Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của giáo dục và y tế đối với tăng trưởng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005 - 2013
PREMIUM
Số trang
97
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1861

Vai trò của giáo dục và y tế đối với tăng trưởng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005 - 2013

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM VĂN ĐỰNG

VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ Y TẾ

ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2005-2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Tp Hồ Chí Minh, 2015

iii

TÓM TẮT

Tác động của vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế đã trở thành mối

quan tâm đặc biệt của các quốc gia khi bước vào kỷ nguyên của các nền kinh tế

tri thức. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam cũng như

trên thế giới, mặc dù vốn con người bao gồm nhiều khía cạnh như giáo dục, hiểu

biết, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khoẻ, khả năng thúc đẩy… nhưng các nghiên

cứu trước đây chỉ thường tập trung vào yếu tố giáo dục làm thước đo để xem xét

ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế.

Đề tài này nghiên cứu sự ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với tăng trưởng

kinh tế ở các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long. Bằng cách sử dụng cả

hai yếu tố chính của vốn nhân lực là giáo dục và y tế để nghiên cứu mối quan hệ

giữa phát triển nguồn vốn nhân lực và tăng trưởng kinh tế của khu vực. Từ đó,

đề xuất một số giải pháp thúc đẩy cho việc phát triển nguồn nhân lực và tăng

trưởng kinh tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để nghiên cứu các

yếu tố thành phần của vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế 13 tỉnh, thành phố

Đồng bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn 2005 – 2013. Kết quả ước lượng từ

mô hình hồi quy cho thấy các biến giải thích đại diện cho yếu tố giáo dục có tác

động đến tăng trưởng kinh tế bao gồm: số lượng học sinh trung học cơ sở, số

lượng học sinh phổ thông trung học, số lượng sinh viên đại học và cao đẳng, chi

ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo; các biến đại diện cho yếu tố

y tế có ảnh hưởng đến tăng trưởng bao gồm: số lượng giường bệnh ở các cơ sở y

tế, số lượng cán bộ ngành y dược và chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế.

Với các kết quả nghiên cứu được, đề tài cũng đã đưa ra một số khuyến

nghị nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu

Long, trong đó nhấn mạnh cần thực hiện các chính sách nhằm gia tăng vốn con

người thông qua giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khoẻ y tế.

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii

TÓM TẮT ............................................................................................................iii

MỤC LỤC............................................................................................................iv

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ.......................................................................vii

DANH MỤC BẢNG..........................................................................................viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT................................................ix

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1

1.1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................... 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................ 3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4

1.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 4

1.5.1. Mẫu nghiên cứu .......................................................................... 4

1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu cho nghiên cứu ........................... 5

1.5.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu........................................... 5

1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ......................................................................... 5

1.7. Kết cấu luận văn..................................................................................... 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 7

2.1. Khái niệm vốn nhân lực ......................................................................... 7

2.2. Nguồn gốc của vốn nhân lực.................................................................. 8

2.3. Lý thuyết Vốn nhân lực của Jacob Mincer.......................................... 11

v

2.4. Mô hình lý thuyết tăng trưởng nội sinh Mankiw-Romer-Weil............ 12

2.5. Mô hình đi học trong xác định vốn nhân lực ....................................... 15

2.6. Mối quan hệ giữa giáo dục và y tế đối với tăng trưởng kinh tế........... 17

2.7. Tổng quan về các nghiên cứu trước..................................................... 19

2.7.1. Các nghiên cứu về vốn nhân lực ............................................ 19

2.7.2. Một số nghiên cứu khác về tăng trưởng kinh tế ....................... 23

2.8. Các điểm mới của đề tài....................................................................... 24

2.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất: ............................................................... 25

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 28

3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 28

3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 30

3.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 32

3.3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu.................................................. 32

3.3.1. Giải thích các biến của mô hình: .............................................. 33

3.4. Dữ liệu của nghiên cứu ........................................................................ 46

3.5. Mẫu nghiên cứu.................................................................................... 47

3.6. Kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng ........................................................... 47

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 49

4.1. Tăng trưởng kinh tế ĐBSCL giai đoạn 2005-2013 ............................. 49

4.2. Giáo dục ở ĐBSCL giai đoạn 2005-2013............................................ 52

4.3. Y tế ở ĐBSCL giai đoạn 2005-2013.................................................... 54

4.4. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ........................... 55

4.5. Phân tích tương quan............................................................................ 59

4.6. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến:..................................................... 60

4.7. Mô hình hồi quy Pooled OLS .............................................................. 63

4.8. Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)..... 65

4.9. Hồi quy bằng phương pháp GLS ......................................................... 68

4.10. Phân tích kết quả nghiên cứu ............................................................. 69

4.10.1. Ảnh hưởng của nhóm các biến giáo dục................................. 69

4.10.2. Ảnh hưởng của nhóm các biến y tế ........................................ 74

vi

4.10.3. Ảnh hưởng của nhóm các biến kinh tế vĩ mô khác ................ 77

4.10.4. Biến không có ý nghĩa thống kê ............................................. 79

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................... 82

5.1. Kết luận ................................................................................................ 82

5.2. Khuyến nghị chính sách....................................................................... 84

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 87

PHỤ LỤC............................................................................................................ 90

Phụ lục 1: Mô tả thống kê các biến trong mô hình ..................................... 90

Phụ lục 2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên

cứu đề xuất .......................................................................................................... 91

Phụ lục 3: Ma trận hệ số tương quan sau khi loại bỏ biến lực lượng lao

động đang làm việc ............................................................................................. 91

Phụ lục 4: Kết quả hồi quy Pooled OLS..................................................... 92

Phụ lục 5: Kết quả hồi quy Fixed Effects Model........................................ 93

Phụ lục 6: Kết quả hồi quy Random Effects Model ................................... 94

Phụ lục 7: Kiểm định Hausman lựa chọn mô hình FEM và REM ............. 95

Phụ lục 8: Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS .................................. 96

vii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Dòng thu nhập trong Mô hình đi học................................................... 15

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 26

Hình 3.1 Sơ đồ thực hiện quy trình nghiên cứu ................................................ 30

Hình 4.1 Tổng sản phẩm trên địa bàn của các tỉnh, thành phố khu vực ĐBCSL

giai đoạn 2005-2013............................................................................................ 50

Hình 4.2 Giá trị xuất nhập khẩu ĐBSCL giai đoạn 2005-2013.......................... 51

Hình 4.3 Chi ngân sách nhà nước đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy

nghề khu vực ĐBSCL giai đoạn 2005-2013....................................................... 53

Hình 4.4 Chi ngân sách nhà nước đầu tư cho sự nghiệp y tế, dân số và kế hoạch

hoá gia đình ĐBSCL giai đoạn 2005-2013......................................................... 55

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu........................................ 44

Bảng 4.1 Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu............................ 56

Bảng 4.2 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu................ 60

Bảng 4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến với hệ số VIF................................................. 61

Bảng 4.4 Ma trận hệ số tương quan sau khi loại biến LD .................................. 62

Bảng 4.5 Kiểm tra đa cộng tuyến sau khi loại biến LD...................................... 62

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy OLS sử dụng số liệu gộp........................................... 63

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Breusch-Pagan ...................................................... 64

Bảng 4.8 Kết quả ước lượng mô hình FEM và REM ......................................... 65

Bảng 4.9 Kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình FEM ................... 67

Bảng 4.10 Kiểm định tự tương quan Wooldrige................................................. 67

Bảng 4.11 Kết quả ước lượng bằng phương pháp GLS...................................... 68

ix

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

FDI Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEM Fixed Effects Model - Mô hình hiệu ứng cố định

GLS Generalized Least Squares - Phương pháp hồi quy Bình phương tối

thiểu tổng quát

GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa (ở nghiên cứu này

GDP được tính là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối

cùng được sản xuất ra trong phạm vi một tỉnh, thành phố Việt Nam

trong thời kỳ một năm)

ILO International Labour Organization - Tổ chức Lao động Quốc tế

OECD Organization for Economic Cooperation and Development - Tổ chức

Hợp tác và Phát triển Kinh tế

OLS Ordinary Least Squares - Phương pháp ước lượng Bình phương tối

thiểu thông thường

REM Random Effects Model - Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

UNDP United Nations Development Programme - Chương trình Phát triển

Liên Hợp Quốc

WEF World Economic Forum - Diễn đàn Kinh tế Thế giới

1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Chương này trình bày một cách khái quát về đề tài nghiên cứu, bao gồm

các nội dung chính như: vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên

cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề

tài và kết cấu của luận văn.

1.1. Vấn đề nghiên cứu

Các quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát

triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con

người… Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có

tính chất quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ

trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc

kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng

khai thác các nguồn lực sẵn có thì rất khó có thể đạt được sự phát triển như

mong muốn.

Ở nước ta, Chính phủ (2011) khẳng định mục tiêu phát triển nhân lực Việt

Nam thời kỳ 2011-2020 là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế

quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã

hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương

đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó có một số mặt tiếp cận trình độ

các nước phát triển trên thế giới.

Muốn đạt được mục tiêu như trên, thì mỗi người dân phải được đầu tư để

hình thành và tích lũy nguồn vốn nhân lực của cá nhân tương xứng với yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong nhiều năm qua, Chính phủ cũng

đã có nhiều nổ lực trong việc đầu tư nâng cao vốn nhân lực của người dân thông

qua các chính sách về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, rèn luyện

thể lực, thể thao….

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!