Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay.
PREMIUM
Số trang
65
Kích thước
962.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1216

Vai trò của đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

ccÍdd

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD : TS. VƯƠNG THỊ BÍCH THỦY

SVTH : VÕ THỊ PHƯỜNG

LỚP : 12SGC

Ðà Nẵng, tháng 04 năm 2016

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..............................................................1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................................................2

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài..................................................2

5. Bố cục của đề tài..........................................................................................................2

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ................................................................................3

NỘI DUNG.....................................................................................................................7

Chương 1: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ Ý THỨC

ĐẠO ĐỨC ......................................................................................................................7

1.1. Các quan niệm về đạo đức trong lịch sử triết học trước Mác............................7

1.1.1. Quan niệm về đạo đức trong triết học phương Đông ...........................................7

1.1.2. Quan niệm đạo đức trong triết học phương Tây .................................................9

1.2. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về ý thức đạo đức ...........................12

1.2.1. Khái niệm đạo đức..............................................................................................12

1.2.2. Ý thức đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội................................17

1.2.3. Những thành tố của ý thức đạo đức ....................................................................20

Kết luận chương 1........................................................................................................24

Chương 2: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM........................25

2.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh ...........................................................................25

2.2. Đặc điểm của đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ......................................................................................29

2.3. Vai trò đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa ......................................................................................................................30

2.3.1. Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ...............30

2.3.2. Những tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với đạo

đức kinh doanh ..............................................................................................................34

2.3.3. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa .......................................................................................................................38

Kết luận chương 2........................................................................................................42

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH

DOANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.............................................................................43

3.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ..............43

3.2. Tăng cường vai trò của người tiêu dùng ............................................................51

3.3. Phát huy vai trò của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội......................53

3.4. Tăng cường công tác phổ biến pháp luật gắn với xậy dựng, giáo dục đạo đức

kinh doanh........................................................................Error! Bookmark not defined.

Kết luận chương 3........................................................................................................57

KẾT LUẬN ..................................................................................................................58

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cho đến nay, rất ít người không tin rằng đạo đức kinh doanh luôn gắn liền với sự

phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, sự tăng trưởng

của lợi nhuận song hành với việc doanh nghiệp nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc

đạo đức kinh doanh. Trong nền kinh tế mở, kinh tế thị trường, đạo đức kinh doanh

chính là yếu tố nền tảng cho sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp, tăng

cường sự trung thành của nhân viên, điều chỉnh hành vi của doanh nhân, nâng cao hình

ảnh và vị trí của doanh nghiệp trên thương trường.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn chưa nhận thức đầy đủ tính tất

yếu của đạo đức kinh doanh đối với sự tăng trưởng lợi nhuận và sự phát triển bền vững

của doanh nghiệp nói riêng, của nền kinh tế đất nước trong thời kì hội nhập nói chung.

Không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận, chạy theo lợi nhuận trước mắt mà đã xem nhẹ các

vấn đề đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn theo kiểu “chộp giật” mang

tính “ăn xổi” dẫn đến trường hợp sản xuất hàng kém chất lượng, làm hàng giả trở nên

khá phổ biến, gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Vẫn còn đó

các doanh nghiệp bỏ quên các tiêu chí về chất lượng, môi trường và sức khỏe con người.

Nhiều doanh nghiệp gây ô nghiễm môi trường, thiếu trách nhiệm đối với sự an toàn và

sức khỏe của người lao động... Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến

sự phá sản của các doanh doanh nghiệp ở nước ta trong thời kì hội nhập.

Ý thức được vấn đề trên, việc xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là việc làm cần thiết và mang ý

nghĩa khoa học. Do đó, chúng tôi chọn vấn đề: “Vai trò của đạo đức kinh doanh

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay” làm

đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu

Qua nghiên cứu và luận giải các quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về ý

thức đạo đức, những vấn đề lý luận về kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa cũng như những tác động hai chiều giữa kinh tế thị trường và đạo đức

kinh doanh... Đề tài hướng đến việc tìm kiếm các giải pháp thích hợp nhằm xây dựng

đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam hiện nay

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thứ nhất: phân tích, làm rõ những quan điểm, tư tưởng liên quan đến ý thức

đạo đức, kinh tế thị trường, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Thứ hai: phân tích vai trò của đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Thứ ba: đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của đạo đức kinh doanh trong nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về ý thức đạo

đức và vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

4.1. Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử

về đạo đức và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế, thị trường về xây

dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra đề tài còn sử dụng tổng hợp các phương

pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp thống nhất giữa lôgic và lịch sử, phân

tích và tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa...

5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương, 7 tiết.

Chương 1: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về ý thức đạo đức

Chương 2: Đạo đức kinh doanh dưới tác động của kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Chương 3: Một số vấn đề đặt ra về xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Hiện nay, đạo đức kinh doanh, kinh tế thị trường và những vấn đề đặt ra trong

phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang thu hút sự

quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, của các nhà nghiên cứu lý luận và cả những

người làm công tác quản lý kinh tế vĩ mô. Các công trình nghiên cứu dưới nhiều khía

cạnh, phương diện khác nhau dưới những góc nhìn về kinh tế cũng như về triết học,

luận giải những vấn đề thường trực nảy sinh về mặt đạo đức trong kinh doanh với điều

kiện nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế và xây dựng nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về tổng quan có thể phân chia thành các hướng

nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:

Hướng nghiên cứu thứ nhất, bao gồm các công trình nghiên cứu lý luận và thực

tiễn đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Các công trình nghiên

cứu chủ yếu luận giải các vấn đề đạo đức của các doanh nghiệp, đạo đức người quản lý

doanh nghiệp khi tham gia sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể như:

“Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh”, do GS.TS Ngô Đình Giao (chủ

biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997. Tác giả đã đề cập những vấn đề rất cơ

bản trong kinh doanh là môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh. Trong đó, tác

giả làm rõ sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường trong kinh doanh, các yếu tố văn

hoá có ảnh hưởng đến kinh doanh. Ngoài ra, các tác giả còn tập trung làm rõ những

khái niệm có liên quan như: đạo đức, đạo đức kinh doanh… trên cơ sở đó, đưa ra các

quan điểm đánh giá đạo đức kinh doanh. Cuốn “Giáo trình đạo đức kinh doanh và

văn hoá công ty” do Nguyễn Mạnh Quân (chủ biên ), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội, 2007 đã tập trung làm rõ các khái niệm liên quan đến đạo đức kinh

doanh. Đặc biệt, cuốn sách giới thiệu cách tiếp cận với quá trình ra quyết định về hành

vi đạo đức và các công cụ phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh; qua đó tác giả

giới thiệu một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình thông qua các tình huống cụ thể

về những vấn đề thực tiễn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!