Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của đầu tư trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử
MIỄN PHÍ
Số trang
52
Kích thước
290.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1011

Vai trò của đầu tư trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Vai trß cña ®Çu t trong viÖc thóc ®Èy t¨ng trëng kinh tÕ

Theo C.Mac va F.Anghen: Không thể cải biến kinh tế xã hội nếu thiếu vai trò

kinh tế của Nhà nước, loài người đã và đang còn sống lâu dài trong nền kinh tế

thị trường,bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu, nền kinh tế thị trường không thể

tránh khỏi mặt tiêu cực. Phát huy mặt tích cực, chủ động hạn chế mặt tiêu cực

của kinh tế thị trường thông qua vai trò của đầu tư trong việc thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế là một tất yếu khách quan.

I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRONG

VIỆC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.Nhà nước là gì ?

Trong tiến trình lịch sử phát triển, sự ra đời của Nhà nước chậm hơn sự ra

đời của xã hội vì Nhà nước chỉ được tạo ra từ xã hội có một trình độ phát triển

nhất định

Nhà nước không phải là cái bẩm sinh vốn có mà nó xuất hiện gắn liền với sự

xuất hiện chế độ tư hữu về Tư liệu sản xuất, sản xuất hàng hoá, giai cấp và

đấu tranh giai cấp. Nhà nước là kiểu tổ chức xã hội của xã hội có giai cấp. Nó

là một bộ máy, một hệ thống tổ chức chặt chẽ, tác động vào mọi mặt của đời

sống xã hội, do giai cấp thống trị lập ra nhằm hợp pháp hoá và củng cố sự áp

bức của chúng đối với quần chúng lao động. Do vậy bản chất Nhà nước theo

nguyên nghiã của nó là nền chuyên chính để thực hiện sự thống trị của một

giai cấp, là bộ máy áp bức của giai cấp thống trị đối với xã hội. Nhà nước chỉ

là một phạm trù lịch sử, nó không đồng nghĩa với xã hội, nó chỉ tồn tại trong

một giai đoạn lịch sử nhất định và sẽ tự tiêu vong khi các cơ sở ra đời và tồn

tại của nó không còn nữa. Bất kì một Nhà nước nào cũng có chức năng kinh

tế, mà theo Mac thì chức năng của nhà nước như “vai trò bà đỡ cho xã hội cũ

1

Vai trß cña ®Çu t trong viÖc thóc ®Èy t¨ng trëng kinh tÕ

thai nghén xã hội mới”. Ở các thời kì khác nhau, các chế độ xã hội khác nhau,

do tính chất Nhà nước khác nhau nên vai trò và chức năng kinh tế của Nhà

nước có biểu hiện khác nhau.

2.Vai trò của đầu tư trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua các giai

đoạn khác nhau của lịch sử

Nói về vai trò kinh tế của Nhà nước qua các thời kì và chế độ xã hội, C.Mac

và F.Anghen đã có những đúc kết hết sức xác đáng như sau:

* Các Nhà nước trước Chủ nghĩa tư bản, vai trò kinh tế chủ yếu là đặt ra chế

độ thuế khoá, một chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức để nuôi sống bộ

máy cai trị, thực hiện chức năng đối nội (giữ cho sự xung đột giai cấp nằm

trong vòng trật tự) đối ngoại (bảo vệ lãnh thổ) từ đó bảo vệ và mở rộng lợi ích

kinh tế của giai cấp thống trị.

* Đến Nhà nước tư sản, vai trò kinh tế của Nhà nước không chỉ dừng lại ở

thuế khoá, không chỉ đơn thuần là cơ quan cai trị ở bên ngoài, bên trên quá

trình sản xuất như Anghen đã nhận xét "nền văn minh mà tiến lên thì bản thân

thúê má là không đủ nữa, Nhà nước phát hành hối phiếu, vay nợ tức là phát

hành công trái”. Và sự xuất hiện sở hữu Nhà nước đã làm cho Nhà nước bắt

đầu ở bên trong quá trình sản xuất, Nhà nước là “Nhà tư bản tập thể lý tưởng,

Nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao

nhiêu thì nó lại càng biến thành tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu và càng bóc

lột nhiều công nhân”

Cũng theo hai ông, không thể có sự biến đổi kinh tế xã hội từ chủ nghiã tư

bản lên xã hội cộng sản nếu thiếu vai trò kinh tế của Nhà nước, của giai cấp vô

sản, Anghen nhấn mạnh ”Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền Nhà nước và

biến tư liệu sản xuất trước hết thành sở hữu Nhà nước”. Theo dự đoán của

2

Vai trß cña ®Çu t trong viÖc thóc ®Èy t¨ng trëng kinh tÕ

Mac và Anghen, chuyên chính vô sản trong đó bộ phận quan trọng là Nhà

nước và vai trò kinh tế của Nhà nước ra đời từ sự chín muồi của các tiền đề

kinh tế xã hội, đến lượt sự ra đời vai trò kinh tế của Nhà nước lại thúc đẩy các

điều kiện kinh tế xã hội của xã hội mới phát triển và hoàn thiện. Và khi những

điều kiện kinh tế xã hội phát triển đến một trình độ nhất định lại dẫn đến sự tự

tiêu vong của Nhà nước theo đúng quy luật phát sinh phát triển và chuyển hoá

vốn có của mọi sự vật hiện tượng

Mac và Anghen với tư cách vừa là nhà khoa học vừa là nhà hoạt động thực

tiễn, hai ông chưa thể đề cập nhiều vai trò và chức năng kinh tế của Nhà nước

cho xã hội tương lai khi thực tiễn chưa đến, bằng sự phân tích logic hai ông

chỉ phác hoạ chức năng kinh tế của Nhà nước chủ yếu là ”biến các tư liệu sản

xuất thành sở hữu Nhà nước”, chỉ đến sau này Lênin với tư cách là người lãnh

đạo trực tiếp công cuộc xây dựng xã hội mới thì vai trò và chức năng của Nhà

nước mới được nói tới nhiều hơn. Ông cho rằng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa

được xây dựng trên công hữu xã hội về tư liệu sản xuất với hai hình thức sở

hữu toàn dân và tập thể. Sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất là hình thức sở

hữu chung của toàn thể nhân dân lao động, mọi người cùng chiếm hữu tư liệu

sản xuất. Người chủ cao nhất là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, sản xuất được tiến

hành theo kế hoạch tập trung thống nhất của Nhà nước. Còn hình thức sở hữu

tập thể do tập thể người lao động góp vốn, tư liệu sản xuất để xây dựng nên,

sản xuất được tiến hành theo kế hoạch của tập thể có sự hướng dẫn của Nhà

nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa có vai trò kinh tế đặc biệt, nó không còn là

bộ máy ăn bám đứng trên quá trình sản xuất nữa mà phải chuyển sang tổ chức,

thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế quốc dân. Chức năng này gắn liền với

quá trình kế hoạch hoá tập trung thống nhất, quản lý sản xuất và phân phối sản

phẩm, kiểm tra chặt chẽ mức độ lao động và tiêu dùng.

3

Vai trß cña ®Çu t trong viÖc thóc ®Èy t¨ng trëng kinh tÕ

Thực tế lịch sử đã cho thấy cùng với sự tiến hoá của các chế độ xã hội, vai

trò kinh tế của Nhà nước cũng có những biến đổi hết sức lớn lao, thể hiện rõ

trong các lý thuyết kinh tế điển hình qua các thời kì

- Trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến: vai trò kinh tế của Nhà nước

chủ yếu chỉ dừng lại ở việc bảo vệ sở hữu về nô lệ và phong kiến về Tư liệu

sản xuất. Nhà nước trực tiếp dùng quyền lực của mình can thiệp vào việc phân

phối của cải được sản xuất ra bởi nô lệ. Còn Nhà nước phong kiến không chỉ

can thiệp vào việc phân phối mà còn tập hợp nhân dân xây dựng kết cấu hạ

tầng cho sản xuất nông nghiệp, khuyến khích quan lại di dân đi mở mang các

vùng đất mới, đề ra các chính sách ruộng đất thích hợp cho từng thời kì.

- Trong giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển của Chủ nghĩa tư

bản

+ Trong thời kì tích luỹ nguyên thuỷ Tư bản (giữa thế kỉ 15) Nhà nước có

vai trò kinh tế quan trọng trong việc tích luỹ tiền (Chủ nghĩa trọng thương), họ

đề cao vai trò tiền tệ, coi tiền tệ là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sự giàu có

của một quốc gia -“Nội thương là cái ống dẫn, ngoại thương là cái máy bơm,

muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dần của cải qua nội thương”-do

đó các Nhà nước đã buộc các thương gia nước ngoài không được mang tiền ra

khỏi nước họ, quy định những nơi được phép buôn bán để dễ dàng cho việc

kiểm tra, đánh thuế nhập khẩu cao, khuyến khích phát triển xuất khẩu hàng

hoá , thành phẩm, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô... Sự can thiệp của Nhà

nước đã góp phần tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự ra đời của Chủ nghĩa

tư bản.

+ Thế kỉ 18,19 cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất hoàn thành,

công trường thủ công Tư bản chủ nghĩa đã đứng vững trong công nghiệp,

4

Vai trß cña ®Çu t trong viÖc thóc ®Èy t¨ng trëng kinh tÕ

nông nghiệp...nền sản xuất ở các nước Tư bản phát triển nhanh, giai cấp Tư

sản đã chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, tư tưởng tự do

kinh tế được thể hiện rõ nhất trong thời kì này mà tiêu biều là quan điểm kinh

tế của trường phái cổ điển. Họ ủng hộ mạnh mẽ tư tưởng tự do cạnh tranh,

chống lại việc Nhà nước can thiệp vào kinh tế:”Trong chính sách và trong

kinh tế phải tính đến những quá trình tự nhiên, không nên dùng những hành

động cưỡng bức để chống lại quá trình đó”-W.Petty. Tư tưởng tự do kinh tế

này được tiếp tục phát triển ở thuyết trật tự tự nhiên của trường phái trọng

nông ở Pháp, đại diện của họ là Quesnay, ông cho rằng chỉ có xã hội tư bản

mới là xã hội bình thường vì nó phù hợp với trật tự tự nhiên (với 2 quy luật cơ

bản la quy luật vật lý và luân lý) từ đó ông đưa ra tư tưởng tự do tư hữu, tự do

cạnh tranh, tự do tham gia thị trường.

Tuy nhiên đại diện tiêu biểu nhất trong thời kì này là một nhà Kinh tế chính

trị học tư sản cổ điển người Anh-Ađam Smith-ông đã dưa ra lý thuyết “Bàn

tay vô hình”, “Con người kinh tế”, “Nhà nước không can thiệp vào tổ chức

nền kinh tế hàng hoá". Ông cho rằng hoạt động của nền kinh tế là do các quy

luật khách quan tự phát chi phối, sự vận động của thị trường là do quan hệ

cung cầu cùng với những biến động tự phát của giá cả hàng hoá trên thị

trường quyết định. Quan hệ giữa người với người là quan hệ về lợi ích kinh tế.

Mỗi người hoạt động chỉ nhằm lợi ích cho bản thân, song do “bàn tay vô

hình” chi phối buộc con người phục tùng lợi ích chung của xã hội, điều này

nằm ngoài ý định của từng nhà kinh doanh. Mặc dù đề cao “bàn tay vô hình”

song ông cũng cho rằng đôi khi Nhà nước có nhiệm vụ kinh tế nhất định, đó là

khi các nhiệm vụ kinh tế đặt ra vượt quá khả năng của các doanh nghiệp. Mặt

khác các nhà kinh tế cũng thấy được rằng nền kinh tế phát triển càng cao, xã

hội hoá sản xuất ngày càng mở rộng, thị trường ngày càng phát triển thì càng

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!