Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch biển thành phố đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Lê Vi Trinh
Chuyên ngành : Việt Nam học
Lớp : 12CVNH
Người hướng dẫn : T.s Trần Thị Mai An
Đà Nẵng, tháng 05/2016
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
5. Nguồn tư liệu.......................................................................................................4
6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................5
7. Cấu trúc đề tài .....................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................6
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG..............................................................6
1.1. Cơ sở lí thuyết.................................................................................................6
1.1.1.Tổng quan về du lịch......................................................................................6
1.1.2 Cộng đồng địa phương..................................................................................13
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................18
1.2.1. Khái quát cộng đồng địa phương tại ĐN......................................................18
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................26
CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..........................................27
2.1 Sự phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng......................................27
2.1.1. Tiềm năng phát triển của thành phố Đà Nẵng ..............................................27
2.1.2 Tình hình phát triển du lịch biển ĐN.............................................................31
2.1.3 Các bãi biển tại Đà Nẵng ..............................................................................33
2.1.4 Các loại hình du lịch biển tại Đà Nẵng..........................................................39
2.2 Vai trò của cộng đồng địa phương................................................................43
2.2.1 Chính quyền địa phương...............................................................................44
2.2.2 Dân cư địa phương .......................................................................................56
2.3 Đánh giá vai trò của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch.......59
2.3.1 Cơ sở đánh giá ..............................................................................................59
2.3.2 Kết quả đánh giá ...........................................................................................62
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................63
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG....................................................................................64
3.1. Định hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng địa phương
trong phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng..............................................64
3.1.1. Cơ sở đề ra định hướng và giải pháp............................................................64
3.1.2. Giải pháp cụ thể...........................................................................................73
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................83
KẾT LUẬN..........................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................85
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Dân số 7 quận, huyện Đà Nẵng năm 2011 .............................................19
Bảng 2.1: Khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2015 ...............................31
Bảng 2.2: Doanh thu từ du lịch của Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2015 .....................32
Bảng 2.3: Thống kê các bãi biển Đà Nẵng với địa chỉ cụ thể .................................39
Bảng 2.4: Thống kê từ Phòng quản lý cơ sở lưu trú Đà Nẵng ................................57
Bảng 2.5: Bảng báo cáo chỉ tiêu du lịch giai đoạn 2011 - 2015..............................59
Biểu đồ 3.1: Nguồn cung hiện tại- Phân khúc khách sạn, Q2/ 2015 .......................72
Biểu đồ 3.2: Tình hình hoạt động- Phân khúc khách sạn, Q2/ 2015 .......................73
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Ngày nay, tốc độ phát triển đã nhanh đến nỗi nó như đẩy chúng ta băng băng
đến tương lai. Nhưng tương lai không thể là điều gì đó định sẵn, tương lai phải là
điều mà chúng ta muốn nó như thế, phải thế. Sự phát triển trong kinh tế xã hội phải
là những thứ mà chúng ta phấn đấu có được, không thể là những thứ vượt ngoài tầm
kiểm soát để rồi buộc chúng ta phải chấp nhận”. [1,tr.5]
Thật vậy, xã hội hiện đại phát triển ngày nay là thành quả lao động không
ngừng của con người và chúng ta có quyền hưởng thụ cuộc sống này. Trên thế giới,
từ ngàn xưa du lịch đã trở thành một hoạt động đáp ứng thỏa mãn nhu cầu sở thích
của các vua quan, thì bây giờ du lịch được coi là nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống của mỗi con người. Bên cạnh đó, du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn ở nhiều quốc gia, đem lại sự phát triển kinh tế xã hội to lớn và là cầu nối
hòa bình hữu nghị giữa các nước.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Trong đó, con người là yếu tố quan
trọng nhất trong việc hình thành và phát triển, vừa là nhân tố thưởng thức những cái
đẹp, thỏa mãn bản thân cũng vừa là nhân tố xây dựng những kế hoạch, chương trình
để thỏa mãn chính nhu cầu đó.
Đà Nẵng có tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch biển: vị trí địa lý vô cùng
thuận lợi, với bãi biển dài hơn 60km chạy dọc từ đèo Hải Vân đến Ngũ Hành Sơn,
tạo thành một đường vòng cung bao quanh thành phố, bãi cát trắng, mịn cùng với
khí hậu ôn hòa mát mẻ. Chính những điều đó đã khiến cho Đà Nẵng lọt vào trong
top 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh. Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng đã có những
chính sách cụ thể để phát triển loại hình du lịch biển như: “Du lịch biển hè”, “Dù
bay trên biển”, “Lặn ngắm san hô”... Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập: ô nhiễm
môi trường biển, du khách bị chặt chém, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa khai
thác tối đa tiềm năng sẵn có… Để khắc phục được điều đó cũng như nâng cao hơn
nữa hình ảnh du lịch biển thì ngành du lịch Đà Nẵng phải chú trọng hơn tới bộ phận
vô cùng quan trọng và then chốt trong nguồn nhân lực du lịch là cộng đồng địa
phương. Bởi chính họ là người tạo ấn tượng đầu tiên, trực tiếp và là nhân tố đem lại
thành công trọn vẹn cho sự phát triển du lịch tại địa phương đó. Thêm vào đó, yêu
cầu về cuộc sống ngày càng cao, đòi hỏi những nhân tố then chốt cũng phải nâng
cao để phù hợp. Vì vậy, đòi hỏi ngành du lịch biển Đà Nẵng phải có những chính
sách và chiến lược phát triển được vai trò của cộng đồng địa phương một cách phù
hợp nhất.
Nhận thấy được những vấn đề đó, tôi quyết định chọn đề tài “Vai trò của
cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng” để làm
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề phát triển du lịch biển là một vấn đề rất được quan tâm tại Việt Nam
nói chung và Đà Nẵng nói riêng, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng địa phương thì còn khá ít. Các công trình nghiên cứu đa phần tiếp
cận theo phương thức truyền thống, tức là dựa vào những nhân tố bên ngoài để phát
triển du lịch biển mà bỏ quên nhân tố cụ thể và cốt yếu là cộng động địa phương.
Có thể kể đến như :
- Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng” của
tác giả Huỳnh Thị Mỹ Lệ. Nghiên cứu thực trạng du lịch biển tại thành phố Đà
Nẵng và đề xuất một số giải pháp trong giai đoạn 2005- 2011 và có ý nghĩa trong
2020. Cho ta thấy bức tranh du lịch biển toàn diện của thành phố và hướng phát
triển trong tương lai. [23]
- Luận văn thạc sĩ “Chiến lược phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến
năm 2015” của tác giả Lê Đức Viên (2008), đã hệ thống hóa về mặt lý luận những
nội dung liên quan đến du lịch và chiến lược phát triển du lịch, phân tích thực trạng
phát triển của du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn 2001– 2007, đồng thời đề xuất chiến
lược phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng đến 2015.
- Đề tài “Phát huy vai trò của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng
đồng dân cư trong phát triển sản phẩm du lịch” của Phạm Phước Như, chủ tịch
Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long có đề cập đến vai trò lớn lao của cộng
đồng dân cư tại địa phương. [28]
- Công trình “Tourism Certification and Community-based Ecotourism as
Tools for Promoting Sustainability in the Greek Tourism Sector” (Tạm dịch:
“Chứng nhận du lịch và du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng như một công cụ thúc
đẩy phát triển bền vững nền du lịch Hy Lạp”) của Tiến sĩ khoa học môi trường
Athanasia Drakopoulou, đại học Lund, Thụy Điển. [4]
Nhìn chung, phần lớn các công trình nghiên cứu, luận văn trên đều chưa đề
cập cũng như chưa làm sáng rõ nhiều đến vai trò của cộng đồng địa phương trong
sự phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng, dù vậy đây vẫn sẽ là nguồn tư liệu
quý báu để chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu, bổ sung vào đề tài khóa luận của mình.
3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu vai trò của cộng đồng địa phương đối với sự phát triển
du lịch biển thành phố Đà Nẵng nhằm thấy rõ vai trò quan trọng của bộ phận này.
Đồng thời góp phần đưa ra giải pháp phát triển được vai trò của bộ phận cộng đồng
địa phương.
Góp phần thúc đẩy du lịch biển Đà Nẵng nói riêng và du lịch Đà Nẵng nói
chung thông qua mô hình du lịch dựa vào nguồn lực cộng đồng.
Góp phần bảo vệ, gìn giữ các giá trị văn hóa, cảnh quan môi trường.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Cộng đồng dân cư và du lịch biển thành phố Đà Nẵng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016
Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này sẽ sử dụng lồng ghép nhiều phương pháp nghiên cứu khoa
học nhưng trọng tâm sử dụng một số phương pháp quan trọng như:
4.1. Phương pháp thu thập, điều tra và xử lý số liệu
Khảo sát, đánh giá thực trạng du lịch biển là một công việc hết sức phức tạp vì
vậy phương pháp xử lý số liệu là rất quan trọng và cần thiết. Nguồn tư liệu được
thu thập từ các cơ quan ban ngành, từ du khách, dân cư sẽ được xử lý, phân tích để làm
rõ thực trạng hoạt động du lịch của thành phố từ đó rút ra những nhận xét đúng đắn.
4.2. Phương pháp điền dã
Đi thực địa tại một số bãi biển Đà Nẵng, để có cái nhìn thực tế đối chiếu với
phần tư liệu lý thuyết thu thập được. Trong quá trình đi thực địa tiến hành chụp ảnh
để tăng tính khoa học, độ tin cậy của đề tài và từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn.
4.3. Phương pháp quan sát khoa học
Là phương pháp ghi lại có kiểm soát các biến cố, hoạt động của các sự vật,
hiện tượng từ đó có thể lượng định được các sự kiện đang xảy ra theo cảm tính.
4.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến của các lãnh đạo, chính quyền, các cán bộ nghiên cứu du lịch là
những kinh nghiệm quý báu vận dụng vào quá trình nghiên cứu. Công việc này sẽ
màng lại nguồn thông tin chính xác hơn cho đề tài.
5. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu, tài liệu khác nhau
Tài liệu thành văn:
- Các bài viết trên sách báo
- Sách chuyên ngành
- Các báo cáo tổng kết của Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch Đà Nẵng
- Các Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị của Thành phố Đà Nẵng
- Nguồn tư liệu trên Internet
Tài liệu thực địa: Phỏng vấn, khảo sát thực tế…Đây là nguồn tư liệu quan
trọng cho thành công của đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
Với mục đích mang lại một cách tiếp cận mới trong quá trình phát triển du lịch
thành phố biển Đà Nẵng đó là tiếp cận dựa trên nguồn lực của cộng đồng dân cư địa
phương, phát triển từ chính những tài sản của cộng đồng (con người, xã hội, tài
chính, vật chất…) sẽ khắc phục những hạn chế của cách tiếp cận của trước đây, từ
đó góp phần khai thác tối đa tiềm năng to lớn ở nơi đây.
Thông qua đề tài sẽ có một số biện pháp bảo tồn và phát huy vai trò của cộng
đồng dân cư bản địa, nâng cao được đời sống của cư dân. Từ đó, góp phần nâng cao
du lịch biển. Bên cạnh đó, đề tài sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho những ai quan
tâm đến vấn đề này.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
Chương 2: Vai trò của cộng đồng địa phương trong sự phát triển du lịch
biển thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng
địa phương trong sự phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Cơ sở lí thuyết
1.1.1. Tổng quan về du lịch
Du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ hiện nay. Trải
qua quá trình hình thành từ việc đáp ứng nhu cầu sơ khai là đi lại, ngủ nghỉ của con
người đối với những địa điểm mới đến sự phát triển thành một hệ thống, mạng lưới
chuyên nghiệp bao gồm tất cả các dịch vụ, loại hình du lịch của con người hiện nay,
tùy theo quốc gia, mục đích, lĩnh vực nghiên cứu, cách thức tổ chức… mà con
người sẽ có các định nghĩa khác nhau về du lịch.
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Thuật ngữ “Du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp
với nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La Tinh hoá thành tornus và sau đó
thành tourisme (tiếng Pháp), và tourism (tiếng Anh).
Ở Việt Nam, thuật ngữ Du lịch được dịch thông qua tiếng Hán. Du có nghĩa là
chơi, còn lịch có nghĩa là từng trải. Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều các khái
niệm khác nhau về du lịch. Dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau về du lịch dẫn
đến các định nghĩa khác nhau về du lịch.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch
họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên
của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là
nơi làm việc của họ”.
Theo tác giả Guer Freuler trong cuốn Nhập môn khoa học du lịch: “Du lịch là
quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích
chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác
lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”.
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải
là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Hienziker và Kraff cũng đồng