoạn 1996-2005: Tiếp tục đổi mới và bước đầu hội nhập quốc tế 46
3.2.3. Giai đoạn 2006-2010: Hội nhập quốc tế gia tăng và ứng phó với khủng
hoảng tài chính toàn cầu................................................................................53
3
3.2.4. Giai đoạn 2011-2020: Tái cơ cấu toàn diện hướng tới phát triển bền vững
......................................................................................................................60
Đánh giá vai trò của HTNH đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá
trình chuyển đổi ................................................................................................70
3.3.1. Giai đoạn 1990-1995: Đổi mới căn bản ...............................................70
3.3.2. Giai đoạn 1996-2005: Tiếp tục đổi mới và bước đầu hội nhập quốc tế 72
3.3.3. Giai đoạn 2006-2010: Hội nhập quốc tế gia tăng và ứng phó với khủng
hoảng tài chính toàn cầu................................................................................75
3.3.4. Giai đoạn 2011-2020: Tái cơ cấu toàn diện hướng tới phát triển bền vững
......................................................................................................................79
Bằng chứng thực nghiệm về tác động của phát triển HTNH đến tăng trưởng
kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi.....................................................84
3.4.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................84
3.4.2. Phương pháp ước lượng ......................................................................86
3.4.3. Kết quả kiểm định tính dừng ...............................................................90
3.4.4. Kết quả xác định độ trễ tối ưu..............................................................91
3.4.5. Kiểm định đồng liên kết ......................................................................92
3.4.6. Kiểm định tính vững của mô hình .......................................................93
3.4.7. Kết quả tác động trong dài hạn ............................................................96
3.4.8. Kết quả tác động trong ngắn hạn .........................................................98
3.4.9. Thảo luận kết quả ước lượng .............................................................101
Kết luận chương.......................................................................................106
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
HTNH VIỆT NAM.............................................................................................111
Chiến lược về tăng trưởng và MHTTKT Việt Nam..................................111
Quan điểm và phương hướng phát triển HTNH Việt Nam .......................113
Các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của phát triển HTNH đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam .................................................................................115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................123
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh
CAR Hệ số an toàn vốn Capital Adequacy Ratio
CCKT Cơ cấu kinh tế
CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh
tế trung ương
Central Institute for
economic management
CNH Công nghiệp hóa
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
GNP Tổng sản phẩm quốc dân Gross National Product
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
HĐH Hiện đại hóa
HTNH Hệ thống ngân hàng
ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư/ Tỉsố gia tăng giữa vốn và
sản lượng
Incremental Capital-Output
Ratio
KTTT Kinh tế thị trường
MHTTKT Mô hình tăng trưởng kinh tế
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
TFP Yếu tố năng suất tổng hợp Total Factor Productivity
TCTD Tổ chức tín dụng
TTTC Thị trường tài chính
XHCN Xã hội chủ nghĩa
WTO Tổ chức Thương mại Thế
giới
World Trade Organization
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 1990-2010 ..............................31
Bảng 2. 2: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2011-2020 ..............................35
Bảng 3. 1 Nợ xấu giai đoạn 1990-1995 ((%).........................................................45
Bảng 3. 2 Số lượng ngân hàng theo loại hình giai đoạn 1996-2005.......................47
Bảng 3. 3: Thị phần tiền gửi, tín dụng và tỷ trọng tài sản của các nhóm ngân hàng
các năm 2000-2005 (%)........................................................................................48
Bảng 3. 4: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 giai đoạn 1996-2005 (%)........49
Bảng 3. 5: Độ sâu tài chính và thanh khoản giai đoạn 1996-2005 (%) ..................51
Bảng 3. 6: Nợ xấu giai đoạn 1996-2005 (%).........................................................52
Bảng 3. 7: Số lượng ngân hàng theo loại hình giai đoạn 2006-2010......................55
Bảng 3. 8: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 giai đoạn 2006-2010 (%).........56
Bảng 3. 9: Độ sâu tài chính và thanh khoản giai đoạn 2006-2010 (%) ..................58
Bảng 3. 10: Nợ xấu giai đoạn 2006-2010..............................................................59
Bảng 3. 11: Số lượng ngân hàng theo loại hình giai đoạn 2011-2019....................63
Bảng 3. 12: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 giai đoạn 2011-2020 (%).......65
Bảng 3. 13: Tăng trưởng tín dụng theo ngành giai đoạn 2012-2020(%) ...............66
Bảng 3. 14: Phân bổ tín dụng theo ngành kinh tế giai đoạn 2012-2020 (%) ..........67
Bảng 3. 15: Độ sâu tài chính và thanh khoản giai đoạn 2011-2020 (%) ................68
Bảng 3. 16: Nợ xấu giai đoạn 2011-2020..............................................................69
Bảng 3. 17: Kết quả kiểm định tính dừng..............................................................91
Bảng 3. 18: Kết quả kiểm định đồng liên kết ........................................................92
Bảng 3. 19: Kết quả ước lượng quan hệ dài hạn mô hình ARDL 1 với tỷ lệ M2 trên
GDP sử dụng để đo lường phát triển HTNH .........................................................97
Bảng 3. 20: Kết quả ước lượng quan hệ dài hạn mô hình ARDL 2 với tỷ lệ Tín dụng
trên GDP sử dụng để đo lường phát triển HTNH ..................................................98
Bảng 3. 21: Kết quả ước lượng tác động ngắn hạn mô hình ARDL 1..................100
Bảng 3. 22: Kết quả ước lượng tác động ngắn hạn mô hình ARDL 2..................101
6
DANH MỤC HÌNH
Hình 3. 1: Tỷ trọng cho vay DNNN và khu vực tư nhân giai đoạn 1990-1995 ......44
Hình 3. 2: Tỷ trọng cho vay DNNN và khu vực tư nhân giai đoạn 1996-2005 ......50
Hình 3. 3: Tỷ trọng tín dụng cho khu vực nhà nước giai đoạn 2006-2010.............57
Hình 3. 4: Tỷ trọng tín dụng cho khu vực nhà nước giai đoạn 2011-2020.............66
Hình 3. 5: Độ sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế 1990-2020 ..............................86
Hình 3. 6: Tổng tích lũy phần dư của mô hình ARDL1.........................................93
Hình 3. 7: Tổng tích lũy hiệu chỉnh phần dư của mô hình ARDL 1 ......................94
Hình 3. 8: Tổng tích lũy phần dư của mô hình ARDL2.........................................95
Hình 3. 9: Tổng tích lũy hiệu chỉnh phần dư của mô hình ARDL 1 ......................95
7
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Việt Nam tiến hành chính sách đổi mới – mở cửa từ cuối thập kỷ 1980. Theo
đó, nhiều cải cách kinh tế được triển khai. Kinh tế Việt Nam chuyển đổi khá nhanh
từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang “cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”
đến Đại hội Đảng lần thứ tám, sau đó được xác định là vận hành theo nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam
gặt hái được nhiều thành quả nổi bật: tốc độ tăng trưởng ở mức khá; cơ cấu kinh tế
(CCKT) từng bước dịch chuyển theo hướng tiến bộ, hiện đại; đời sống người dân
được cải thiện. Hiện nay kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu vào vững
chắc.
Trong quá trình chuyển đổi kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam (HTNH),
bộ phận trung tâm của hệ thống tài chính (HTTC) quốc gia, từng bước chuyển đổi
và phát triển, đảm nhiệm vai trò to lớn trong quá trình huy động và phân bổ nguồn
vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và hội nhập quốc tế. HTNH
Việt Nam từng bước chuyển đổi từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp từ cuối
thập kỷ 1980. Trước năm 1988, HTNH ở Việt Nam là hệ thống một cấp, vận hành
theo cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Với Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988,
HTNH Việt Nam được định hướng hẳn sang hoạt động kinh doanh. Theo đó, cơ cấu
tổ chức của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được cải tổ lại, đảm nhận đúng chức năng
của ngân hàng trung ương; các NHTM (NHTM) thực hiện chức năng kinh doanh
ngân hàng chuyên doanh theo giấy phép được cấp. Từ đó NHNN từng bước sử dụng
các công cụ của CSTT một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường để thực hiện mục
tiêu chính sách. Trong khi đó, các NHTM phát triển mạnh mẽ theo nhiều tiêu chí
khác nhau, đã và đang thực hiện đầy đủ chức năng của các ngân hàng hiện đại, đáp
8
ứng ngày càng tốt nhu cầu tiết kiệm, đầu tư và thanh khoản của nền kinh tế, qua đó
đóng góp cho sự phát triển khá thành công của một nền kinh tế chuyển đổi trên nền
tảng của các nguyên lý thị trường với định hướng XHCN.
Sau khi chính sách đổi mới được thực thi, mô hình tăng trưởng kinh tế
(MHTTKT) ở Việt Nam có thể được xem là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng,
vận hành trong một khoảng thời gian dài. Đến cuối những năm 2000, MHTTKT này
bộc lộ nhiều hạn chế nội tại, không còn hỗ trợ Việt Nam tăng trưởng ổn định và bền
vững, nhất là trong quá trình nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu với kinh tế khu vực
và thế giới với các cơ hội và thách thức mới. Trước thực tiễn như vậy, Việt Nam cần
thực hiện đổi mới MHTTKT và tái CCKT để tạo “động lực” thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng nhanh, bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa, tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 và biến đổi khí hậu toán cầu. Đổi mới MHTTKT và tái CCKT
được xem là hoạt động thường xuyên, phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và là
hoạt động mang tính chiến lược cấp thiết khi MHTTKT và CCKT hiện hành trở nên
lạc hậu và kìm hãm tăng trưởng. Đổi mới MHTTKT và tái CCKT đúng hướng giúp
nền kinh tế vận động trên một nền tảng phát triển bền vững: tăng trưởng theo chiều
sâu, hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn, năng lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn, tăng cường
năng lực tự chủ kinh tế, chống chịu tốt hơn trước các cú sốc kinh tế bên ngoài. Sự
thành công của đổi mới MHTTKT và tái CCKT sẽ giúp kinh tế Việt Nam hội nhập
vững chắc hơn nữa vào kinh tế khu vực và thế giới và vị thế của Việt Nam ngày càng
nâng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thực tế, Chính phủ Việt Nam thể hiện sự
quyết tâm chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án tổng thể tái CCKT đi đôi với đổi mới
MHTTKT trên nền tảng “chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh” giai đoạn
2013-2020 (QĐ 339/QĐ-TTg năm 2013). Quá trình tái CCKT hơn 8 năm qua đã gặt
hái những thành công bước đầu, nhưng vẫn còn đó những hạn chế. Trong quá trình
đổi mới MHTTKT, Việt Nam đã và đang nỗ lực điều chỉnh để xác định bước đi phù
hợp và tháo gỡ khó khăn ở từng giai đoạn. Thực tế chuyển đổi cơ chế kinh tế và đổi
9
mới MHTTKT đặt ra câu hỏi là HTNH Việt Nam đã có vai trò như thế nào, đã đóng
góp thế nào cho tăng trưởng kinh tế và có những hạn chế nào đã bộc lộ cần vượt
qua? Chính vì vậy cuốn sách tham khảo này được thực hiện để làm rõ vai trò của
HTNH trong quá trình chuyển đổi CCKT và chuyển dịch MHTT.
HTNH là bộ phận cốt lõi quan trọng của HTTC quốc gia. Nghiên cứu về
HTNH nói chung và ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm đề tài
nghiên cứu mối tương quan giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Mối
tương quan giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế là hướng nghiên cứu được
các nhà nghiên cứu và các nhà làm chính sách quan tâm bởi tính toàn diện và khả
năng tác động mang tính trực tiếp và hệ thống của HTTC đến hoạt động kinh tế vĩ
mô.
Quan điểm về ảnh hưởng của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế có
thể tìm thấy trong nhiều tác phẩm kinh điển. Levine (1997) cho rằng phát triển tài
chính, trong đó có phát triển HTNH, sẽ giúp huy động vốn và phân bổ vốn một cách
hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý rủi ro, thúc đẩy các giao dịch mua bán hàng
hoá và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng về vốn và công nghệ, từ đó thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Giovannini và cộng sự (2013) có quan điểm tương tự khi cho rằng phát triển
tài chính là cơ sở giúp các chủ thể trong nền kinh tế tăng khả năng quản lý rủi ro,
thúc đẩy đổi sự đổi mới và giảm thiểu chi phí thông tin, từ đó giúp gia tăng hiệu quả
phân bổ nguồn lực tài chính và gia tăng khối lượng đầu tư, qua đó thúc đẩy nền kinh
tế tăng trưởng. Ở một góc độ khác, Aghion và cộng sự (1999) cho rằng các quốc gia
có thị trường tài chính kém phát triển đặc trưng bởi sự thiếu vắng kênh kết nối giữa
tiết kiệm và đầu tư thì thường tăng trưởng chậm và hay rơi vào tình trạng bất ổn vĩ
mô. Tuy vậy, sự phát triển của HTTC không phải là sự phát triển luôn theo xu thế
ổn định. Có những giai đoạn bất ổn với những cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra
trong quá trình phát triển và khi đó HTTC cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế (Loayza và Ranciere, 2006).
10
Quan điểm trên về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế là
cơ sở lý thuyết của nhiều nghiên cứu mang tính thực nghiệm. Đa số các nghiên cứu
tập trung xem xét thực nghiệm mối tương quan giữa phát triển tài chính nói chung
và tăng trưởng kinh tế. Trong các nghiên cứu này, vai trò cũng như tác động của
HTNH đến tăng trưởng kinh tế thường không được xem xét một cách riêng biệt, mà
bao hàm chung trong vai trò và tác động của HTTC, trong đó có dùng một số chỉ số
biểu thị sự phát triển của HTNH làm thước đo cho phát triển tài chính.
Có một số ít nghiên cứu tập trung phân tích định lượng tác động của HTNH
đến tăng trưởng kinh tế trên cơ sở mẫu dữ liệu chéo thu thập từ một nhóm nước hoặc
mẫu dữ liệu chuỗi thời gian từ một quốc gia nhất định. Nhìn chung, các nghiên cứu
đều cho bằng chứng về ảnh hưởng của HTNH đến tăng trưởng kinh tế ở hai góc độ:
(i) phát triển của HTNH có tương quan cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế, trong đó
sự phát triển của HTNH được đo lường bằng các tiêu chí như tỷ lệ cung tiền trên
GDP, tỷ lệ tín dụng trên GDP, tiền gửi trên GDP (Abukabar và Gani, 2013; Beck và
Levine, 2004; Dawson, 2008; Fukuda, 2001; Koivu, 2002); (ii) hiệu quả hoạt động
của ngân hàng có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế (Al-Khulaifi et al.,
1999; Cole et al., 2008).
Sự phát triển HTNH nói riêng và HTTC nói chung có vai trò đặc biệt thiết
yếu trong việc đề xuất hàm ý chính sách đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi
như Việt Nam và một số nước Đông Âu. Trước khi bước vào quá trình chuyển đổi,
HTNH ở các quốc gia này hoạt động theo cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Để
hỗ trợ cho sự thiết lập và phát triển cơ chế thị trường, sự cải cách và phát triển của
HTNH theo cơ chế thị trường là đặc biệt quan trọng và có vai trò dẫn dắt. Tuy nhiên,
chỉ có một vài nghiên cứu về ảnh hưởng của sự phát triển HTNH nói riêng và HTTC
nói chung đến tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế chuyển đổi (ví dụ, xem Koivu,
2002; Petkovski và Kjosevski, 2014). Hạn chế nói chung của các nghiên cứu định
lượng về chủ đề này, kể cả các nghiên cứu thực hiện cho các nền kinh tế chuyển đổi,
11
là chỉ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của một số chỉ tiêu phát triển
tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Các bằng chứng thực nghiệm chung chung như
vậy khó có thể đưa ra được các đề xuất chính sách cụ thể cho một quốc gia khi mà
kênh tác động, mức độ tác động cũng như cơ chế tác động của HTTC lại có thể chịu
sự chi phối của mức độ phát triển kinh tế và các yếu tố mang tính đặc thù quốc gia.
Ở Việt Nam, có một số ít nghiên cứu thực nghiệm với mục tiêu lượng hoá tác
động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế, trong đó phát triển tài chính
đo lường theo một hoặc hai chỉ tiêu biểu thị sự phát triển của HTNH (ví dụ, xem
Nguyễn Minh Sáng, 2014; Trần Đình Toàn, 2005; Anwar và Nguyen, 2011; Phan
Đình Nguyên, 2011). Các nghiên cứu này có hai hạn chế chính: (i) chỉ mới cung cấp
bằng chứng thực nghiệm trên cơ sở bộ dữ liệu theo chuỗi thời gian quá ngắn, trước
khi Việt Nam bước vào giai đoạn tái CCKT; (ii) chưa cung cấp hiểu biết một cách
toàn diện và hệ thống về sự phát triển HTNH, cũng như sự tương tác của nó với phát
triển kinh tế. Ngoài ra, có một vài bài viết mang tính bình luận về vai trò của HTNH
đối với sự vận động của nền kinh tế ở những thời điểm nhất định hoặc trong một giai
đoạn ngắn, nhưng cũng thiếu tính hệ thống, và chưa làm rõ được sự tương tác giữa
phát triển HTNH và tăng trưởng kinh tế.
Mục đích chung của cuốn tài liệu chuyên khảo này là phân tích và đánh giá
vai trò của phát triển HTNH đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong hơn ba mưoi
năm qua, kể từ khi bắt đầu hành trình chuyển đổi cơ chế kinh tế đến năm 2020, từ
đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm khắc phục các hạn chế và tiếp tục khai thác
vai trò tích cực của HTNH trong việc đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển đổi
MHTTKT được xác định như một chiến lược phát triển quan trọng của Việt Nam
trong các Nghị quyết Đại hội Đảng XI, XII và XIII.
Cuốn tài liệu chuyên khảo xác định ba tiêu cụ thể. Mục tiêu thứ nhất là phân
tích thực trạng phát triển của HTNH trong mối liên hệ với thực tiễn vận động của
kinh tế vĩ mô Việt Nam từ đầu thập kỷ 1990 đến năm 2020, từ đó làm rõ vai trò của
12
phát triển HTNH đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi.
Mục tiêu thứ hai là phân tích định lượng ảnh hưởng của phát triển HTNH đến tăng
trưởng kinh tế, trong đó xem xét bối cảnh tác động cũng như khả năng tác động
mang tính phi tuyến của phát triển HTNH đến tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu thứ ba
là đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của HTNH đối với tăng trưởng
kinh tế Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi MHTT.
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả của sách chuyên khảo sử dụng chủ
yếu các phương pháp sau. Thứ nhất, phương pháp phân tích tổng hợp được sử dung
trong việc khảo lược các lý thuyết liên quan đến phát triển HTNH, tăng trưởng kinh
tế, tác động của phát triển HTNH đến tăng trưởng kinh tế cũng như khảo lược các
nghiên cứu trước. Phần khảo lược lý thuyết và các nghiên cứu trước giúp làm rõ nội
hàm tác động của phát triển HTNH đến tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, một số công
cụ của thống kê mô tả được sử dụng để phân tích và làm rõ tiến trình phát triển của
HTNH trong mối tương tác với sự vận động và phát triển của nền kinh tế Việt Nam
trong quá trình chuyển đổi. Thứ ba, nhóm tác giả xây dựng mô hình kinh tế lượng
trên nền tảng MHTTKT nội sinh và áp dụng kỹ thuật hồi quy đa biến để phân tích
tác động của phát triển HTNH đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-
2020, trong đó có đưa vào phân tích bối cảnh tác động cũng như khả năng tác động
mang tính phi tuyến của phát triển HTNH đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả phân tích
thực trạng và phân tích định lượng hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau với mục đích làm rõ
vai trò tích cực cũng như như những tồn tại của HTNH đối với tăng trưởng kinh tế
Việt Nam
Cuốn sách chuyên khảo này làm sáng tỏ vai trò của HTNH Việt Nam đối với
tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung sang “cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” và trong quá trình chuyển
đổi MHTTKT trong suốt hơn 30 năm qua ở cả hai góc độ, lý luận và thực tiễn. Dưới
góc độ lý luận, cuốn sách chuyên khảo này hệ thống hoá các lý thuyết và quan điểm
lý thuyết liên quan để làm rõ vai trò của HTNH, một cấu phần quan trọng của HTTC,
13
đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển và các
nền kinh tế chuyển đổi. Việc hệ thống hóa các lý thuyết và quan điểm lý thuyết như
vậy giúp hình thành cơ sở khoa học cho việc phân tích thực tiễn, xây dựng mô hình
định lượng và hình thành các hàm ý chính sách.
Dưới góc độ thực tiễn, sách chuyên khảo này có ý nghĩa ở ba điểm. Thứ nhất,
sách chuyên khảo tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn để đưa ra bức tranh có hệ thống
về thực trạng phát triển HTNH Việt Nam kể từ khi chuyển đổi kinh tế, từ đó làm rõ
HTNH là kênh kết nối quan trọng giữa tiết kiệm và đầu tư và làm sáng tỏ những hạn
chế của HTNH ở từng giai đoạn. Phần phân tích thực trạng là cơ sở để làm rõ kết
quả phân tích định lượng và đề xuất các giải pháp giúp phát triển HTNH theo hướng
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nhất là trong quá trình chuyển
đổi MHTTKT trên nền tảng chất lượng, hiệu quả và công nghệ cao.
Thứ hai, sách chuyên khảo cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của
phát triển HTNH đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau
của quá trình phát triển và trong điều kiện có khủng hoảng. Kết quả ước lượng cho
thấy tác động phi tuyến của phát triển HTNH đến tăng trưởng kinh tế thông qua
thước đo tỷ lệ cung tiền trên GDP và tỷ lệ tín dụng trên GDP, từ đó xác định ngưỡng
tỷ lệ cung tiền trên GDP và ngưỡng tỷ lệ tín dụng trên GDP mà tại các ngưỡng này
tác động của cung tiền và tín dụng lên tăng trưởng kinh tế đảo chiều. Cuốn sách
chuyên khảo cũng cho thấy tác động tích cực của mở rộng tín dụng giảm đi ở giai
đoạn sau kể từ năm 2007, khi mà kinh tế Việt Nam trở nên hội nhập sâu hơn và tín
dụng tăng trưởng quá nóng nhiều năm ở giai đoạn này. Kết quả này chỉ ra khả năng
hấp thụ vốn của nền kinh tế hạn chế và sự cần thiết kiểm soát quá trình tín dụng chặt
chẽ hơn.
Thứ ba, sách chuyên khảo này đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các
hạn chế và phát triển HTNH Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững,